Chúng ta đã dành phần lớn thời gian ở trong nhà trong vài năm qua và vì thế nhu cầu trong thiết kế nội thất có sự thay đổi rõ rệt.
Con người đã bắt đầu ưu tiên cho yếu tố sức khỏe cảm xúc, thể chất và tinh thần.
Những yếu tố này đã đưa chúng ta hướng đến một không gian sống xung quanh tiện dụng, bắt mắt, bình yên, vui tươi và có sự kết nối với thiên nhiên.
1. Kể chuyện trong thiết kế tạo ra trải nghiệm cảm xúc một cách chân thật
Kể chuyện trong thiết kế là sự kết hợp giữa ý tưởng và trải nghiệm không gian thông qua các hình thức thiết kế nội thất.
Sự kết nối giữa câu chuyện và thiết kế là một xu hướng nhằm tạo ra những trải nghiệm thị giác và trải nghiệm cảm xúc một cách chân thật nhất đến người xem.
Đặc biệt điều này khá quan trọng trong thời đại hiện nay của chúng ta bởi vì thường các thiết kế ngày nay được thúc đẩy bởi nhu cầu về tính thẩm mỹ.
Đặc biệt với các thương hiệu, một thiết kế gắn liền với câu chuyện thương hiệu sẽ là một điểm cộng trong tâm trí khách hàng.
Nếu thiết kế mà không có câu chuyện như cái vỏ trống rỗng và không có linh hồn.
Một không gian nội thất được định hướng bởi câu chuyện có thể tạo nên sự vĩnh cửu theo thời gian và không bị giới hạn bởi công nghệ, vật liệu, văn hóa, xu hướng hiện tại,...
Kể chuyện trong thiết kế nội thất giúp phát triển những ý tưởng độc đáo, khơi gợi những trải nghiệm ý nghĩa và tạo ra một góc nhìn mới về không gian.
Đó là một quy trình tuần hoàn trong đó một ý tưởng được hình thành, thử nghiệm, xem xét lại và làm lại đến khi hoàn chỉnh.
Khi chúng ta biết về cốt truyện của một tòa nhà, bước tiếp theo là xác định cấu trúc mà chúng ta sẽ sử dụng để kể câu chuyện mà chúng ta muốn kể.
Tuy nhiên, trong khi một câu chuyện nhất quán là một điều cần thiết thì với quá nhiều sự trùng lập có thể gây ra sự nhàm chán cho người xem.
Để tránh điều đó, nhà thiết kế nội thất có thể sử dụng nhịp điệu, độ tương phản để tạo ra một cách thức giao tiếp thú vị hơn.
Từ đó hướng trải nghiệm của câu chuyện được lan tỏa một cách sáng tạo và nghệ thuật hơn.
2. Hoài niệm về quá khứ với phong cách thiết kế Retro
Phong cách thiết kế nội thất Retro bắt nguồn từ Bắc u vào những năm 50 và nay đã quay trở lại trong thiết kế nội thất trên toàn cầu.
Ý nghĩa của phong cách này chính là sự hồi tưởng tưởng về quá khứ nhiều hơn là sự tiến bộ hướng của hiện tại và tương lai.
Phong cách Retro là phong cách thiết kế mang đậm chất hoài cổ, cuốn hút và dịu dàng nhưng vẫn mang vẻ đẹp của hiện đại.
Nhắc đến Retro người ta thường nghĩ ngay những nét truyền thống nhưng vô cùng phá cách độc đáo.
Vào những năm 60, đồ nội thất được phát triển theo xu hướng hiện đại, thiên về đường cong sâu rộng, các gam màu đỏ, cam, be được sử dụng phổ biến.
Đến thời điểm hiện tại, nội thất Retro là sự kết hợp của thiết kế cổ điển cộng thêm yếu tố hiện đại.
Phong cách này tượng trưng cho sự đơn giản, chân thành, mộc mạc của quá khứ nhưng vẫn toát lên sự hiện đại, quyến rũ của đời sống đương thời.
Những món đồ nội thất theo phong cách Retro được thiết kế một cách khéo léo và tinh để tế toát lên cái hồn của sự cổ xưa cùng với nét đẹp hiện đại.
Ngoài ra, vật dụng trang trí chủ đạo là tranh ảnh với những bức tranh được sử dụng thường mang chủ đề trừu tượng hiện đại.
Những gam màu rực sáng và đầy phá cách như nâu đỏ, cam ngọt kết hợp với màu vàng, nâu hay xanh non,… là thường được lựa chọn để tạo nên điểm nhấn cho thiết kế Retro.
3. Thiết kế cấu trúc vòm cung tạo sự mềm mại cho không gian sống
Thiết kế hình vòm (arch) vốn xuất hiện từ rất lâu, khoảng đầu thiên niên kỷ thứ 2 trước công nguyên.
Cấu trúc vòm cung là một đặc trưng của phong cách nội thất truyền thống đang được hồi sinh và làm mới trong không gian nhà hiện đại.
Thiết kế hình vòm xuất hiện đa dạng từ thiết kế vòm hành lang, khung cửa sổ đến các vật trang trí như tranh treo tường, gương,…
Việc sử dụng các vòm mở rộng và vòm thùng còn làm cho không gian bên trong trông giống như những đường hầm kéo dài liên tục.
Ngoài ra, kiến trúc hình vòm còn được sử dụng cho mục đích thông gió vì chúng cho phép không khí lưu thông trong không gian một cách tự do hơn.
Trong một số dự án thiết kế khác, thiết kế hình vòm được sử dụng như một concept tham chiếu cho các yếu tố cổ kính chẳng hạn như nhà thờ lịch sử và thánh đường,
Trong thời hiện đại như thế kỷ 21, kết cấu vòm được ứng dụng phổ biến trong thiết kế nhà ở nói riêng và ở các công trình dân dụng nói chung.
Nhờ đặc trưng đường cong, thiết kế này góp phần tăng thêm nét quyến rũ và uyển chuyển nhịp nhàng cho không gian.
4. Gạch thủy tinh cho phép ánh sáng tự nhiên vào không gian bên trong
Từ năm 2020, gạch thuỷ tinh đã được bắt gặp ở bất cứ nơi nào và hiện nay có sự trở lại đầy mạnh mẽ của dòng gạch đã từng “lỗi thời” này.
Gạch kính (hay còn gọi là gạch thủy tinh) là vật liệu ốp lát bằng thủy tinh với tâm rỗng, có khả năng giảm âm, cách nhiệt và chống cháy.
Xuất hiện vào những năm 80, gạch kính cho phép ánh sáng ánh sáng tự nhiên chiếu vào không gian bên trong nhưng vẫn duy trì sự riêng tư nhờ đặc tính mờ của nó.
Gạch kính hiện có ở khắp mọi nơi, trên những gian hàng tồn tại lâu đời đến các thiết kế nội thất hiện đại ngày nay.
Gạch kính có nhiều kích thước khác nhau bao gồm 200×200, vỉ mosaic 300×300, 600×600,… với độ dày ít nhất từ 2-3 inch.
Trong quá trình sản xuất, gạch có thể được thay đổi theo nhiều định dạng khác nhau từ màu sắc, hình dáng đến độ trong suốt để đáp ứng mọi nhu cầu ốp lát của người dùng.
Thông thường, một bức tường gạch kính được cấu tạo bởi một mảng các khối kính giống hệt nhau.
Sau đó chúng được lắp ráp tương đối dễ dàng và có thể được cố định với nhau bằng nhiều phương pháp, phổ biến nhất là sử dụng vữa xi măng.
Đối với nhiều chủ nhà, cửa sổ thuỷ tinh có thể làm cho ngôi nhà trông cao cấp hơn.
Cuối cùng, gạch thuỷ tinh vô cùng tiết kiệm năng lượng, các lỗ rỗng trong cấu tạo được ví như cửa sổ hai lớp giúp làm sáng không gian, hạn chế ánh sáng nhân tạo.
Bên cạnh đó, lớp vữa kín gió, giúp tiết kiệm năng lượng, ngăn chặn bức xạ.
5. Mùa trầm mang đến không gian giản đơn và bình yên
Khi lựa chọn thiết kế cho không gian phòng khách hiện đại nhiều gia chủ lựa chọn gam màu trầm vừa đẹp về thẩm mỹ vừa mang đến giá trị đẳng cấp sang trọng.
Căn phòng khách được kết hợp đồ nội thất màu trầm cùng với ánh sáng tự nhiên giúp không gian sinh hoạt càng thêm rộng rãi, thông thoáng và tiện nghi.
Màu nâu tồn tại nhiều trong tự nhiên và đây cũng là một màu trung tính nên có thể tạo ra cảm giác dễ chịu với đa số người dùng.
Cùng với đó, màu nâu cho cảm giác thâm trầm, giản dị và yên bình.
Màu nâu là màu kết hợp của hai màu đỏ (nóng) và đen (lạnh) nên đây được coi là màu trung tính.
Trong kiến trúc hiện đại, màu nâu vẫn được sử dụng rất nhiều, đặc biệt là trong nội thất nhà ở.
Màu nâu trong công trình nhà ở gợi sự gần gũi, ấm áp, có yếu tố truyền thống nhưng vẫn phù hợp trong những không gian hiện đại với những vật liệu hiện đại.
Jade Joyner, người đồng sáng lập Metal + Petal, cho biết:
"Đối với năm 2022, đã sự thay đổi từ u tối và ủ rũ sang phong phú và sâu lắng. Mọi người thực sự thích tông màu này. Các tông màu như nâu, đồng, đất được pha trộn với đen và xám bắt đầu trở nên thịnh hành".
Nhà thiết kế cho biết thêm, những màu như nâu đất sẽ làm cho các vật trang trí có cảm giác như đồ gỗ và nó liên quan mật thiết với xu hướng lựa chọn các vật liệu tự nhiên.
Bên cạnh đó, những màu này cũng mang lại hiệu ứng giúp không gian mềm mại và sang trọng hơn.
6. Thiết kế không gian mở giúp ngôi nhà được “mở” rộng hơn
Không gian mở sẽ tạo ra sự liên kết với các không gian khác thông qua các vách kính, ô cửa rộng,...
Từ đó những vật dụng trong một không gian sẽ được liên kết chặt chẽ với không gian bên cạnh, có thể là mảnh vườn xanh mát bao quanh nhà.
Gia chủ sẽ có được sự trải nghiệm hoàn hảo nhất mà không bị sự ngăn cách của các bức tường làm khó chịu.
Với những khoảng không gian sinh hoạt chung luôn được ưu tiên hướng về phía cảnh quan, vườn tược xanh tươi.
Đã giúp ngôi nhà thật sự trở thành “mái ấm”, tăng tương tác giữa các thành viên trong gia đình sau thời gian làm việc, học tập căng thẳng.
Thiết kế nhà có nhiều cửa sổ, ban công rộng sẽ thu hút được các nguồn ánh sáng và gió trời bên ngoài giúp hạn chế việc sử dụng các bóng đèn công nghiệp, tiết kiệm được chi phí năng lượng.
Hơn nữa, ánh nắng tự nhiên chiếu vào nhà sẽ đảm bảo sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần cho người cư trú.
7. Sử dụng chất liệu bền vững trong thiết kế được quan tâm
Thiết kế nội thất bền vững cân nhắc các yếu tố chính như lựa chọn vật liệu nhằm đảm bảo môi trường khí hậu trong nhà và sức khỏe người sử dụng.
Vật liệu nội thất bền vững tác động tích cực đến môi trường vi khí hậu trong nhà, chất lượng không khí, độ ẩm,... trong không gian sống.
Một vấn đề quan trọng là giá thành vật liệu xanh hay thân thiện môi trường thường cao hơn so với vật liệu thông thường.
Trong khi thông thường nhà đầu tư chỉ sẵn sàng chấp nhận giá thành cao hơn cho các sản phẩm nội thất có chất lượng tốt hơn.
Các yếu tố liên quan đến sức khỏe trong lựa chọn vật liệu chẳng hạn kiểm soát chất các hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC) không được chú trọng.
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), có rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn của các vật liệu sử dụng trong nội thất, gây ô nhiễm không khí trong nhà và gây hại cho con người.
Hiện nay trên thị trường hầu hết các loại vật liệu này không được kiểm tra mức độ an toàn về phát thải khí độc hại.
Trung bình con người dành từ 80 đến 90% thời gian trong nhà, mức độ ô nhiễm không khí cao gấp hai đến năm lần ngoài nhà.
Mua sắm đồ cổ điển không những mang lại một giải pháp bền vững mà còn tạo thêm nét đặc trưng cho không gian.
Mỗi ngôi nhà đều phản ánh sự độc đáo của chủ nhân và lựa chọn đồ nội thất là một phần quan trọng trong đó.
Mỗi vật dụng tái sử dụng đều có ý nghĩa và tượng trưng cho một thông điệp riêng.
Dù được giữ nguyên hay làm mới những những món đồ này cũng mang lại những giá trị cho không gian sống.
Đặc biệt hơn cả, việc tái sử dụng này còn giúp bạn không bị "đụng hàng".
Người sáng lập Studio RODA, Rodrigo Albir cho rằng năm 2022, các vật liệu từ tự nhiên sẽ được lên ngôi, đặc biệt là trong những không gian như phòng khách.
Ông giải thích rằng: "Xu hướng thiết kế phòng khách đang phản chiếu cuộc cách mạng chống lại thời trang nhanh và hiện đang hướng tới sự trường tồn và vượt thời gian".
Những người có nhu cầu thay đổi không gian sống gần đây đang tìm kiếm một giải pháp thiết thực hơn để thiết kế sao cho không gian sống của mình luôn hợp thời bằng cách sử dụng các đồ trang trí trung tính và gần gũi.
Kết luận
Chúng ta có thể thấy thiết kế nội thất hiện nay không chỉ chú trọng vào cái đẹp mà hầu như mọi người tập trung vào thể hiện phong cách bản thân và trải nghiệm cảm xúc cá nhân.
Cùng với đó tính bền vững hiện đã được quan tâm trong tất cả các lĩnh vực và thiết kế nội thất cũng không nằm ngoài xu hướng này.