Đó chính là nguồn cảm hứng của Digital Growth Summit năm nay với chủ đề “New Dawn” - Đi tìm hừng đông nơi có những xu hướng và cơ hội mới sau khoảng thời gian ảm đạm kéo dài.

Tại sự kiện, phiên thảo luận với chủ đề "New Dawn", Digital Growth Summit do ông Nguyễn Huy Hoàng - Giám đốc phát triển đối tác kinh doanh của Lazada Việt Nam trình bày gây sự chú ý bởi những xu hướng mới hình thành chưa từng có trong lịch sử.

Có thể thấy, đại dịch đã thúc đẩy những sự chuyển dịch và cú hích lớn, hướng tới một thế giới kỹ thuật số và tạo ra những thay đổi trong hành vi mua sắm trực tuyến có khả năng tác động lâu dài.

Ông Nguyễn Huy Hoàng trong phiên thảo luận trực tuyến. Ông Nguyễn Huy Hoàng trong phiên thảo luận trực tuyến.

Sau làn sóng COVID-19, hành vi tiêu dùng thông minh, thận trọng sẽ tiếp tục được đề cao. Trong đó các vấn đề chính người tiêu dùng quan tâm được ông Nguyễn Huy Hoàng đề cập là: sức khỏe, kế hoạch tài chính, kết nối cộng đồng.

Sức khỏe sẽ tiếp tục được quan tâm đặc biệt là những vấn đề về hệ miễn dịch, vệ sinh nhà cửa và cộng đồng.

Thói quen dự trữ sẽ giảm dần, người Việt Nam bắt đầu quen với làn sóng tiếp theo của dịch COVID-19.

Theo báo cáo của “What's now, what's next 2021 edition" của Kantar Worldpanel Division, người tiêu dùng Việt Nam sẽ rất thận trọng về mặt tài chính.

8/10 người đã và đang ảnh hưởng thu nhập trong tương lai, trong đó 60% người tiêu dùng cho rằng cần chuẩn bị tài chính trong đợt dịch.

Xu hướng kết nối cộng đồng, xu hướng tiêu dùng trực tuyến sẽ tiếp tục được ưa thích cũng như khái niệm đánh giá về trách nhiệm cộng đồng, trách nhiệm bền vững sẽ tiếp tục đề cao hơn nữa.

Đi kèm với các tình trạng bình thường mới kể từ sau Covid, nền kinh tế số tại Việt Nam đã và đang được đẩy mạnh tốc độ phát triển.

Có tới 53% dân số Việt Nam đã tham gia mua bán trực tuyến ít nhất một lần trong một năm, trong đó riêng năm 2020 có 41% tỉ lệ người mua sắm trực tuyến mới đã xuất hiện trong năm 2020.

Thương mại điện tử là xu thế tất yếu đối với thị trường bán lẻ Việt Nam.

Hành vi mua sắm mới của người tiêu dùng. Hành vi mua sắm mới của người tiêu dùng.

Trong tình trạng bình thường mới, tình trạng mua sắm của người tiêu dùng đã có bước ngoặc mới.

Có 4 hành vi mua sắm mới của người tiêu dùng đang được hình thành: mua sắm tiện lợi và an toàn, mua sắm kết hợp với giải trí, mua sắm báo thù, mua sắm chánh niệm. 

1. Nhóm tiêu dùng tiện lợi “nhanh chóng - an toàn"

Theo báo cáo của Facebook năm 2021, trong các quốc gia của Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ hai trong số lượng tăng trưởng người tiêu dùng kỹ thuật số, tăng 8% trong năm 2021.

Lễ hội Mua sắm 9.9 năm 2021 trên Lazada đạt doanh thu gấp 2 lần năm trước. Lễ hội Mua sắm 9.9 năm 2021 trên Lazada đạt doanh thu gấp 2 lần năm trước.

Theo báo cáo của Lazada - công ty thương mại điện tử của Alibaba trong quý 3 năm 2021, lượng khách hàng truy cập hàng ngày, số lượng đơn hàng và số lượng khách hàng mua hàng trên Lazada đều tăng 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Riêng với lễ hội của Lazada Việt Nam trong ngày 9/9, chỉ trong 2 giờ đầu tiên, số lượng người mua tăng gấp hai lần và số lượng đơn hàng tăng gấp 3 lần trên nền tảng mua sắm Laz Mall (nền tảng mua sắm thương hiệu), tăng gấp 3 lần sau 2 giờ đầu của cùng kỳ năm ngoái 9/9/2020.

Dễ sử dụng, hiệu quả về thời gian, thanh toán dễ dàng và an toàn là một trong số ít lý do chính khiến thương mại điện tử chiếm lĩnh thế giới bán lẻ ngày nay.

Đối với người tiêu dùng, khối lượng công việc gia tăng và những hạn chế đi lại trong đợt dịch, người tiêu dùng không thể tiếp cận trực tiếp các cửa hàng mà thay vào đó chỉ cần một cú chạm tay đã có thể mua được sản phẩm yêu thích.

Đối với nhà bán lẻ, thương mại điện tử cho phép người bán đọc các hành vi, sở thích, xu hướng mà người tiêu dùng hướng tới để có thể đưa ra các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của đối tượng và chuyển đổi họ thành người mua tiềm năng.

Ngoài ra nhằm cải thiện thương mại điện tử, một ‘Khảo sát về thông tin chi tiết về người tiêu dùng toàn cầu’ do PwC phát hành vào năm 2021 cho thấy rằng “giao hàng nhanh chóng, đáng tin cậy” là thuộc tính mua sắm trực tuyến quan trọng nhất mà người tiêu dùng tìm kiếm khi mua hàng.

Điều này nhắc nhở các doanh nghiệp tạo ra những cách thức mới để đáp ứng thói quen mua hàng mới của người tiêu dùng khi họ ngày càng quen với tốc độ và sự tiện lợi khi mua sắm trực tuyến.

Grab và Lazada hợp tác để có nhiều trải nghiệm cho người dùng. Grab và Lazada hợp tác để có nhiều trải nghiệm cho người dùng.

Tại Singapore, Grab và Lazada đã hợp tác với nhau để giúp người bán trên nền tảng của Lazada có dịch vụ giao hàng trong ngày cho người tiêu dùng của họ.

Lazada Việt Nam đã có dịch vụ giao hàng trong 2 giờ, dịch vụ giao hàng nhanh áp dụng cho các đơn hàng được đặt từ nhà bán hàng và điểm giao đến trong cùng nội thành TP.HCM hoặc Hà Nội.

“Giao hàng 2 giờ” được tính từ khi người bán giao hàng cho đơn vị vận chuyển để tối ưu hóa thời gian nhận hàng đem lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.

2. Nhóm tiêu dùng giải trí, sự kết hợp giữa trải nghiệm và mua sắm

Ở nhóm này, Lazada ghi nhận thông qua nền tảng phát trực tuyến tổng doanh thu của họ đã tăng gấp 8 lần và trong vòng 2 giờ livestream đã thu về 700 triệu đồng vào lần mua sắm 9/9 trong thời gian vưa qua so với cùng kỳ năm ngoái. 

Shoppertainment (mua sắm kết hợp giải trí) được thúc đẩy bởi sự kết hợp của nội dung giải trí và thương mại điện tử tạo ra trải nghiệm mua sắm vui vẻ cho người tiêu dùng.

Trong giai đoạn Covid khi người tiêu dùng tìm kiếm nhiều thứ hơn là mua một sản phẩm đơn giản; họ khao khát được truyền cảm hứng và giải trí trước khi mua.

Vì vậy các thương hiệu ngày càng đổi mới chuyển sang nhiều phương thức sâu hơn để tương tác với khách hàng tạo ra nhiều nhu cầu giải trí trong thời gian mua sắm.

Chiến lược tiếp thị thiết kế để thu hút khách hàng thông qua việc cung cấp các phương tiện giải trí hoặc thư giãn bên trong, giải trí hoặc các tiện nghi được cung cấp theo cách này.

Phần lớn người dùng Lazada dưới 30 tuổi và muốn dành thời gian tìm hiểu sản phẩm và thông tin về thương hiệu và giải trí trước khi mua hàng. 

LazLive hợp tác với các influencer. LazLive hợp tác với các influencer.

LazLive, kênh phát trực tiếp trong ứng dụng của nền tảng thương mại điện tử Lazada đã trở thành một bộ phận quan trọng trong chiến lược “giải trí” của nền tảng này, kết hợp bán lẻ và giải trí để tạo ra trải nghiệm thú vị và sáng tạo cho người tiêu dùng.

Để đáp ứng nhu cầu về nội dung giải trí và hấp dẫn, LazLive vào tháng 4 đã tung ra một chuỗi chương trình làm việc tại nhà đặc biệt với sự hợp tác của các influencer nhằm khuyến khích mọi người sống tích cực trong thời gian bị cách ly. 

Hơn 30 buổi live đã được phát sóng mỗi ngày cho khán giả ở Indonesia, Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Singapore và Philippines.

Để thu hút người dùng hơn nữa, LazLive đã giới thiệu một tính năng chia đôi màn hình mới cho chương trình karaoke “Sing It” nổi tiếng của mình, cho phép người xem biểu diễn ảo song song với các thần tượng yêu thích của họ.

Đây là nơi trải nghiệm thực tế kết hợp với giải trí trên steroid, sử dụng nhiều định dạng khác nhau như tiếp thị người có ảnh hưởng, trò chơi, trải nghiệm phong phú và phát trực tiếp.

Đây là một cơ hội mới để các thương hiệu kết nối với người tiêu dùng theo những cách mới thú vị.

3. Nhóm tiêu dùng báo thù - hành vi độc bản thời COVID-19

Diễn giả Nguyễn Huy Hoàng đánh giá đây là nhóm trendy, chỉ mới xuất hiện sau dịch. 

Sau Covid người tiêu dùng muốn ''lấy lại những gì đã mất'' về mặt chi tiêu, tuy nhiên việc bùng nổ chỉ trong thời gian ngắn hạn. Mua sắm báo thù sẽ trở lại bình thường khi nhu cầu của họ được đáp ứng. 

null

Hiểu một cách khác về mua sắm trả thù, ý tưởng này bắt nguồn từ việc bù đắp cho thời gian đã mất. Nhóm tiêu dùng này đã sẵn sàng chi tiêu lớn cho tất cả hoạt động mà họ đã bỏ lỡ.

Từ nhóm tiêu dùng này, có thể thấy mua sắm xa xỉ sẽ trở lại.

Không có gì ngạc nhiên khi các mặt hàng xa xỉ, từ thời trang, làm đẹp cho đến đồ trang sức, là một trong số những thứ gây thương vong lớn nhất trong đại dịch.

Sau một năm hầu như chỉ ở trong nhà, không có bữa tiệc nào để tham dự hoặc các nhà hàng để tụ tập. Nhóm tiêu dùng này muốn quay trở lại “bình thường mới” và hứa hẹn sự bùng nổ.

Đây là nhóm người có thu nhập tốt, sẵn sàng làm mới tủ quần áo của họ, đặc biệt là chi tiêu cho những sản phẩm xa xỉ sang trọng, thời trang (những sản phẩm ít được dùng trong dịch).

4. Nhóm tiêu dùng chánh niệm, tư duy mua sắm bền vững nhà tiếp thị không thể bỏ qua

Đối lập với nhóm mua sắm báo thù, người tiêu dùng trong nhóm này hình thành nên thói quen mới, mua sắm có trách nhiệm hơn và chỉ mua những thứ cần thiết cho cuộc sống của họ, không chạy theo đáp ứng những nhu cầu mới, mua sắm bảo vệ trái đất và hạn chế tiêu dùng hướng tới lối sống bền vững hơn. 

null

Nhóm tiêu dùng này tập trung vào 3 tiêu chuẩn trước khi mua hàng: Đạo đức và bền vững, Không gian đơn giản và an toàn, Tiêu dùng dựa trên nhu cầu.

Đạo đức và bền vững 

Họ tập trung vào soi xét đạo đức và tính bền vững đằng sau thương hiệu. Những kênh bán sở hữu nguồn cung minh bạch đảm bảo chất lượng sản phẩm và kết nối giữa người mua và bán.

Từ đó CSR càng trở thành giải pháp mà hầu hết doanh nghiệp đều muốn hướng tới để cải thiện hình ảnh của mình.

CSR viết tắt cho cụm từ Corporate Social Responsibility - trách nhiệm xã hội. Đây là cam kết của doanh nghiệp đối với đạo đức kinh doanh, đóng góp cho xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động.

Không gian đơn giản và an toàn 

Nhóm tiêu dùng này nuôi dưỡng và đầu tư vào những sản phẩm thiết thực cho gia đình, an toàn sức khỏe gia để tạo nên “không gian an toàn".

Tiêu dùng dựa trên nhu cầu

Họ học cách sống với những thứ cần thiết và đã loại bỏ những sản phẩm mang tính tiêu thụ ngắn hạn. Hành vi này cũng được thúc đẩy bởi lối sống tối giản đang là trào lưu hot nhất hiện nay. 

Giờ đây, các thương hiệu muốn duy trì sự tương tác với nhóm tiêu dùng này thì cần phải đưa ra giá trị thực sự của sản phẩm đối với các nguyên nhân và vấn đề mà khách hàng quan tâm. 

Nhìn chung, nhóm người có thu nhập tốt sẽ phát triển, có những nhu cầu mới, mong muốn mới sau dịch.

Tuy nhiên nhóm những người có thu nhập thấp, khả năng phục hồi mua sắm có phần chậm hơn, cần thời gian để đạt được mức thu nhập như trước kia.

Những tác động của dịch bệnh khiến hành vi người tiêu dùng thay đổi lớn. Các doanh nghiệp để tồn tại, điều quan trọng là phải chấp nhận chuyển đổi kỹ thuật số để khai thác sự thay đổi ngày càng tăng trong hành vi của người tiêu dùng.

Hồng Trâm - Trends Việt Nam