Thống kê sơ bộ cho thấy:

Top 50 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt có 16 phụ nữ (32%), trong đó:

Có 2 người là nữ doanh nhân tự thân (4%), Có 3 nữ lãnh đạo doanh nghiệp, đồng thời là người thân (vợ/em vợ) của lãnh đạo doanh nghiệp đó (6%).

Và 11 người phụ nữ là vợ/mẹ/em gái/em vợ của các lãnh đạo doanh nghiệp, nhưng không trực tiếp tham gia điều hành doanh nghiệp, chỉ là cổ đông liên quan (22%).

null

5 nữ doanh nhân trong top 50 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt, họ là ai?

1. Bà Nguyễn Thị Phương Thảo - top 5

null

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo sinh năm 1970 tại Hà Nội, là một nữ doanh nhân, nữ tỷ phú đô la người Việt duy nhất được Forbes ghi nhận đến thời điểm hiện tại.

Bà Thảo là người Việt Nam thứ 2 được Tạp chí Forbes xếp hạng là tỷ phú đô la vào năm 2017, sau ông Phạm Nhật Vượng.

Trong nhiều năm, bà Thảo cũng là đại diện hiếm hoi của Việt Nam xuất hiện trong các bảng xếp hạng danh giá quốc tế như danh sách The World’s 100 Most Powerful Women - 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới (Forbes) hay Top 50 nhà lãnh đạo tiêu biểu toàn cầu "The Bloomberg 50" (Bloomberg).

Chân dung bóng hồng quyền lực bà Nguyễn Thị Phương Thảo. Chân dung bóng hồng quyền lực bà Nguyễn Thị Phương Thảo.

Bà Thảo là nữ doanh nhân tự thân, kiếm được 1 triệu đô la đầu tiên từ năm 21 tuổi khi đang là du học sinh tại Nga (theo Bloomberg).

Tổng tài sản của bà Thảo được chúng tôi ghi nhận đến từ việc sở hữu cổ phần tại Hãng hàng không VietjetAir và Ngân hàng HDBank.

Ngoài hàng không và ngân hàng, bà Nguyễn Thị Phương Thảo còn đầu tư vào lĩnh vực bất động sản và khu nghỉ dưỡng, với vai trò là Chủ tịch HĐQT CTCP Sovico.

Theo số liệu từ Forbes, tài sản của bà Thảo là 2,8 tỷ USD, cao hơn nhiều so với mức 33.530 tỷ đồng ghi nhận từ sàn chứng khoán nhờ nắm giữ cổ phiếu hàng không và ngân hàng.

Bà Thảo còn được biết đến là một thành viên thế hệ của dòng họ Nguyễn Cảnh danh giá, với hơn 600 năm lịch sử.

2 - 3. Bà Phạm Thu Hương và bà Phạm Thúy Hằng - top 20

null

Bà Phạm Thu Hương được biết đến là vợ của Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng - tỷ phú đô la đầu tiên của Việt Nam được tạp chí uy tín Forbes công nhận.

Bà Hương được biết đến là bạn học thời du học của ông Vượng. Cả hai cùng nhau kinh doanh tại Ukraine.

Họ về nước kinh doanh khoảng cuối thập niên 1990 - đầu thập niên 2000, lập doanh nghiệp là tiền thân Tập đoàn Vingroup hiện tại. 

Bà Hương hiện giữ vai trò là Phó chủ tịch HĐQT, Thành viên HĐQT Tập đoàn Vingroup.

Điều đặc biệt là bà Phạm Thu Hương là người trực tiếp tham gia sâu vào công tác điều hành của Vingroup. Đây là sự khác biệt lớn của bà so với vợ của nhiều đại gia khác tại Việt Nam.

Nữ doanh nhân có bằng Cử nhân luật quốc tế tại Liên Xô (cũ). Bà Hương là người phụ nữ rất kín tiếng trong cuộc sống riêng cũng như chưa từng để lộ hình ảnh với công chúng.

Bà Hương còn có một người chị là Phạm Hồng Linh và em gái là Phạm Thúy Hằng. Cả bà Phạm Thúy Hằng và Phạm Thu Hương nằm trong số những sinh viên xuất sắc được đi du học tại Matxcơva.

Chị và em gái của bà Phạm Thu Hương đều sở hữu số lượng cổ phiếu lớn của Vingroup (VIC). Riêng em gái của bà Phạm Thu Hương là Phạm Thúy Hằng còn giữ chức vụ Phó chủ tịch tập đoàn Vingroup.

4. Bà Nguyễn Hoàng Yến - top 30

null

Bà Nguyễn Hoàng Yến tốt nghiệp cử nhân tiếng Nga. Bà từng có thời gian dạy học tiếng Nga tại trường cao đẳng Kiểm Sát tại Hà Nội từ năm 1987 đến năm 1990.

Từ những năm 1990 trở đi, bà hỗ trợ cho công việc kinh doanh cùng ông Nguyễn Đăng Quang.

Cũng giống như bà Phạm Thu Hương (vợ của tỷ phú Phạm Nhật Vượng), bà Nguyễn Hoàng Yến là phu nhân hiếm hoi tham gia trực tiếp vào doanh nghiệp cùng chồng tỷ phú và cũng cực kì kín tiếng trước truyền thông.

5. Bà Trương Thị Lệ Khanh - top 40

null

Bà Trương Thị Lệ Khanh sinh năm 1961 tại An Giang. Bà Khanh có bằng Cử nhân kinh tế trường Đại học Tài chính Kế toán Thành phố Hồ Chí Minh.

Bà Khanh đã dành 1 thập kỷ để làm việc cho các công ty sở hữu nhà nước trước khi thành lập nên Vĩnh Hoàn vào năm 1997.  Hiện tại, bà đang là lãnh đạo của 6.000 công nhân viên, 6 nhà máy sản xuất.

Sinh trưởng ở miền Tây và am hiểu các hoạt động ngoại thương, bà Khanh đã sớm tìm được chỗ đứng cho các mặt hàng thủy sản nổi tiếng ở miền Tây như cá basa fillet, cá tra và hàng giá trị gia tăng từ các tra, cá basa ở thị trường nước ngoài, đặc biệt là Hoa Kỳ.

Năm 2003, Vĩnh Hoàn vươn lên dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu cá tra của cả Việt Nam.

Vào năm 2007, Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn chính thức niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng Khoán Thành phố Hồ Chí Minh (VHC).

Từ năm 2006 – 2008, dưới sự lãnh đạo của Trương Thị Lệ Khanh, Vĩnh Hoàn trở thành doanh nghiệp đứng thứ 3 về xuất khẩu cá tra cá basa.

Vươn lên đứng thứ 2 trong năm 2009 và từ năm 2010 đến nay Vĩnh Hoàn đã là doanh nghiệp dẫn đầu và liên tục mở rộng ngành kinh doanh chính cùng nhiều dự án về chế biến, nuôi trồng cá tra, gạo, collagen...

Năm 2020, bà Khanh là 1 trong 2 người phụ nữ lọt vào danh sách 25 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á năm 2020 của Forbes.

Trong một năm mà kinh tế toàn cầu chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, những nhà lãnh đạo trên toàn khu vực phải trải qua cuộc thử nghiệm cam go.

11 nữ cổ đông giàu có còn lại trong top 50, họ là ai?

Ngoài 5 nhân vật nói trên, top 50 có 11 người khác là nữ cổ đông của các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán, và đều là những người thân của các chủ doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam.

Đáng chú ý, 9/11 người phụ nữ trong danh sách này là người nhà của các sếp nhà băng (Techcombank và VPBank).

null

null

null

Theo Cafebiz