Entrepreneur Asia Pacific đã xem xét 3 xu hướng có thể định hình và thậm chí thay đổi bộ mặt ngành y tế châu Á.

Các xu hướng này được phát triển dựa trên việc ứng dụng những công nghệ hàng đầu hiện nay như

Trí tuệ nhân tạo (AI - Artificial intelligence), Internet vạn vật (IoT - Internet of Things), Trí tuệ nhân tạo vạn vật (AIoT - Artificial Intelligence of Things), Dữ liệu lớn (Big Data),...

Dưới đây là 3 xu hướng chăm sóc sức khỏe nổi bật năm 2022.

Telehealth - xu hướng mới trong cuộc cách mạng chăm sóc sức khỏe

Chỉ vài năm trước, việc gọi điện video cho bác sĩ còn khá khó khăn.

Hiện nay, rất nhiều bệnh viện, phòng khám và công ty trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cung cấp các lựa chọn khám chữa bệnh từ xa cho những bệnh nhân.

Đây là một trong những tích hợp phát triển nhanh nhất trong lĩnh vực y tế và sẽ không biến mất sau COVID-19.

Telehealth cho thấy sự hiệu quả, thuận tiện và nhiều lợi ích.

null
Telehealth giúp bệnh nhân kết nối với bác sĩ một cách dễ dàng.

Hình thức này cho phép cả bệnh nhân và các cơ sở y tế cắt giảm chi phí, tiết kiệm thời gian.

Đồng thời, Telehealth mở ra khả năng tiếp cận rộng rãi với các bác sĩ, thuộc nhiều chuyên khoa khác nhau.

Bệnh nhân tại sinh sống tại các tỉnh lẻ, nông thôn không còn phải mất quá nhiều thời gian, chi phí di chuyển để được tiếp cận với dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao tại thành phố lớn.

Công nghệ y tế tích hợp phát triển mạnh mẽ

Kể từ khi ra đời, Internet đã hỗ trợ hầu hết mọi ngành công nghiệp hiện đại hóa và tạo ra những cách thức hoạt động hiệu quả hơn.

Giờ đây, các công nghệ y tế tích hợp đang thay đổi cách thức mà các bệnh viện, phòng khám, trung tâm và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc giao tiếp với nhau và với bệnh nhân.

1. Hồ sơ sức khỏe điện tử

Hồ sơ sức khỏe trực tuyến hoạt động dựa trên công nghệ đám mây (Cloud), cho phép bác sĩ dễ dàng truy cập hồ sơ bệnh án.

Bác sĩ có thể đưa ra kế hoạch chăm sóc nhanh chóng, tiết kiệm thời gian thu thập thông tin từ nhiều loại tài liệu, giấy tờ.

null
Hơn 90% người dân sẽ có Hồ sơ sức khỏe điện tử sử dụng trong khám chữa bệnh.

2. Internet vạn vật y tế (IoT)

IOT y tế đang phát triển nhanh chóng nhằm triển khai các thiết bị đeo, màn hình và ứng dụng tích hợp cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe.

Khi công nghệ này được cải thiện, các thiết bị IoT sẽ có giá cả phải chăng hơn, nhiều bệnh nhân có khả năng tiếp cận hơn.

Với IoT, dữ liệu của bệnh nhân có thể được truyền tải tự động thông qua các hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử, bệnh nhân không bị vướng vào các thiết bị y tế như máy theo dõi nhịp tim, máy bơm máu, mặt nạ phòng độc...

null
IoT cung cấp sự tiện lợi và chính xác trong việc thu thập và hiểu dữ liệu y tế.

Nền tảng IoT cũng cho phép tích hợp xử lý dữ liệu chính xác từ vô số thiết bị y tế để có được hiểu biết sâu sắc về sức khỏe của bệnh nhân, mà không làm phân tán thông tin.

Do đó y bác sĩ không phải trực tiếp xử lý các dữ liệu phức tạp và dễ nhầm lẫn, các y tá dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc cho người bệnh.

3. Trí tuệ nhân tạo (AI)

AI kết hợp với IoT và máy học (ML - Machine Learning) tạo ra các phiên bản nâng cấp của các thiết bị y tế truyền thống.

Sự pha trộn giữa kết nối vô hình với các vật thể hữu hình, chẳng hạn như máy theo dõi tim hoạt động bằng Bluetooth, cho phép các bác sĩ nhận được thông tin chính xác hơn một cách kịp thời.

Thông qua AI và đánh giá dữ liệu sức khỏe theo thời gian thực, các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thể quản lý những cuộc khủng hoảng y tế xuất hiện trong đại dịch.

null
Công nghệ y tế tích hợp thay đổi cách thức khám chữa bệnh truyền thống.
Ước tính có 50 tỷ thiết bị y tế sẽ được kết nối với các hệ thống y tế trong vòng 10 năm tới.

Sự cố an ninh mạng dự kiến ​​sẽ là một thách thức.

Tuy nhiên, các nhà khoa học kỳ vọng rằng việc giải quyết các cuộc tấn công mạng sẽ phát triển để kết hợp nhiều trí tuệ nhân tạo (AI) hơn vào năm 2022 và những năm tiếp theo, theo trang web của Viện điện và điện tử của Mỹ (IEEE).

4. Cá nhân hóa hơn trong chăm sóc sức khỏe

Mỗi người sẽ có những vấn đề về sức khỏe thể chất hoặc tinh thần khác nhau.

Khi cộng đồng bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe, họ sẽ có nhu cầu kiểm tra và chăm sóc sức khỏe một cách thường xuyên, dễ dàng.

Việc xây dựng các ứng dụng, các sản phẩm chăm sóc sức khỏe cá nhân giúp mọi người theo dõi sức khỏe một cách thường xuyên, thuận tiện ngay tại nhà.

Các ứng dụng này có thể thu thập một lượng lớn dữ liệu của người dùng qua mỗi lần sử dụng.

null
Tất cả thông số sức khỏe người bệnh được lưu trữ vào hồ sơ để tìm được giải pháp để phát hiện sớm theo đúng nghĩa ngay từ khi chưa thành bệnh.

Khi bệnh nhân chia sẻ dữ liệu cá nhân, bác sĩ, y tá, hộ lý sẽ có cơ sở để tìm hiểu rõ hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của họ.

Ngoài ra, những dữ liệu này được bác sĩ sử dụng để lập kế hoạch chăm sóc toàn diện bao gồm các biện pháp chủ động phòng ngừa, giảm thiểu yêu cầu thực hiện thủ thuật khẩn cấp trong tương lai.

Thiết bị đeo, cân thông minh, xe đạp thể dục, máy theo dõi calo và các ứng dụng chăm sóc sức khỏe (tập thể dục, tư vấn chuyên khoa) đã trở nên cực kỳ phổ biến khi mọi người tìm cách điều trị bệnh thông qua phương pháp toàn diện.

Những người mắc các bệnh lý mạn tính như tiểu đường, bệnh tim hoặc huyết áp cao có thể tận dụng các ứng dụng mới để theo dõi tình trạng và thực hiện các biện pháp kiểm soát bệnh.

Lời kết

Ngành chăm sóc sức khỏe đang xuất hiện một số xu hướng mới nhằm hỗ trợ tối đa cho người bệnh.

Rõ ràng là những người không kết hợp công nghệ hiện đại sẽ bị bỏ lại phía sau.

Điều quan trọng là các công ty chăm sóc sức khỏe phải nhận thức, lập kế hoạch và thực hiện hiệu quả ít nhất một số công nghệ mới chuyển đổi chăm sóc sức khỏe.