null

DGS 2021 được triển khai trong bối cảnh Covid-19 tại Việt Nam có dấu hiệu tạm lắng, và một đợt bùng nổ tăng trưởng mới dự kiến ​​sẽ bắt đầu vào năm 2022-2026.

Sự kiện nhằm mục đích giúp doanh nghiệp nắm bắt các xu hướng marketing mới, tăng trưởng hiệu quả trong thời điểm hiện tại và tương lai, tạo ra giá trị bền vững trong bình thường mới.

Sự kiện cũng là nơi để doanh nghiệp gặp gỡ các thương hiệu lớn, học hỏi và hợp tác lẫn nhau, từ đó sẵn sàng bùng nổ tăng trưởng trong giai đoạn “hừng đông” sau những ngày tháng khó khăn của Covid-19.

Xuyên suốt sự kiện, 12 diễn giả hàng đầu sẽ mang đến 15 chủ đề thú vị xoay quanh các xu hướng thay đổi quan trọng về hành vi người dùng cũng như nền kinh tế sau đại dịch, cùng bàn luận các vấn đề doanh nghiệp đang gặp phải từ đó cung cấp giải pháp để tháo gỡ khó khăn.

Các diễn giả sẽ chia sẻ những bài học thành công, người thật việc thật để doanh nghiệp có thể áp dụng, hướng đến tăng trưởng bền vững trong giai đoạn từ nay đến 2026.

null

Xu hướng đầu tiên được trình bày trong DSG 2021 chính là sự phát triển của Social E-commerce.

Sự phát triển phi mã của thương mại điện tử trong năm 2020-2021 là đòn bẩy cho Social E-commerce trở thành xu hướng.

Năm 2021 chứng kiến thương mại điện tử tại Việt Nam bước vào thời kỳ hoàng kim khi ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng là 18%, tăng trưởng người dùng trên các nền tảng thương mại điện tử lên đến 41%.

Mạng xã hội sẽ tiếp tục tiến hóa, và sự phát triển bùng nổ trong thương mại điện tử trong giai đoạn giãn cách và các năm tiếp theo sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các thương hiệu kiến tạo trải nghiệm Social Commerce mang màu sắc riêng của mình.

Social Commerce cho phép các thương hiệu tạo ra trải nghiệm mua sắm thoải mái và tiếp cận người tiêu dùng ở những nơi quan trọng.

Nhưng để thành công trong Social Commerce, các nhà tiếp thị phải có chiến lược rõ ràng và sử dụng các kênh phù hợp để kết nối với nhóm đối tượng mục tiêu của mình.

Chiến lược đó là gì, các kênh nên lựa chọn là kênh nào sẽ được trình bày sâu rộng hơn tại DSG 2021.

KOC dần soán ngôi KOL trở thành một kênh tăng trưởng mới đầy tiềm năng là một trong những xu hướng chính được trình bày trong DSG 2021.

Từ năm 2019, nhóm Nano/Micro Influencer dần được ưa chuộng nhờ vào tỷ lệ tương tác với người tiêu dùng cao.

Sự gần gũi chính là chìa khóa giúp nhóm này tăng tỷ lệ tương tác cao gấp 7 lần so với nhóm Mega Influencer.

Điều này giúp cho các Nano/ Micro Influencer có cơ hội khai phá tiềm năng và góp phần phát triển thị trường Influencer Marketing.

Theo thống kê, tỷ lệ tương tác trên Instagram của nhóm Nano Influencer cao gấp 7 lần so với Mega Influencer.

Đặc biệt ở nền tảng TikTok, tỷ lệ tương tác đạt được lên đến 9,4% so với KOC nhưng các siêu sao chỉ có thể dừng ở mức 5,3% (nguồn CreatorIQ)

null

Trong giai đoạn giãn cách xã hội, KOC nổi bật lên như một sự lựa chọn trong hoàn cảnh các nhãn hàng thắt lưng buộc bụng ngân sách cho influencer marketing. KOC giúp giảm thiểu chi phí và nhiều chiến dịch nếu chọn đúng tệp KOC sẽ cho kết quả tốt không ngờ.  

Trong phần giải pháp, D2C (Direct To Customer) sẽ được nhắc đến như một phương thức giúp nhiều doanh nghiệp sống khỏe qua đại dịch.

Mô hình D2C dù chưa thật sự phổ biến nhưng đối với các doanh nghiệp thì nó lại là một mô hình cực kỳ hiệu quả trong kinh doanh bằng việc loại bỏ những khâu bán lẻ trung gian của bạn để đưa sản phẩm đến thẳng trực tiếp với khách hàng.

Những ngành hàng phù hợp với mô hình này nhất có thể kể đến như giày, mỹ phẩm, đồ gia dụng,…

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp áp dụng mô hình D2C thành công có thể kể đến như LG Cosmetic, Puma, Canifa, Juno trong lĩnh vực thời trang, Vitayes, Saffron trong lĩnh vực mỹ phẩm, chăm sóc sức khỏe.

Và không thể không nhắc đến Mobile App trong phần giải pháp.

Nền kinh tế dựa trên ứng dụng (app economy) ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc vào năm 2020 khi người dân trên khắp thế giới nhận ra lợi ích của thiết bị di động trong mọi mặt cuộc sống.

Trong bối cảnh lệnh phong tỏa được áp dụng tại hầu hết các quốc gia, tỷ lệ người dùng tải và mở ứng dụng tăng mạnh so với các năm trước và cao vượt dự đoán.

Sức chi tiêu của toàn cầu trên ứng dụng di động là 111 triệu USD vào năm 2020, trong đó iOS chiếm 65%.

Đến cuối năm 2021, 17% giao dịch trên toàn cầu sẽ được thực hiện qua mạng, tỷ lệ tương tác của các ứng dụng mua sắm trực tuyến tăng 40%, tương lai bứt tốc của thương mại điện tử ngày càng rõ nét (theo Báo cáo Mua hàng trên Ứng dụng di động của Adjust)

null

“Khi các doanh nghiệp tái cấu trúc và phát triển sau đại dịch, việc tiếp cận các phương thức tăng trưởng mới sẽ là chìa khóa quan trọng. DGS 2021 mang đến những chia sẻ giá trị từ các thương hiệu đã thành công "băng qua đại dịch", tăng trưởng hiệu quả với nhiều bài học kinh nghiệm đúc rút. Từ đó các các cấp quản lý, điều hành tham dự có thể xem xét áp dụng cho doanh nghiệp mình.” ông Đỗ Hữu Hưng - CEO ACCESSTRADE chia sẻ.

Theo Accesstrade