Trong thời đại toàn cầu hóa và kinh tế hiện nay, ngành dịch vụ có vai trò quan trọng làm thay đổi nền kinh tế quốc gia trên quy mô lớn.

Dịch vụ là phân khúc kinh tế phát triển nhanh theo đúng nghĩa của nó - từ dịch vụ du lịch, kinh doanh, chăm sóc sức khỏe đến giải trí.

Bài viết này sẽ chỉ ra 6 xu hướng phát triển ngành dịch vụ của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.

  1. Kinh doanh tốc độ
  2. Thích ứng linh hoạt
  3. Phát triển bền vững
  4. Xu hướng tiêu dùng không sở hữu
  5. Xu hướng cá nhân hóa
  6. Xu hướng phong cách Fusion

Kinh doanh tốc độ ra đời trong thời đại công nghệ phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng nhanh chóng và kịp thời.

Cuộc chạy đua tốc độ trong thời đại cá “nhanh” nuốt cá “chậm”

Tốc độ là yếu tố quan trọng để quyết định sự thành công của doanh nghiệp trong hành trình xây dựng thương hiệu.

Trong bối cảnh ngành thương mại điện tử bùng nổ, nhu cầu mua sắm online của khách hàng nhiều hơn so với việc tới tận cửa hàng mua.

Hơn thế nữa, khi khách hàng quen với mô hình dịch vụ giao hàng hỏa tốc thì kỳ vọng dịch vụ hỗ trợ nhanh chóng sẽ tăng cao.

Thậm chí, người tiêu dùng sẽ coi đó là tiêu chuẩn, điều kiện tất yếu khi lựa chọn dịch vụ sử dụng.

Do đó, động lực thôi thúc doanh nghiệp là chạy đua với kinh doanh tốc độ, sáng tạo các dịch vụ để đáp ứng nhu cầu cho các “thượng đế”.

Tiêu biểu trong cuộc đua này là dịch vụ thương mại điện tử nhanh (Quick Commerce).

Tiki là công ty tiên phong thị trường kinh doanh tốc độ với TikiNOW - giao hàng trong vòng 2 giờ, áp dụng với hàng chục sản phẩm trên sàn Tiki.

Từ năm 2017, Tiki đã ra mắt dịch vụ TikiNOW giao nhanh 2 giờ.
Từ năm 2017, Tiki đã ra mắt dịch vụ TikiNOW giao nhanh 2 giờ.

Với thế mạnh logistics, Tiki phát triển TikiNGON - hệ thống cửa hàng thực phẩm tươi sống, đảm bảo giao hàng siêu tốc trong vòng 1 giờ.

TikiNGON đang sở hữu gần 45 trung tâm vận hành và kho mini khắp các nơi trên cả nước để tối ưu hóa thời gian giao hàng nhanh.
TikiNGON đang sở hữu gần 45 trung tâm vận hành và kho mini khắp các nơi trên cả nước để tối ưu hóa thời gian giao hàng nhanh.

Tiếp nối Tiki, Shopee ra mắt Shopee Express và ShopeeFood đáp ứng nhu cầu “hỏa tốc”.

Shopee Express và ShopeeFood là 2 dịch vụ tiêu biểu tham gia vào cuộc chạy đua kinh doanh tốc độ của Shopee.
Shopee Express và ShopeeFood là 2 dịch vụ tiêu biểu tham gia vào cuộc chạy đua kinh doanh tốc độ của Shopee.

Trong cuộc chạy đua kinh doanh, Grab được coi là đối thủ đáng gờm nhất với lực lượng tài xế đông đảo, hệ thống công nghệ tối ưu cho việc giao vận.

Grab “ghi điểm” với người tiêu dùng nhờ việc giao hàng nhanh với thời gian “siêu tốc”.

Grab được xem là đối thủ đáng gờm trong cuộc chạy đua kinh doanh tốc độ.
Grab được xem là đối thủ đáng gờm trong cuộc chạy đua kinh doanh tốc độ.

Tìm hiểu thêm: Kinh doanh tốc độ: Đích thực của thời đại cá “nhanh" nuốt cá “chậm"

Trong thời đại luôn có sự chuyển dịch, khả năng linh hoạt, thích nghi với cái mới luôn là yếu tố cần thiết để doanh nghiệp phát triển.

Thích ứng linh hoạt - Năng lực cạnh tranh mới trong thời đại số

Thích nghi trong thời đại số đòi hỏi sự lột xác, dấn thân.

Tuy nhiên để thoát khỏi “vùng an toàn” chưa bao giờ dễ dàng với doanh nghiệp.

Đặc biệt trong “làn sóng” VUCA (viết tắt của 4 chữ cái đầu tiên của Volatility, Uncertainty, Complexity, Ambiguity).

Làn sóng VUCA và mô hình thích ứng (Agility) của doanh nghiệp

COVID-19 chính là một trong những “làn sóng” VUCA ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp.

Trong bối cảnh thế giới nhiều biến động và chuyển đổi số đang thống trị nhiều lĩnh vực, gây ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp.

Doanh nghiệp bắt buộc phải thay đổi thói quen tư duy và cách làm việc trên mọi cá nhân và tổ chức.

“Năng lực cạnh tranh mới trong thời đại số - Thích ứng linh hoạt”.
“Năng lực cạnh tranh mới trong thời đại số - Thích ứng linh hoạt”.

Hơn thế nữa, Agility chú trọng đến việc “thích nghi” với những tình huống bất ngờ và đề cao tính linh hoạt trong thế chủ động.

So sánh với vận động viên chạy vượt chướng ngại vật, Agility trong kinh doanh tương tự như sự thành thục cấu thành từ quá trình rèn luyện kỹ năng phản xạ và rút kinh nghiệm, sửa lỗi thường xuyên.
So sánh với vận động viên chạy vượt chướng ngại vật, Agility trong kinh doanh tương tự như sự thành thục cấu thành từ quá trình rèn luyện kỹ năng phản xạ và rút kinh nghiệm, sửa lỗi thường xuyên.
Nói về vấn đề này, ông Dương Phú Nam - Tổng giám đốc Sun World chia sẻ: "Công nghệ thay đổi vô cùng chóng mặt, nếu chúng ta không theo kịp đồng nghĩa với việc bỏ qua một cơ hội đúng đắn để quảng bá cho sản phẩm và dịch vụ của mình."

Ông Dương Phú Nam - Tổng giám đốc Sun World.
Ông Dương Phú Nam - Tổng giám đốc Sun World.

Doanh nghiệp du lịch ứng dụng linh hoạt công nghệ trong dịch vụ

Thị trường du lịch đang biến động mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19.

Để chạy theo thị trường này, một trong những điều tiên quyết cần làm là nắm bắt xu thế.

Trong hội thảo Năng lực thích ứng linh hoạt trong thời đại số họa do trường doanh nhân Dale Carnegie tổ chức.

Trường doanh nhân Dale Carnegie.
Trường doanh nhân Dale Carnegie.
"Hiện tại, ngành du lịch biến đổi khá nhanh, khách hàng giờ đây đa số tự tổ chức du lịch và sử dụng các thiết bị công nghệ để hỗ trợ, thay vì liên lạc qua các công ty du lịch"- ông Dương Phú Nam - Tổng Giám đốc Sun World phân trần.

Xu hướng du lịch công nghệ trong thời đại 4.0.
Xu hướng du lịch công nghệ trong thời đại 4.0.

Do đó, Travel Tech (Du lịch công nghệ) trở thành xu hướng “bình thường mới “ của du lịch Việt Nam.

Nổi bật là mô hình kinh doanh du lịch trực tuyến (OTA), cho phép du khách đặt vé máy bay, đặt phòng khách sạn, đặt tour du lịch,.. qua internet.

Hiện nay ở Việt Nam có trên 10 công ty kinh doanh du lịch trực tuyến như: Ivivu.com, chudu24.com, mytour.vn, tripi.vn, gotadi.com, vntrip.vn,..

Trong đó, Gotadi là nền tảng tiên phong chuyển đổi số trong ngành du lịch với các sản phẩm, dịch vụ thời thượng.
  • Các sản phẩm/dịch vụ phục vụ nhóm khách B2C: vé máy bay, khách sạn, tour, bảo hiểm, dịch vụ visa, xe đưa đón.
  • Các sản phẩm dịch vụ phục vụ nhóm khách hàng B2B: Gotadi for Business, Gotadi Inventory, Gotadi Partnership.
  • Các sản phẩm, dịch vụ nổi bật: Combo du lịch tiết kiệm, ứng dụng OTA hàng đầu.

Đặt vé máy bay, khách sạn nhanh chóng, dễ dàng với ứng dụng Gotadi.
Đặt vé máy bay, khách sạn nhanh chóng, dễ dàng với ứng dụng Gotadi.

Tuy nhiên, "linh hoạt" chỉ là một phần của "thích ứng".

Bởi, OA (Organisational Agility) hướng đến tầm nhìn và mục tiêu phát triển bền vững trong dài hạn của doanh nghiệp.

Xu hướng bền vững đang và sẽ là điều tất yếu trong tương lai gần

Hai năm qua, COVID-19 gây ảnh hưởng nặng nề trên toàn cầu.

Nhưng ở một khía cạnh nào đó, đại dịch đã giúp con người có cơ hội xác định lại những ưu tiên của mình trong cuộc sống.

Tiết kiệm và bền vững trở thành một thói quen tiêu dùng mới.

Bền vững- Xu hướng nổi bật của tiêu dùng cao cấp thời đại dịch

Những người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ thuộc thế hệ Millennials và Gen Z ngày càng quan tâm đến các vấn đề xã hội và môi trường.

Điều này cũng được phản ánh trong hành vi mua sắm của nhóm người tiêu dùng đông đảo này: yêu thích sản phẩm bền vững từ các thương hiệu hài hòa với giá trị của họ.

Hơn thế nữa, nhiều thương hiệu thời trang Việt Nam đã gia nhập xu hướng thời trang bền vững.

Điển hình như thương hiệu Kilomet 109, sáng lập bởi nhà thiết kế Vũ Thảo, được định hướng là dòng thời trang cao cấp dành cho cả nam và nữ, với chất liệu sinh thái thân thiện với môi trường từ khâu nuôi trồng, xử lý sợi cho đến dệt nhuộm và thiết kế, sản xuất.

Phong cách thương hiệu thời trang Kilomet 109 thông qua tư duy bền vững và hiện đại của nhà thiết kế gốc Thái Bình – Vũ Thảo.
Phong cách thương hiệu thời trang Kilomet 109 thông qua tư duy bền vững và hiện đại của nhà thiết kế gốc Thái Bình – Vũ Thảo.

Bên cạnh đó, bền vững là một trong 2 xu hướng lớn làm thay đổi ngành du lịch Việt Nam.

Bền vững - Xu hướng du lịch lớn trong tương lai

Theo Báo cáo Du lịch Bền vững năm 2022 của Booking.com, Việt Nam đứng thứ 2 về ý định du lịch bền vững của du khách.

83% số người được khảo sát đồng ý về tầm quan trọng của việc đưa ra những quyết định du lịch bền vững hơn. Trong số đó, 73% sẵn sàng chi trả nhiều hơn vì sự bền vững; 70% đồng ý có ít sự lựa chọn du lịch hơn, miễn là chúng bền vững.
83% số người được khảo sát đồng ý về tầm quan trọng của việc đưa ra những quyết định du lịch bền vững hơn. Trong số đó, 73% sẵn sàng chi trả nhiều hơn vì sự bền vững; 70% đồng ý có ít sự lựa chọn du lịch hơn, miễn là chúng bền vững.
"Du lịch bền vững không chỉ hiểu là chúng ta sẽ tắt điện – máy lạnh khi đi ra khỏi phòng để tiết kiệm năng lượng, hoặc hạn chế dùng rác thải nhựa trong suốt chuyến du lịch của mình, mà còn là hỗ trợ - đóng góp cho các chủ thể du lịch địa phương", lãnh đạo của Booking.com Việt Nam diễn giải.

Hơn thế nữa, xu hướng tiết kiệm “làm vốn” được phổ biến rộng rãi sau đại dịch.

Xu hướng tiêu dùng không sở hữu “lên ngôi”

Khái niệm “sở hữu” không còn là giá trị tài sản sở hữu đứng tên mình.

Thay vào đó xu hướng tiêu dùng không sở hữu được “ưa chuộng”.

Xu hướng này được hình thành dựa trên suy thoái kinh tế và biến giới trẻ thành những người tiêu dùng có mức tiêu chuẩn sống không cao, thúc đẩy tìm kiếm giải pháp thay thế sở hữu ít tốn kém hơn.

Đơn giản là người tiêu dùng chỉ mua những thứ tiện lợi và thiết thực.

Xu hướng này được thể hiện qua đa nhóm ngành dịch vụ.

Quan điểm “thuê nhà và dành tiền hưởng thụ” đã phổ biến trong tư tưởng của nhiều người.
Quan điểm “thuê nhà và dành tiền hưởng thụ” đã phổ biến trong tư tưởng của nhiều người.

Riêng thị trường Mỹ, dự kiến số xe chia sẻ khoảng 10 triệu chiếc.
Riêng thị trường Mỹ, dự kiến số xe chia sẻ khoảng 10 triệu chiếc.

Các nền tảng cho thuê cho phép người thu nhập thấp có cơ hội tiếp cận món đồ xa xỉ.
Các nền tảng cho thuê cho phép người thu nhập thấp có cơ hội tiếp cận món đồ xa xỉ.

Tìm hiểu thêm: Xu hướng tiêu dùng dịch vụ: Không cần phấn đấu mua nhà, tậu xe, có tất cả nhưng không cần sở hữu  

Ngoài ra, việc cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng mang lại sức ảnh hưởng lớn cho doanh nghiệp.

Xu hướng cá nhân hóa - Lấy khách hàng làm trung tâm

Cá nhân hóa (Personalization) việc sử dụng những thông tin cơ bản và chi tiết của khách hàng mà doanh nghiệp đã thu thập được để tạo ra các hoạt động quảng bá hướng đến những mục tiêu khách hàng tiềm năng.

Mục tiêu của cá nhân hoá là sự tương tác với khách hàng như một cá nhân riêng biệt.

Trong đó, việc xem khách hàng là trung tâm là một cách kinh doanh mang đến trải nghiệm khách hàng tích cực trước và sau bán hàng để thúc đẩy lượng khách hàng lặp lại.

Lấy khách hàng làm trung tâm.
Lấy khách hàng làm trung tâm.

Có thể nói, lấy khách hàng làm trung tâm là cách tiếp cận có lợi trong thời gian dài.

Bởi lấy khách hàng làm trung tâm xem trọng việc đem đến sản phẩm có chất lượng, đồng thời tạo ra mối quan hệ thực với khách hàng.

Tiêu biểu trong xu hướng này phải “gọi tên” hãng Coca Cola với bức tranh chân dung khách hàng ở khía cạnh cảm xúc.

Bà Nguyễn Lan Yến - Marketing Head của Coca Cola chia sẻ : 95% người tiêu dùng ra quyết định mua hàng là dựa vào cảm xúc.

Bà Nguyễn Lan Yến - Marketing Head của Coca Cola nói về chân dung khách hàng tại CEO&CMO SUMMIT 2022.
Bà Nguyễn Lan Yến - Marketing Head của Coca Cola nói về chân dung khách hàng tại CEO&CMO SUMMIT 2022.

Tuy nhiên,mỗi người hàng ngày có thể tiếp cận tới 5.000 quảng cáo.

Vậy làm thế nào để tạo ra một điểm chạm đến với cảm xúc của khách hàng là điều các doanh nghiệp cần làm.

Do đó, việc xem khách hàng làm trung tâm là chưa đủ và toàn diện.

“Khách hàng được xem như Con người với đầy đủ đặc điểm của Con người”.

Kỳ thực là vậy, nên việc xác định chân dung khách hàng là một điều cần thiết mà các doanh nghiệp cần làm, không riêng gì Coca Cola.

Tìm hiểu thêm: Chân dung khách hàng trong thời đại mới: Không phải Con người là trung tâm mà là gì?  

Tuy thời điểm COVID-19 làm khuấy đảo cuộc sống bình thường của mọi người, nhưng đây là “nguồn cảm hứng” của các xu hướng.

Xu hướng Fusion bùng nổ ở thị trường bất động sản

Fusion là quá trình của sự pha trộn từ hai hay nhiều yếu tố khác nhau để tạo nên một vật thể hoàn chỉnh mang màu sắc lai tạo.

Hiện nay, nhiều lĩnh vực đã áp dụng Fusion vào trong nhiều dịch vụ như: Fusion Food, Fusion Resort,...

GWI dự báo tốc độ tăng trưởng hàng năm của ngành du lịch chăm sóc sức khỏe từ năm 2020 đến năm 2025 là 21% (Ảnh: The Global Wellness Economy).
GWI dự báo tốc độ tăng trưởng hàng năm của ngành du lịch chăm sóc sức khỏe từ năm 2020 đến năm 2025 là 21% (Ảnh: The Global Wellness Economy).

Theo đó, bắt kịp xu hướng này, Fusion đã gia nhập thị trường bất động sản nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam.

Fusion Resort & Villas Đà Nẵng là dự án biệt thự biển đầu tiên mang thương hiệu Fusion.

Dự án hội tụ nhiều lợi thế về vị trí, tiện ích, phong cách sống sang trọng, gần gũi thiên nhiên.

Không gian gần gũi thiên nhiên.
Không gian gần gũi thiên nhiên.

Không gian sống đậm chất nghỉ dưỡng.
Không gian sống đậm chất nghỉ dưỡng.

Tìm hiểu thêm: Xu hướng fusion ứng dụng đa lĩnh vực trải qua gần một thập kỷ và bước tiến mới Hybrid - từ pha trộn tới hòa trộn  

Lời kết:

Như vậy, 6 xu hướng chính trong ngành dịch vụ là nhanh, linh hoạt và bền vững, tiêu dùng không sở hữu, cá nhân hóa và phong cách Fusion.

Ngành dịch vụ không chỉ cần nắm bắt xu hướng mà còn phải chủ tâm hiểu nhu cầu khách hàng.

Từ đó, có thể cung cấp các sản phẩm, dịch vụ sáng tạo, thực tế đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.