Ngày 07/03/2022, để chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ, Unilever Việt Nam đã tổ chức hội thảo trực tuyến “Khai mở cơ hội, tạo dựng môi trường để phụ nữ phát triển”.

Với sự tham gia của đại diện đến từ các tổ chức, tập đoàn như Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ tại Việt Nam (UN Women).

Bên cạnh đó còn có sự tham gia của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Ngân hàng HSBC, Liên hiệp các Hợp tác xã Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) và Công ty Công nghệ Meta (Facebook). 

Hội thảo được tổ chức nhằm chúc mừng những bước tiến về nâng cao quyền năng phụ nữ tại Việt Nam, truyền cảm hứng để tiếp tục các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển, tự tin tham gia và làm chủ kinh tế.

Những bước tiến tạo thêm động lực

Mới đây, theo Báo cáo Phụ nữ, Doanh nghiệp và Pháp luật năm 2022 của World Bank, Việt Nam được xếp hạng 58/190 quốc gia trong chỉ số trao cơ hội kinh tế cho phụ nữ, vượt cả Singapore và Philippines. 

Tất cả những thành tựu kể trên đã tạo nguồn động lực để các doanh nghiệp, tổ chức và Chính phủ tại Việt Nam tiếp tục nâng cao quyền năng phụ nữ, hướng đến bình đẳng giới.

Chủ tịch Unilever Việt Nam khẳng định phụ nữ là nguồn nhân lực quan trọng đối với phát triển bền vững. Chủ tịch Unilever Việt Nam khẳng định phụ nữ là nguồn nhân lực quan trọng đối với phát triển bền vững.

Trong những năm qua, phụ nữ Việt đã liên tục nỗ lực và khẳng định được vai trò và vị thế của mình trên nhiều mặt trận - gia đình, xã hội và cả trong nền kinh tế. 

Theo một báo cáo, toàn quốc có gần 285,7 nghìn doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ. 

Đồng thời, qua khảo sát trên 10 nghìn doanh nghiệp tại 63 tỉnh thành, tỷ lệ có lãi ở nhóm doanh nghiệp do nữ làm chủ lên đến 64%. 

Trong thời gian đại dịch gây khó khăn cho nền kinh tế, các doanh nghiệp do nữ giới lãnh đạo vẫn đạt thành tích nhất định nhờ khả năng sáng tạo, thích nghi nhanh cùng ưu thế về tính mềm dẻo, biết lắng nghe và thuyết phục.

Buổi hội thảo trực tuyến “Khai mở cơ hội, tạo dựng môi trường để phụ nữ phát triển” do Unilever Việt Nam khởi xướng hướng đến tôn vinh những giá trị của phụ nữ Việt.

Chào mừng ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8/3 và chúc mừng những bước tiến trên chặng đường nâng cao quyền năng phụ nữ thông qua những câu chuyện truyền cảm hứng về nỗ lực và thành công trong sự nghiệp và làm kinh doanh của phụ nữ.

Các doanh nghiệp, tổ chức thảo luận thúc đẩy các hỗ trợ nhằm trao quyền cho phụ nữ. Các doanh nghiệp, tổ chức thảo luận thúc đẩy các hỗ trợ nhằm trao quyền cho phụ nữ.

Qua đó mong muốn các doanh nghiệp và tổ chức có cùng hoài bão sẽ chung tay để cùng tiếp tục thúc đẩy các hoạt động hỗ trợ phụ nữ khai phóng năng lực bản thân, tự tin theo đuổi đam mê và xây dựng sự nghiệp, từ đó tự chủ kinh tế.

Thúc đẩy tạo cơ hội và môi trường mới 

Tại hội thảo, Unilever Việt Nam cùng với khách mời là các đại diện từ những tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp đầu ngành đã cùng thảo luận và đưa ra các giải pháp và hành động thực tiễn thông qua, tạo thêm nhiều cơ hội nghề nghiệp cho phụ nữ.

Unilever Việt Nam luôn tích cực trong việc tạo dựng môi trường hòa nhập, bình đẳng và nâng cao quyền năng phụ nữ. Unilever Việt Nam luôn tích cực trong việc tạo dựng môi trường hòa nhập, bình đẳng và nâng cao quyền năng phụ nữ.

Xây dựng môi trường làm việc hòa nhập, bình đẳng, đồng thời có những chính sách để hỗ trợ phụ nữ có thể vừa chu toàn chăm sóc gia đình, vừa hoàn thành công việc cũng như học tập, trau dồi và thăng tiến.

Khẳng định năng lực bản thân, hỗ trợ gia tăng cơ hội được đào tạo – tập huấn, tiếp cận tài chính và nền tảng công nghệ số để phụ nữ được trang bị các kỹ năng, kiến thức làm kinh tế, có thêm nguồn lực khởi sự kinh doanh, cải thiện sinh kế, đồng thời học tập và kinh doanh trực tuyến.

“Ngay lúc này đây, khi Việt Nam và toàn cầu đang dần hồi phục trong thời kỳ ‘bình thường mới’ sau những ảnh hưởng nặng nề của COVID-19 chính là lúc chúng ta thực sự cần khai mở thêm nhiều cơ hội và thúc đẩy tạo dựng môi trường để tạo điều kiện tối đa cho phụ nữ phát triển và khẳng định vị thế trên nền kinh tế và trong toàn xã hội.” 

“Phụ nữ thực sự là nguồn nhân lực quan trọng, nền tảng tiến tới bình đẳng giới, qua đó đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển bền vững của đất nước”, chị Nguyễn Thị Bích Vân, Chủ tịch Unilever Việt Nam chia sẻ tại hội thảo.

Môi trường làm việc đa dạng, hòa nhập và bình đẳng tại Unilever Việt Nam. Môi trường làm việc đa dạng, hòa nhập và bình đẳng tại Unilever Việt Nam.

Phụ nữ là nguồn nhân lực quan trọng 

Unilever luôn hướng đến sứ mệnh “mang phát triển bền vững trở nên phổ biến” đến hàng triệu người dân trong suốt 27 năm có mặt tại Việt Nam. 

Trong đó, nâng cao quyền năng phụ nữ là một trong những cam kết mạnh mẽ mà Unilever Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục tập trung đẩy mạnh trong nhiều năm tới.

Từ năm 2007 đến nay, Unilever Việt Nam đã hợp tác chặt chẽ với Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam triển khai chương trình chiến lược dài hạn “Nâng cao chất lượng cuộc sống cho phụ nữ thông qua phát triển kinh doanh và giáo dục sức khỏe”.

Nhằm giúp các chị em xây dựng và phát triển khả năng của bản thân, đặc biệt tập trung vào mục tiêu nâng cao năng lực tự chủ kinh tế.

Trong suốt 15 năm triển khai, chương trình đã giúp 3,7 triệu phụ nữ Việt Nam cải thiện sức khỏe, điều kiện vệ sinh và an sinh xã hội. 

Tổng ngân sách Unilever dành cho các hoạt động thúc đẩy quyền năng phụ nữ, hỗ trợ sinh kế, giáo dục...đến nay là 242 tỷ đồng.

Riêng năm 2021, chương trình “Phụ nữ Việt tự tin làm kinh tế” từ Unilever Việt Nam, nhãn hàng Sunlight và Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã đào tạo gần 45.000 phụ nữ thông qua các khóa đào tạo trực tuyến và trực tiếp.

Chương trình "Phụ nữ Việt tự tin làm kinh tế" giúp phụ nữ tự tin khởi sự kinh doanh và tự chủ kinh tế. Chương trình "Phụ nữ Việt tự tin làm kinh tế" giúp phụ nữ tự tin khởi sự kinh doanh và tự chủ kinh tế.

Đạt hơn 10 triệu lượt tiếp cận thông qua các chương trình truyền thông nhằm truyền cảm hứng cho chị em phụ nữ tự tin làm kinh tế, theo đuổi đam mê.

Bà Trương Thị Thu Thuỷ - Trưởng Ban Gia đình và Xã hội - Trung ương Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam cho biết: 

“Mặc dù chịu tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng, suy thoái kinh tế toàn cầu và đại dịch COVID-19, phụ nữ Việt Nam đã phát huy cao độ tinh thần yêu nước, truyền thống vẻ vang.

Đồng thời phát huy phẩm chất tốt đẹp, đoàn kết, hăng hái thi đua tích cực học tập, lao động sản xuất, công tác; đảm đang chăm lo gia đình, đóng góp xứng đáng vào thành tựu đổi mới và phát triển đất nước.”

Để thực hiện được các giải pháp nâng cao quyền năng phụ nữ cũng như để tạo được sự bình đẳng giới, mang lại hạnh phúc, đời sống kinh tế, đời sống tinh thần cho phụ nữ Việt Nam, những hành động mạnh mẽ, quyết liệt luôn là tiêu chí mà TW Hội Liên hiệp Phụ nữ đề ra. 

Chương trình “Phụ nữ Việt tự tin làm kinh tế” đã đào tạo kỹ năng cho gần 45.000 phụ nữ trong năm 2021. Chương trình “Phụ nữ Việt tự tin làm kinh tế” đã đào tạo kỹ năng cho gần 45.000 phụ nữ trong năm 2021.

Đồng hành với Hội không thể thiếu vắng các tổ chức Chính phủ, phi chính phủ, các đối tác chiến lược, điển hình như Unilever Việt Nam, đã gắn kết lâu dài hỗ trợ Hội.

Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp luôn đánh giá cao và ghi nhận trách nhiệm xã hội của các đơn vị với hội viên phụ nữ và cộng đồng.

Bình đẳng tại nơi làm việc và trong cộng đồng 

Sắp tới, Unilever Việt Nam, nhãn hàng Sunlight hợp tác cùng Meta hướng đến mục tiêu đào tạo các kiến thức kinh doanh và kỹ năng chuyển đổi số, giúp các chị em có thêm sự tự tin để khởi sự kinh doanh và làm kinh tế trong thời đại 4.0.

Trong nội bộ, Unilever Việt Nam cũng không ngừng thúc đẩy xây dựng môi trường làm việc đa dạng, hòa nhập và bình đẳng, giúp nữ giới khai phóng năng lực bản thân và chứng minh vị thế. 

Tỷ lên nam, nữ tại doanh nghiệp khá cân bằng. Tỷ lên nam, nữ tại doanh nghiệp khá cân bằng.

Hiện nay, tỷ lệ nữ cấp quản lý và giám sát tại Unilever Việt Nam đã đạt 53%. 

Điển hình, cấp bậc Giám đốc trở lên tại Phòng Phát triển Khách hàng và tỷ lệ nữ Quản đốc phân xưởng tại Chuỗi cung ứng đều đạt 50%. 

Các hoạt động truyền thông, an sinh xã hội hướng đến phụ nữ tại Unilever Việt Nam cũng đã góp phần cải thiện điểm cân bằng cuộc sống.

Tổng hợp, nguồn: VnExpress, CafeF, Vietnamnet