Năng lực văn hóa được biết đến như một cấu trúc đa chiều, nơi phản ánh sự nhạy cảm hoặc thái độ văn hóa, nhận thức văn hóa, kiến ​​thức và kỹ năng văn hóa của một người trong tập thể.

Trong môi trường công sở tràn ngập các sắc thái văn hóa khác nhau, ý thức và thái độ dung hòa các nền văn hóa là điều mà các chủ doanh nghiệp cần quan tâm và đầu tư ngay từ những ngày đầu phát triển.

Nhận ra tầm quan trọng lớn lao ấy, tổ chức tiên phong, nguyên mẫu và tốt nhất trong lĩnh vực phát triển con người trong môi trường làm việc Dale Carnegie Vietnam đề xuất 3 khía cạnh trọng tâm cần thiết trong xây dựng nhận thức và năng lực văn hóa cho doanh nghiệp.

Phát triển nhận thức và năng lực văn hóa cho nhân viên là nền tảng một nền văn hóa doanh nghiệp bền vững.
Phát triển nhận thức và năng lực văn hóa cho nhân viên là nền tảng một nền văn hóa doanh nghiệp bền vững.

Hiểu đúng về nhận thức và năng lực văn hóa trong kinh doanh

Nhận thức về văn hóa là việc nhận ra và hiểu rằng mỗi cá nhân trong tập thể đều có các giá trị khác nhau được hình thành bởi nền tảng văn hóa đa dạng không tương đồng.

Nhận thức văn hóa trong doanh nghiệp là quá trình thức tỉnh khái niệm đa dạng văn hóa.
Nhận thức văn hóa trong doanh nghiệp là quá trình thức tỉnh khái niệm đa dạng văn hóa.

Tự nhận thức về sự đa dạng trong văn hóa doanh nghiệp giúp xây dựng kết nối sâu sắc và thúc đẩy giao tiếp hiệu quả.

Đồng thời, nó cũng góp phần ngăn chặn những phản ứng tiêu cực trong môi trường làm việc.

Nhận thức văn hóa doanh nghiệp đúng đắn tạo ra môi trường làm việc lành mạnh.
Nhận thức văn hóa doanh nghiệp đúng đắn tạo ra môi trường làm việc lành mạnh.

Hiểu rõ hơn và có tầm nhìn rộng hơn về đa dạng văn hóa doanh nghiệp là một biểu hiện rõ ràng nhất của năng lực văn hóa.

Vậy năng lực văn hóa trong công sở là gì?

Năng lực văn hóa trong kinh doanh có nghĩa là sự thấu hiểu và đánh giá cao sự khác biệt về văn hóa trong một tổ chức, doanh nghiệp.

Hay nói cách khác, đó là:

Sự tiếp cận chiến lược kinh doanh thông qua lăng kính đa dạng, hòa nhập và thân thuộc để các cá nhân thuộc mọi hoàn cảnh cảm thấy được tham gia vào công việc tại công ty.

Năng lực văn hóa tại công sở thể hiện qua góc nhìn tích cực về sự khác biệt hóa trong tập thể.
Năng lực văn hóa tại công sở thể hiện qua góc nhìn tích cực về sự khác biệt hóa trong tập thể.

Năng lực văn hóa vượt ra ngoài các kỹ năng hoặc kiến ​​thức cá nhân để ảnh hưởng đến cách thức vận hành và duy trì nền văn hóa của một tổ chức hoặc doanh nghiệp.

Một công ty có nhận thức và năng lực văn hóa có nghĩa là tổ chức đó có sự đầu tư tích cực và có ý thức vào việc tiếp tục học hỏi, lắng nghe và thay đổi (khi cần thiết).

Doanh nghiệp đó nên mang lại lợi ích cho tất cả khách hàng và nhân viên, vì vậy mọi người từ mọi hoàn cảnh và kinh nghiệm đều có thể tìm thấy thành công.

Lối đi nào cho doanh nghiệp muốn xây dựng nhận thức và năng lực văn hóa?

Thừa nhận và hiểu biết các nền văn hóa đa dạng giúp cải thiện giao tiếp và tương tác giữa các nhân viên, từ đó tạo ra một lực lượng lao động có sự đoàn kết và hội nhập.

Nhận thức và năng lực văn hóa có thể được nâng cao trong các doanh nghiệp bằng cách đầu tư vào 3 khía cạnh chính, đó là:

Chính sách đạo đức doanh nghiệp, Đào tạo văn hóa (Cultural Training) và Giao tiếp văn hóa (Cultural communication). 

Chính sách đạo đức doanh nghiệp - Company Ethical Policies) - đi đầu danh mục đầu tư

Các chính sách đạo đức là cẩm nang hướng dẫn cho tất cả nhân viên của một công ty luôn làm điều đúng đắn và luôn cư xử theo một chuẩn mực nhất định được đa số ủng hộ.

Chính sách đạo đức doanh nghiệp là cẩm nang ứng xử có văn hóa trong môi trường làm việc.
Chính sách đạo đức doanh nghiệp là cẩm nang ứng xử có văn hóa trong môi trường làm việc.
Các chính sách đạo đức tốt tạo ra một nền văn hóa tốt dựa trên sự tin tưởng và minh bạch.

Để đảm bảo nhân viên có đủ năng lực văn hóa, một doanh nghiệp trước hết cần đầu tư xây dựng một số chính sách và chuẩn mực về nhận thức văn hóa doanh nghiệp.

Các chính sách như vậy sẽ cung cấp một cái nhìn rõ ràng về cách các nhân viên từ các nguồn gốc khác nhau có thể tương tác với nhau.

Tất cả các chính sách chống phân biệt đối xử này phục vụ cho tất cả nhân viên cơ hội bình đẳng để làm việc hiệu quả.

Chính sách đạo đức doanh nghiệp xóa bỏ rào cản bất đồng văn hóa và thúc đẩy sự hợp tác, hòa nhập tập thể.
Chính sách đạo đức doanh nghiệp xóa bỏ rào cản bất đồng văn hóa và thúc đẩy sự hợp tác, hòa nhập tập thể.

Đào tạo văn hóa - Cultural Training - không bao giờ thừa

Sau khi hoàn thiện khung chính sách đạo đức, nhiệm vụ quan trọng tiếp theo để nâng cao nhận thức văn hóa tại nơi làm việc là giáo dục nhân viên.

Giáo dục và đào tạo nhận thức văn hóa là công cụ để nâng cao năng lực văn hóa.
Giáo dục và đào tạo nhận thức văn hóa là công cụ để nâng cao năng lực văn hóa.

Các công ty nên thiết kế một chương trình đào tạo văn hóa cho nhân viên.

Chương trình này cần chỉ dẫn cho người lao động cách làm việc hiệu quả trong nền kinh tế ngày càng đa dạng.

Cụ thể, nó cần đề cập tất cả các cách thức ứng xử phù hợp với từng đối tượng khác nhau trong một tập thể, bao gồm tất cả các chủ đề, kỹ năng giao tiếp, tiếp thị và đàm phán.

Các kĩ năng, chủ đề văn hóa cần được lồng ghép khéo léo trong chương trình đào tạo văn hóa.
Các kĩ năng, chủ đề văn hóa cần được lồng ghép khéo léo trong chương trình đào tạo văn hóa.

Đây là một quá trình đòi hỏi sự học hỏi liên tục.

Đào tạo văn hóa doanh nghiệp một lần không lập tức tạo ra một lực lượng lao động có năng lực về văn hóa, nhưng có thể nâng cao nhận thức về văn hóa.

Giao tiếp văn hóa nơi công sở - Cultural Communication - Kỹ năng “mềm” nhưng không được “yếu”

Giao tiếp và nhận thức, năng lực văn hóa có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

Sự đa dạng và hòa nhập tại nơi làm việc tạo nên một phần lớn văn hóa công ty, trong đó giao tiếp hiệu quả đóng một vai trò quan trọng.

Giao tiếp rõ ràng và hiệu quả giúp nhân viên trực quan hóa sự khác biệt hóa của mỗi cá nhân một cách dễ dàng.

Giao tiếp văn hóa tạo tiền đề nhận biết văn hóa.
Giao tiếp văn hóa tạo tiền đề nhận biết văn hóa.

Từ đó, nó giúp hình thành năng lực văn hóa phù hợp với những người từ các nền tảng văn hóa khác nhau dựa vào có ngoại hình và phong cách giao tiếp khác nhau.

Ví dụ, cách chào hỏi người lớn tuổi đối với một số người ở một nền văn hóa có thể cảm thấy rất tôn trọng trong khi cách chào hỏi tương tự ở nền văn hóa khác có thể cảm thấy rất thô lỗ.

Vì vậy, khi làm việc trong một tập thể có sự đa dạng về văn hóa, điều quan trọng là phải nhận thức được các chuẩn mực giao tiếp của các nền văn hóa khác nhau.

Giao tiếp văn hóa hiệu quả là thái độ tôn trọng những chuẩn mực văn hóa của các nền văn hóa khác nhau.
Giao tiếp văn hóa hiệu quả là thái độ tôn trọng những chuẩn mực văn hóa của các nền văn hóa khác nhau.

Làm như vậy không chỉ có thể tránh được sự hiểu lầm giữa hai bên mà còn tăng cường tính hòa nhập trong doanh nghiệp.

Lời kết

Nhận thức và năng lực văn hóa ngày càng quan trọng khi các phương tiện giao tiếp và cộng tác trong môi trường làm việc ngày càng phát triển.

Học cách tôn trọng, giao tiếp và cộng tác với một nền văn hóa làm việc ngày càng đa dạng là điều quan trọng để tối ưu hóa hiệu quả và năng suất của công ty.