Có 3 động lực chính ảnh hướng đến hành vi và thói quen mua sắm của người tiêu dùng hậu COVID-19 theo nghiên cứu của Nielsen bao gồm: Chất lượng & hiệu quả, Sản phẩm có nguồn gốc địa phương và Công nghệ.
Các động lực này có tác động lớn, thúc đẩy sự phát triển đáng kể của các xu hướng như người tiêu dùng ưa chuộng hàng nội địa.
Cụ thể, so với mức trung bình toàn cầu, người tiêu dùng Việt Nam có sự ưu tiên mạnh mẽ hơn đối với các sản phẩm địa phương.
Với 17% người tiêu dùng cho biết rằng họ chỉ mua hàng tiêu dùng nội địa và 59% nói rằng họ đa phần mua hàng tiêu dùng nội địa (so với mức trung bình toàn cầu là 11% và 54%).
Nhờ sự thân quen, gần gũi với chất lượng không thua kém hàng nước ngoài, giá cả phù hợp nên hàng Việt đã trở thành lựa chọn ưu tiên của người tiêu dùng.
Nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng, các thương hiệu bánh kẹo Việt có chỗ đứng vững chắc trên thị trường nội địa.
Bánh kẹo Việt chinh phục thị trường nội địa
Hiện tại , thị trường nội địa chiếm 80% tổng lượng tiêu thụ của các thương hiệu bánh kẹo Việt Nam.
Với các sản phẩm đa dạng chủng loại, mang tính địa phương cao như kẹo, bánh quy, bánh bông lan, bánh trung thu, bánh chocopie,...
Theo khảo sát, thị trường bánh kẹo Việt chiếm ưu thế về chất lượng và xuất xứ đảm bảo, giá thành rẻ hơn so với các sản phẩm nhập khẩu.
Trong bối cảnh người tiêu dùng đang có xu hướng thắt chặt chi tiêu thì việc ưu tiên chọn hàng Việt là lựa chọn phù hợp.
Hơn thế nữa, 69% người Việt sẵn sàng chi trả cao hơn cho các sản phẩm đảm bảo chất lượng và an toàn, vượt xa mức trung bình toàn cầu là 49%.
Nắm bắt xu hướng tiêu dùng này, thị trường bánh kẹo đã “ra mắt” thêm dòng bánh bổ sung dưỡng chất, phù hợp sức khỏe, giá cả phải chăng.
Bánh trung thu eat clean của HLV Hana Giang Anh
Nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt, bếp Inspire cho “ra đời” những chiếc bánh trung thu handmade.
Với nguyên liệu 100% organic, quen thuộc trong giới eatclean như bột mì nguyên cám, bột hạnh nhân, dầu quả bơ.
Những nguyên liệu này không phải thương hiệu bánh trung thu nào cũng sẵn sàng sử dụng.
Cũng như các mặt hàng khác, trái cây trong nước dẫn khẳng định vị thế trên thị trường.
Trái cây nội địa chiếm lĩnh thị trường
Phác thảo qua bức tranh thị trường nông sản Việt Nam, cho thấy, hàng nông sản Việt có giá trị cao và được thế giới ưa chuộng.
Không chỉ vậy, người Việt cũng dành sự ưu ái, tin tưởng lựa chọn trái cây trong nước.
Dù trên thị trường bán nhiều loại trái cây nhập ngoại, nhưng các hộ gia đình rất ít mua.
Hơn thế nữa, trái cây trong nước có xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Hơn nữa, nông dân của Việt khổ cực mới làm ra những sản phẩm này, không thua kém hàng nhập ngoại.
Thực tế cho thấy, đời sống kinh tế được nâng cao, người tiêu dùng thận trọng trong việc mua sắm, chứ không có tâm lý “sính ngoại”.
Do đó, thời trang trong nước cũng được ưa chuộng với mẫu mã phong phú, giá cả phải chăng.
Thời trang “Made in Việt Nam” có chỗ đứng vững chắc trên “sân nhà”
Ngành may mặc - thời trang vốn là "mảnh đất màu mỡ" thu hút nhiều thương hiệu quốc tế tham gia vào thị trường Việt Nam.
Tuy nhiên, thời trang Việt đang có nhiều lợi thế để phát triển trên “sân nhà” so với các nhãn hàng thời trang nước ngoài.
Bộ phận lớn người tiêu dùng Việt vẫn tạo lập và giữ thói quen dùng hàng may mặc nội địa vì rẻ, đẹp, bền.
Cùng với đó, xu hướng thời trang nhanh (fast fashion) nhận được sự hưởng ứng từ giới trẻ.
Điều này tạo cơ hội cho các local brand (thương hiệu địa phương) phát triển.
Có thể nói giới trẻ ưa chuộng dòng thời trang này lên đến con số 99,9%.
Không chỉ là một trào lưu, mà các hãng local brand Vietnam còn là một cơn sốt về thời trang khi đem đến nhiều mẫu thiết kế khá ấn tượng và đẹp mắt.
Lời kết
Việc người tiêu dùng dành sự ưu ái, tin tưởng lựa chọn hàng trong nước cho thấy sự thay đổi thói quen và tư duy mua sắm, góp phần giúp sản phẩm trong nước giành phần thắng trên “sân nhà”.
Điều này nhằm nâng cao vị thế của hàng trong nước, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh cho sản phẩm trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.