Phong cách Industrial (công nghiệp) là gì?
Phong cách Industrial được ra đời trong hoàn cảnh cuộc cách mạng công nghiệp Châu Âu suy thoái vào những năm đầu thế kỷ 20, các nhà máy tại Tây Âu bị bỏ hoang do chuyển xưởng sản xuất sang các nước thứ ba với chi phí thấp hơn.
Trong hoàn cảnh ấy, ý tưởng tái xây dựng những tòa nhà này thành khu dân cư nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân được hình thành.
Các kiến trúc sư quyết định tái tạo lại các công trình hưng thịnh trước đó, họ tận dụng những gì có sẵn đồng thời đưa các trang thiết bị phục vụ cuộc sống vào để tạo nên không gian hiện đại, tinh tế nhưng cũng không kém phần độc đáo, phá cách.
Từ đó về sau thì phong cách thiết kế nội thất công nghiệp không ngừng được phát triển và hoàn thiện với những ý tưởng độc đáo, mới lạ nhưng vẫn giữ lại được nét đặc trưng cơ bản của phong cách.
Qua đó, có thể nói phong cách nội thất công nghiệp chính là nói đến sự đơn giản, thô sơ và quay về những điều cơ bản.
Nếu như những phong cách thiết kế khác cố gắng che đi những khuyết điểm thô mộc thì phong cách Industrial khuyến khích điều đó, nó gọt bỏ đi những thứ rườm rà, xa hoa và chỉ chắt lọc lại những gì thuần túy và cần thiết nhất cho không gian sống.
Trong loại nhà này, các chi tiết trang trí thường được giảm xuống tới mức tối thiểu. Cây cối, khung tranh, đồ lưu niệm… không xuất hiện nhiều.
Có thể thấy, phong cách này rất phù hợp trong cách bố trí văn phòng làm việc hiện đại khi đề cao tính thiết yếu của mọi thành phần trong không gian.
Ứng dụng của phong cách công nghiệp trong thiết kế
Đặc điểm chính để nhận diện phong cách Industrial chính là những bức tường thô, những bức tường ốp gỗ tự nhiên, hay những bức tường bê tông mài,…
Tất cả đã tạo nên một không gian công xưởng giả lập bằng sự đơn giản nhưng không kém phần tinh tế, thu hút.
Ánh sáng là yếu tố rất quan trọng trong trang trí phong cách công nghiệp.
Gam màu sử dụng chính cho không gian và đồ nội thất của phong cách này là tông màu trầm và sậm vì vậy ánh sáng là vô cùng quan trọng nếu thiếu ánh sáng căn phòng sẽ trở nên rất tối.
Điểm nhấn được tạo ra từ sự đối lập và sáng tạo, bạn có thể linh hoạt lựa chọn các vật dụng trang trí.
Đối với thảm trải sàn, nếu bạn lựa chọn màu tối thì có thể trang trí các vật dụng có màu sắc tươi sáng một chút.
Còn bàn ghế và sofa thường sẽ được sử dụng màu sắc trung tính nên rất dễ chọn lựa các vật dụng giúp làm nổi bật không gian sống.
Hiện nay, có rất nhiều người trên thế giới ưa chuộng thiết kế phòng bếp theo phong cách nội thất thiết kế công nghiệp, tuy nhiên tại Việt Nam thì nó không phổ biến.
Theo quan niệm phong thủy của người Châu Á thì phòng bếp nên được thiết kế kín và điều đó đi ngược lại với phong cách thiết kế Industrial.
Bạn cũng có thể thay đổi các sắc thái màu sắc cho ấm lên một chút, tuy nhiên không nên lạm dụng quá đà nếu không muốn làm mất đi vẻ đẹp vốn có của phong cách này.
Một điểm bạn nên lưu ý rằng tuy là phòng ngủ nhưng ánh sáng tự nhiên là yếu tố quan trọng và nó được lấy từ cửa sổ rộng, bạn có thể dùng rèm cửa để che bớt ánh sáng.
Người ta cũng thường lắp đặt đèn led chiếu sáng trên trần nhà để chiếu sáng vào ban đêm.
Ngày nay, phong cách thiết kế Industrial phát triển mạnh mẽ và không chỉ được ứng dụng cho không gian nhà ở mà nó còn được sử dụng để thiết kế văn phòng, căn hộ chung cư, quán cafe, trang trí cửa hàng,…
Điều này cũng lý giải vì sao các công ty thiết kế nội thất văn phòng tại Hồ Chí Minh hiện rất ưa chuộng phong cách này.
Để thiết kế phong cách Industrial hợp lý thì bạn cần phải dựa vào những tiêu chuẩn đã nêu trên, bên cạnh đó bạn cũng nên tham khảo những mẫu thiết kế khác nhau để lấy ý tưởng hoàn hảo cho không gian sống của mình.
Tổng hợp.