Theo AMA, các bác sĩ hiện đang tăng cường sử dụng các công cụ kỹ thuật số, bao gồm cả công nghệ chăm sóc từ xa và sẵn sàng ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân của mình.

Để theo kịp những gì đang diễn ra và sự phát triển trong tương lai, dưới đây là những xu hướng định hình tương lai của ngành chăm sóc y tế.

Xu hướng #01: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong chăm sóc sức khỏe

Ứng dụng AI trong chăm sóc sức khỏe là một trong những xu hướng công nghệ đáng mong đợi nhất trong tương lai.

Trí tuệ nhân tạo được ứng dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bằng cách sử dụng các thuật toán và phần mềm để mô phỏng nhận thức của con người trong việc phân tích, giải thích và hiểu các dữ liệu y tế phức tạp.

AI có thể được sử dụng trên một số lĩnh vực trong chăm sóc sức khỏe từ phẫu thuật do AI hướng dẫn đến phân tích quy trình làm việc nhằm giúp cải thiện chẩn đoán, điều trị và kết quả phục hồi của người bệnh.

Bằng cách sử dụng AI, các bác sĩ sẽ có một “người hướng dẫn ảo” giúp họ xác định các vị trí cần giải phẫu tốt hơn.

Đồng thời, công nghệ cho phép bác sĩ chụp chính xác hơn những hình ảnh phức tạp trong cơ thể người như trái tim.

Điểm khác biệt của ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo so với các công nghệ truyền thống trong chăm sóc sức khỏe là khả năng thu thập thông tin, xử lý thông tin và đưa ra kết quả một cách xác định và rõ ràng của người bệnh.

Chẳng hạn, nền tảng với sự hỗ trợ của AI như Aidoc và Arterys giúp bác sĩ X-quang xác định các khối u có khả năng gây ung thư, phát hiện các rối loạn thần kinh như bệnh Alzheimer và Parkinson,...

Điều này sẽ đẩy nhanh quá trình nghiên cứu lâm sàng, phát hiện tác dụng phụ hoặc tìm ra phương pháp kết hợp thuốc điều trị hiệu quả nhất trong y tế.

null
Ứng dụng AI còn mang lại lợi ích lớn cho hình ảnh y tế.

Theo nghiên cứu tại Trung tâm Ung thư toàn diện Manipal ở Bangalore, Ấn Độ cho biết.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong khám chữa bệnh giúp giảm 78% thời gian sàng lọc thử nghiệm lâm sàng từ 1h50p xuống còn 24 phút.

Song song đó là kết quả chẩn đoán đạt tỷ lệ phù hợp tới 96% cho ung thư phổi, 81% với ung thư đại tràng và 93% với các trường hợp ung thư trực tràng.

Theo Residence Research, thị trường AI trong chăm sóc sức khỏe toàn cầu dự kiến ​​đạt 20,65 USD vào năm 2023.

Xu hướng #02: Cung cấp giải pháp công nghệ trong thị trường chăm sóc sức khỏe

Một xu hướng khác quan trọng không kém là cho phép sự đổi mới và hợp tác tích cực hơn với các công ty cung cấp giải pháp công nghệ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.

Trong tương lai chúng ta sẽ thấy sự gia tăng trong việc các nhà cung cấp giải pháp công nghệ sẽ tạo ra các thiết bị, phần mềm, ứng dụng và dịch vụ chăm sóc.

Các thị trường này có thể cung cấp tích hợp mã nguồn mở để nhiều công ty khác nhau có thể làm việc nhằm hướng tới các giải pháp kỹ thuật số hoặc họ có thể đào tạo cho bác sĩ về cách sử dụng các công nghệ mới để cải thiện chẩn đoán, quy trình làm việc và báo cáo kết quả.

null
Việc phát triển các phần mềm chăm sóc sức khỏe tăng mạnh trong những năm gần đây.

Những xu hướng thống trị các phần mềm chăm sóc sức khỏe bao gồm hệ thống y tế từ xa, sức khỏe điện tử, cổng thông tin bệnh nhân và cộng đồng, phân tích hình ảnh y tế và chẩn đoán bệnh.

Thị trường Digital Healthcare được dự báo sẽ đạt hơn 500 tỷ USD vào năm 2025, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 29.6% và là thị trường tăng trưởng mạnh nhất trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe.

AI và Internet kết nối vạn vật sẽ thúc đẩy phát triển phần mềm y tế kỹ thuật số.

Xu hướng này sẽ thúc đẩy phát triển của nhiều loại sản phẩm y tế kỹ thuật số cho phép bệnh nhân tự theo dõi sức khỏe, thuốc men, quản lý các triệu chứng và cảnh báo cho bác sĩ khi thấy bất ổn.

Xu hướng #03: Ứng dụng công nghệ nhằm tăng trải nghiệm bệnh nhân

Ứng dụng công nghệ bật nhất trong chăm sóc sức khỏe không chỉ làm đơn giản hóa các quy trình trong y tế mà còn hướng đến tập trung vào là trải nghiệm của bệnh nhân.

Một báo cáo về trải nghiệm của bệnh nhân cho thấy, có 78% bệnh nhân mong muốn họ có thể tương tác với các hệ thống chăm sóc sức khỏe trên các ứng dụng yêu thích của họ.

Ngoài ra, 84% bệnh nhân cho biết điều quan trọng là các vấn đề về dịch vụ khách hàng được giải quyết nhanh chóng và chính xác nhờ vào các dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ các nhà cung cấp.

Đồng thời, có 75% người khảo sát cho biết họ trung thành hơn với các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tập trung vào việc cải thiện trải nghiệm của bệnh nhân.

Ngày càng có nhiều bệnh nhân có khả năng lựa chọn người mà họ muốn khám, vì thế các bệnh viện dần tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ có công nghệ tiên tiến hơn để giữ chân bệnh nhân hiện tại và thu hút những bệnh nhân mới.

null
Trải nghiệm của bệnh nhân được các bệnh viện đầu tư tốt hơn trong những năm gần đây.

Ví dụ như cộng đồng ảo DailyStrength, mọi người có thể tìm thấy sự hỗ trợ cho một căn bệnh hiếm gặp, bằng cách tạo ra một cộng đồng có liên quan với những người mắc bệnh tương tự.

Các cộng đồng ảo đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc cho bệnh nhân khi các kênh truyền thống khó tiếp cận.

Xu hướng #04: Y tế từ xa được sử dụng rộng rãi hơn

Một xu hướng khác được thúc đẩy bởi đại dịch là khám bệnh từ xa và bác sĩ trực tuyến.

Việc sử dụng các lựa chọn y tế từ xa trong đại dịch đã tăng gấp 63 lần so với năm 2019 và hiện nay có 37% người trưởng thành lựa chọn sử dụng dịch vụ y tế từ xa.

Các lựa chọn thăm khám từ xa giúp bệnh nhân linh hoạt hơn khi được chăm sóc tại nhà riêng của họ và có thể mang lại nhiều lợi ích cho người cao tuổi đang gặp vấn đề về di chuyển hoặc những bệnh nhân ở vùng sâu vùng xa.

Bởi vì chi phí cho khám bệnh trực tuyến rẻ hơn so với chi phí khi họ tới bệnh viện.

Vì thế dịch vụ y tế từ xa còn được đánh giá là mở ra cơ hội cho những người có nguồn thu nhập thấp được tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Y Sidney Kimmel thuộc Đại học Thomas Jefferson đã chỉ ra rằng, bệnh nhân tiết kiệm được trung bình từ 19 USD đến 121 USD mỗi lần khám với bác sĩ trực tuyến.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ước tính trên toàn cầu có 58% số quốc gia được khảo sát đang sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa, trong đó có 42% là các nước có thu nhập thấp.
null
Chăm sóc sức khỏe từ xa tạo điều kiện tốt nhất cho bệnh nhân ở bất kì khu vực nào.

Công nghệ sẽ giúp các chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thể theo dõi sức khỏe từ xa và đưa ra phác đồ điều trị mà không cần bệnh nhân có mặt trong bệnh viện,

Điều này khắc phục được sự thiếu hụt nhân viên tại các trung tâm y tế, các khu vực bị lũ lụt, động đất, sóng thần hoặc bão vẫn duy trì được hoạt động chăm sóc sức khỏe cho mọi người.

Theo số liệu của Công ty Fortune Business Insights (Ấn Độ) dự báo quy mô thị trường y tế từ xa toàn cầu có thể đạt giá trị 264 tỉ USD vào năm 2028, so với 127 tỉ USD năm 2020.

Xu hướng #05: Thiết bị theo dõi và hỗ trợ trong chăm sóc sức khỏe

Thiết bị theo dõi sức khỏe thông minh trở nên cần thiết và phổ biến hơn khi mọi người đã quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của bản thân.

Khả năng kết nối thông minh của các ứng dụng điện thoại thông minh và đồng hồ thông minh giúp việc theo dõi hồ sơ sức khỏe hàng ngày thuận tiện và thân thiện với người dùng.

Ngoài ra, nhờ vào các thiết bị theo dõi sức khỏe bác sĩ có thể chẩn đoán nhanh hơn những gì đang diễn ra trong cơ thể của bệnh nhân.

Chỉ với một thiết bị đeo trên cổ tay, thậm chí ngón tay, người dùng có thể biết được các thông tin về sức khỏe như điện tâm đồ, chất lượng giấc ngủ, độ bão hòa ô xy trong máu,…

Tiến sĩ Paul Friedman, một bác sĩ tim mạch của phòng khám Mayo cho biết một vài năm trước hầu hết các bác sĩ sẽ không tin tưởng vào dữ liệu từ các máy theo dõi sức khỏe để đưa ra các phương pháp điều trị y tế phù hợp.

Thế nhưng giờ đây điều đó đang thay đổi, ông cho rằng các thiết bị theo dõi sức khỏe sẽ tiếp tục trở nên “thông minh” hơn trong những năm tới.

Emma là ví dụ tuyệt vời, thiết bị được phát triển bởi nhà nghiên cứu Haiyan Zhang của Microsoft.

Vòng đeo tay đơn giản này sử dụng tín hiệu rung ồn để kích thích bàn tay của bệnh nhân Parkinson.

Kết quả là nó có thể giúp bệnh nhân thực hiện các thao tác như vẽ, viết hoặc những thao tác đòi hỏi các chuyển động chính xác.

null
Thiết bị đeo tay thông minh Emma Watch.

Hiện nay, sự phát triển của các thiết bị theo dõi sức khỏe có thể đeo được như Apple iWatch đã bắt đầu đóng một vai trò quan trọng trong việc theo dõi sức khỏe cá nhân.

Kết luận

Công nghệ đang thúc đẩy chăm sóc sức khỏe và cải thiện trải nghiệm của bệnh nhân.

Chúng ta sẽ tiếp tục chứng kiến việc các bác sĩ chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là các bác sĩ chuyên khoa, sẽ áp dụng nhiều hơn các công nghệ hữu ích này trong tương lai.