Kể từ hai năm trước, xu hướng làm việc của người lao động đã thay đổi.

Để giữ chân nhân sự của mình các chủ doanh nghiệp buộc phải thay đổi cách làm việc truyền thống để kịp thời thích ứng với thời đại.

   1. Mô hình làm việc kết hợp (hybrid working)

Sau đại dịch COVID-19, các loại hình làm việc “mới nổi” đã được ra đời như làm việc từ xa, làm việc tại nhà, làm việc hybrid,...

Bước vào giai đoạn bình thường mới, các công ty/doanh nghiệp cũng dần chuyển mình thích nghi với các xu hướng làm việc phù hợp.

Một số nhân viên cảm thấy việc di chuyển giữa văn phòng và nơi ở là không cần thiết, tốn thời gian và tốn thêm các khoản chi phí khác.

Song, cấp trên lại muốn trực tiếp theo dõi và giám sát thái độ của nhân viên trong quá trình làm việc như thế nào.

Từ đó, mô hình hybrid working trở nên được ưa chuộng bởi nhân viên có thể vừa có thể làm việc tại văn phòng, vừa làm việc tại nhà, linh hoạt theo từng nhiệm vụ công việc.

Điều này không có nghĩa là làm cho tổng thời gian làm việc gia tăng.

Thực chất mô hình này đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên để lựa chọn thời gian và không gian làm việc một cách thoải mái.

null
Hybrid working “được lòng” người lao động do tính linh hoạt của mô hình này mang lại. (Ảnh: Internet)

Kết quả nghiên cứu từ Accenture với 58% nhân viên tham gia khảo sát từng làm việc dưới mô hình hybrid trong khoảng thời gian đại dịch COVID cho thấy:

Người lao động được cải thiện sức khỏe tinh thần ổn định hơn, xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp tốt hơn, và hiếm khi gặp phải tình trạng “kiệt sức” khi làm việc hoàn toàn ở văn phòng, hay ở nhà.

Một trong những thuận lợi khiến cho mô hình làm việc này được thực hiện dễ dàng là nhờ sự phát triển của công nghệ.

Từ email, ứng dụng nhắn tin, cho tới dịch vụ hội nghị trực tuyến hay mạng xã hội việc làm, có thể nói, việc kết nối giữa người với người chưa bao giờ dễ dàng đến như vậy.

Do đó, dễ hiểu tại sao nơi làm việc không còn là yếu tố quá quan trọng như trước.

Hơn nữa nếu cho phép làm việc tại nhà, công ty có thể sẽ giảm thiểu được chi phí thuê văn phòng và nhiều khoản phí cố định khác.

Giờ đây, con người mong muốn sở hữu một cuộc sống linh hoạt, cân bằng và nhiều màu sắc hơn.

   2. Sức khỏe nhân viên được ưu tiên

Doanh nghiệp mong muốn nhân viên gắn bó với công ty lâu dài hãy đảm bảo rằng họ có thể cho người lao động những điều kiện làm việc và phúc lợi mà họ mong đợi.

Trong báo cáo của tổ chức chăm sóc sức khỏe tinh thần Spring Health, trạng thái kiệt quệ về thể chất và tinh thần thường xảy ra sau một thời gian căng thẳng cao độ kéo dài.

Ba triệu chứng cơ bản của kiệt sức:
  • Kiệt sức.
  • Cảm thấy tiêu cực, hoài nghi hoặc tách rời khỏi công việc.
  • Giảm hiệu suất công việc.

Trên thực tế, hầu hết người lao động thường bị vắt kiệt sức do làm việc thêm giờ, mang việc về nhà, ngồi máy tính cả ngày,...

Đặc biệt, những công nhân lao động ở một số ngành nghề đặc thù như: cơ khí, mỏ đá, hóa chất, dệt may,… cũng đều không tránh khỏi nguy cơ mắc phải các bệnh nghề nghiệp.

Do đó, việc tổ chức thăm khám sức khỏe định kỳ có thể giúp nhân viên tạm gác nỗi lo về những rủi ro xảy ra trong cuộc sống, cũng như an tâm về tương lai và sự gắn bó lâu dài với công ty.

Ngoài sức khỏe thể chất, các doanh nghiệp còn đầu tư vào sức khỏe tinh thần cho nhân viên thông qua các hoạt động ngoại khóa, các sự kiện cuối năm, tổ chức tiệc vào các ngày lễ đặc biệt,...

null
Sức khỏe thể chất và tinh thần nhân sự được đáp ứng tốt, sự phát triển của công ty được tăng cao. (Ảnh: Internet)

Phúc lợi chính là “công cụ” của doanh nghiệp nhằm nâng cao mọi khía cạnh đời sống và công việc của nhân viên.

   3. Chỉ số DEI có xu hướng giảm xuống

Xu hướng làm việc linh hoạt lên ngôi và được áp dụng rộng khắp Thế Giới nhưng vẫn có những khuyết điểm mà không thể thay thế cách làm việc truyền thống.

Hybrid working và làm việc từ xa không đảm bảo tất cả nhân viên sẽ được hưởng những lợi ích của sự thay đổi này một cách công bằng.

Điều này có khả năng làm xấu đi các kết quả về tính đa dạng, công bằng và hòa nhập (DEI).

DEI là một chỉ số dùng để đo lường các mục tiêu về nhân sự của một tổ chức và thường sẽ bao gồm 3 yếu tố chính:

Sự đa dạng (diversity), bình đẳng (equity) và nỗ lực hòa nhập (inclusion).

Những chỉ số này cũng giúp doanh nghiệp đánh giá kết quả và tiến độ làm việc của toàn thể nhân viên trong công ty một cách trực tiếp và gián tiếp.

Ngoài ra, xây dựng một nền văn hóa lành mạnh hơn, với sự hợp tác nâng cao năng suất, đổi mới và cơ hội lớn hơn cho tất cả mọi người.

Một báo cáo từ McKinsey cung cấp “bằng chứng phong phú cho thấy các công ty đa dạng và toàn diện có khả năng đưa ra các quyết định tốt hơn, táo bạo hơn”.

Các công ty này biểu hiện vượt trội hơn 36% so với các công ty khác.

Các tổ chức thịnh vượng hơn có thể cung cấp cho nhân viên sự đảm bảo công việc tốt hơn, mức lương cao hơn và tăng khả năng thăng tiến.

null
Cân bằng chỉ số DEI giúp công ty phát triển vượt trội và nhân sự có cơ hội được thăng tiến. (Ảnh: Internet)

   4. Vai trò của người quản lý sẽ thay đổi

Một doanh nghiệp muốn đạt được thành công cần có sự cộng tác hiệu quả trong công việc giữa các bộ phận, phòng ban.

Mối quan hệ giữa người quản lý và nhân viên là rất quan trọng trong việc hình thành trải nghiệm của nhân viên và kết nối với tổ chức.

Một môi trường làm việc cởi mở cho phép sự giao tiếp thân thiện là bước đầu hình thành sự kết nối nhân viên và doanh nghiệp.

Sự giao tiếp không chỉ nằm ở việc mọi người trò chuyện thân thiện với nhau mà còn thể hiện ở cách nhân viên được tự do đóng góp, tự do nêu ý kiến và thể hiện bản thân.

Giao tiếp là chiếc chìa khóa giúp nhân viên và doanh nghiệp hiểu nhau hơn.

Thông qua giao tiếp, nhân viên sẽ được tiếp xúc và hiểu về quy trình làm việc cũng như văn hóa doanh nghiệp.

Nếu văn hóa phù hợp, nhân viên sẽ hình thành tâm lý mong muốn gắn bó lâu dài với công ty

null
Xây dựng mối quan hệ nội bộ tốt đẹp để cùng nhau xây dựng tầm nhìn chung. (Ảnh: Internet)

Còn về phía doanh nghiệp, bằng sự giao tiếp, doanh nghiệp sẽ hiểu thêm về nhân viên, về những mong muốn, điểm mạnh, điểm yếu của họ trong công việc và đó là căn cứ để các nhà quản lý phân chia nhiệm vụ cho nhân viên sau này.

   5. Gen Z muốn trải nghiệm công việc trực tiếp

Gen Z là thế hệ nhân lực năng động, thích tự do và đầy sự sáng tạo.

Nhiều nhân sự Gen Z muốn tới văn phòng để có trải nghiệm thực tế phong phú, được học hỏi từ cấp trên và tìm kiếm cơ hội thăng tiến.

Jeffrey Arnett, giáo sư Tâm lý học tại ĐH Clark (Mỹ), cũng nhận định môi trường công sở có thể giúp người trẻ kết nối thêm các mối quan hệ xã hội như cấp trên - dưới, đối tác, đồng nghiệp.

65% Gen Z cho biết họ còn rất nhiều điều phải học và rất hào hứng để thực hiện chúng.

Nhìn chung, Gen Z có hứng thú hơn với những công ty tạo điều kiện để họ có cơ hội học tập và phát triển lên cao.

Đây được xem là ưu điểm để các nhà tuyển dụng thu hút nhân tài.

Khi nói về lựa chọn công việc toàn thời gian đầu tiên, 67% người trả lời khảo sát muốn làm tại các công ty sẽ cho phép họ "học các kỹ năng để thăng tiến trong sự nghiệp".

null
Gen Z mong muốn được làm việc tại môi trường giúp họ phát triển tiềm năng của mình. (Ảnh: Internet)

   6. Tuần làm việc rút ngắn

Phong trào rút ngắn giờ làm việc mỗi tuần xuống còn 4 ngày đang dần trở nên phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới.

Với nhiều người, hai ngày nghỉ là không đủ để "nạp lại năng lượng" sau một tuần làm việc căng thẳng.

David Graeber, nhà nhân chủng học cấp tiến, từng chỉ ra rằng với tuần làm việc kéo dài 5 ngày, phần lớn con người không có bất cứ cơ hội nào để “ngắt kết nối”.

Họ phải xử lý những công việc lặt vặt, mua sắm, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc con cái chỉ trong hai ngày cuối tuần và có rất ít thời gian để “hồi phục" năng lượng.

Bên cạnh đó, thời gian làm việc kéo dài có thể gây ra sự trì trệ và giảm năng suất, dẫn đến cảm giác mất mục đích và thấy thiếu ý nghĩa trong công việc.

Những người ủng hộ cắt giảm thời gian làm việc thường lấy Iceland làm ví dụ.

Một cuộc nghiên cứu được tiến hành trong giai đoạn 2015-2019, với sự tham gia của 2.500 công nhân, tương đương 1% lực lượng lao động của quốc gia này.

Trong các thử nghiệm, người lao động sẽ được rút ngắn một tuần làm việc từ 40 tiếng xuống còn 35-36 tiếng mà không bị giảm lương.

Không chỉ có nhân viên văn phòng tham gia, cuộc thử nghiệm còn bao gồm nhân viên y tế, cảnh sát và những người thuộc nhiều ngành nghề khác nhau.

Cắt giảm giờ làm đang thành xu hướng với niềm tin lao động thông minh mang lại nhiều lợi ích hơn làm việc chăm chỉ.

null
Nhiều quốc gia đã bắt đầu áp dụng tuần làm việc 4 ngày cho người dân để họ có thời gian “nạp năng lượng”. (Ảnh: Internet)

Nhiều nơi đã áp dụng thành công chính sách làm 4 ngày/tuần.

Iceland, Tây Ban Nha, Bỉ là những quốc gia đầu tiên cắt giảm số ngày làm việc.

Ở châu Á, Nhật Bản và Indonesia là những nước tiên phong.

Có thể thấy, cắt giảm giờ làm đang trở thành xu hướng với niềm tin lao động thông minh mang lại nhiều lợi ích hơn làm việc chăm chỉ.

   7. Gián tiếp theo dõi tiến độ công việc

Theo dõi tiến độ làm việc nhân sự không phải là luôn ở sát bên để giám sát, hiện nay có nhiều cách thức quản lý năng suất làm việc gián tiếp mà doanh nghiệp đã áp dụng hiệu quả.

Tiêu biểu nhất chính là chỉ số KPI, nhà quản lý có thể áp dụng KPI cho từng cá nhân, đội nhóm hoặc cả phòng ban cụ thể.

Những nhân sự đạt KPI đề ra chính là nhân viên có mức độ làm việc cao và hiệu quả hơn cả.

Bên cạnh đó, KPI còn là động lực thúc đẩy nhân viên làm việc năng suất và tập trung hơn.

Bên cạnh số lượng, mức độ thì hiệu quả hoàn thành công việc cũng là một trong các cách đánh giá vô cùng hiệu quả.

Thông qua công việc được hoàn thành và hiệu quả mà nó đem lại, nhà quản lý có thể dễ dàng đánh giá được quá trình cố gắng của nhân viên như thế nào.

null
Với nhiều phương pháp theo dõi gián tiếp phần nào giảm áp lực đến người lao động. (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, nhà quản lý cần lưu ý khi áp dụng phương pháp này.

Bởi trong nhiều trường hợp, nhân sự đã dành nhiều thời gian làm việc và tìm phương pháp giải quyết nhưng lại không thể hoàn thành công việc.

Trong thời kỳ công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, mọi việc đều có thể được giám sát và xử lý thông qua các thiết bị di động.

Tận dụng điều này, doanh nghiệp có thể quản lý nhân viên từ xa mà không cần phải giám sát trực tiếp.

Việc doanh nghiệp sử dụng các phần mềm quản lý sẽ dễ dàng theo dõi công việc hằng ngày, hiệu suất làm việc, chấm công nhân viên,…

Phương pháp này giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều thời gian, tiền bạc, linh hoạt hơn và tăng năng suất làm việc.

Với cách đánh giá này, doanh nghiệp cần xây dựng một hệ thống đo lường kết quả và mức độ hoàn thành công việc.

Kết luận

Xu hướng làm việc đã thay đổi để trở nên thích ứng với xu hướng và phù hợp với bối cảnh hiện tại.

Mục tiêu cuối cùng vẫn là tạo không gian làm việc và môi trường tốt nhất để người lao động có cơ hội phát triển.