Nguồn cung cấp nguyên vật liệu mới

Khoảng 2,2 tỷ tấn rác trên thế giới mỗi năm được đưa đến những bãi chôn lấp hoặc bãi rác lộ thiên, không phân hủy và tiếp tục gây ô nhiễm môi trường, thúc đẩy nhà khoa học và kỹ sư vật tư Veena Sahajwalla thuộc Đại học New South Wales ở Sydney, Úc phát triển một giải pháp giải quyết vấn đề này.

Sahajwalla đã tạo ra các vi nhà máy rác thải hoặc những bộ xử lý rác quy mô nhỏ, có kích thước nhỏ khoảng 500 feet (152m2) với một số máy tái chế chất thải và trở thành thành nguồn cung cấp nguyên vật liệu mới.

null Giáo sư Khoa học Vật liệu tại Khoa Khoa học của UNSW Australia trong nhà máy tái chế rác thải điện tử của mình ở Úc.


Các chuyên gia Úc hy vọng rằng, chiến lược tái chế tất cả trong một (all in one) hoàn toàn mới này có thể cải thiện những quy trình tái chế lỗi thời đang được sử dụng hiện nay.

Các nhà máy mini sản xuất nguyên vật liệu từ phế thải của Sahajwalla

Năm 2018, GS Sahajwalla khai trương nhà máy mini xử lý chất thải đầu tiên tại Sydney, Australia. Sau một năm, cô mở thêm một nhà máy mini xử lý chất thải khác dành cho tái chế nhựa.

Theo Sahajwalla, số lượng máy móc quy mô nhỏ sẽ cho phép đơn giản hơn trong sử dụng năng lượng tái tạo nếu so với cả một hệ thống xử lý rác thải quy mô lớn.

Hơn nữa, giải pháp các nhà máy mi ni sẽ giúp thành phố, thị trấn và các khu công nghiệp có thể tái chế lập tức rác thải của chính cơ sở và chuyển thành hàng hóa, vật tư mới tại địa điểm.

Nhờ đó không cần phải vận chuyến xa các nguyên vật liệu tái chế từ các cơ sở chế biến tái chế đến các công xưởng sản xuất. 

Phát minh của Sahajwalla phát triển khái niệm tái chế hệ thống công nghiệp truyền thống bằng cách chia nhỏ nguồn cung cấp nguyên vật liệu tái sử dụng trong các sản phẩm công nghiệp điện tử tương đương.

null Phát minh của Sahajwalla phát triển khái niệm tái chế hệ thống công nghiệp truyền thống bằng cách chia nhỏ nguồn cung cấp nguyên vật liệu tái sử dụng trong các sản phẩm công nghiệp điện tử tương đương.


Các nhà máy tái chế rác công nghiệp mini lấy nguồn cung cấp từ các sản phẩm thế hệ trước đó và tái sản xuất các vật liệu mới.

Ví dụ, phá vỡ điện thoại thông minh và màn hình máy tính, chiết xuất silica từ thủy tinh và carbon từ vỏ nhựa có thể được thực hiện trong các nhà máy xử lý rác thải công nghiệp mini (microfactories).

Sau đó, nguyên liệu được trộn vào các dây nano carbon silic, tạo ra một vật liệu gốm tiêu chuẩn, được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp.

Nhóm rác thải nguy hiểm

Năm 2019, khoảng 17,4% rác thải điện tử được tái chế. Phát minh tiên tiến của Sahajwalla nhằm tái tạo lại rác thải thải điện tử mang đến giải pháp hiệu quả cao cho việc tái chế lại rác thải trang thiết kỹ thuật số tiên tiến mà khối lượng ngày càng tăng.

Sahajwall gọi đây là chữ "R" thứ tư hay còn được gọi là "tái tạo", thêm vào cụm từ phổ biến trong lĩnh vực rác thải làm ô nhiễm môi trường: giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế (reduce, reuse, recycle) và tái tạo (re-form).

Rác thải điện tử hay e-waste là những nhóm rác các vật dụng đang hoạt động hay bị hỏng được thải loại vào thùng rác hoặc tặng cho một đại lý bán lẻ từ thiện nào đó Goodwill. Nếu không bán được, đồ điện tử sẽ bị vứt đi và chất thành đống rác thải.

Một bài viết được đăng tải trên Science Times cho biết, trang thiết bị điện tử thải loại tạo ra phần lớn rác thải trên thế giới, bắt đầu từ quá trình sản xuất và vận chuyển đến sản xuất nguồn lưu trữ cung cấp điện.

null Trang thiết bị điện tử thải loại tạo ra phần lớn rác thải trên thế giới, bắt đầu từ quá trình sản xuất và vận chuyển đến sản xuất nguồn lưu trữ cung cấp điện.


Quá trình sản xuất trang thiết bị điện tử buộc phải sử dụng hóa chất độc hại, tạo ra khí nhà kính, gây ô nhiễm hệ thống thoát nước mà con người không thể phát hiện được bằng mắt thường.

Nhóm rác thải điện tử góp phần làm tăng nhanh chóng lượng rác thải không bị phân hủy trong môi trường, gây ra rất nhiều vấn đề nghiêm trọng cho môi trường sống. Về cơ bản, rác thải điện tử rất nguy hiểm do chứa hàng loạt hóa chất độc hại sinh ra từ các kim loại bên trong khi chôn lấp.

Trong một thời gian không xa, rác thải điện tử sẽ là nhóm rác thải gây ô nhiễm và nguy hiểm hàng đầu, trên cả nhóm rác thải nhựa tổng hợp, vốn đang nhanh chóng đầu độc hành tinh chúng ta.

Xem video về nhà máy mini tái tạo nguyên vật liệu từ rác thải điện tử của GS Sahajwalla tại đây.

Theo Khoa học Đời sống