Một số nguồn nước tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe khi dùng để chế biến thực phẩm

1. Nước khoáng sản sinh ra chất độc trong quá trình đun nấu và pha sữa cho bé

Nước khoáng là loại nước chảy qua những tầng địa chất có chứa một số nguyên tố, khí tự nhiên hoặc hợp chất khoáng với hàm lượng cao hơn các loại nước khác.

Một bài phân tích trên tạp chí Health cho thấy hiện nay các loại nước khoáng thường được bổ sung các chất như kali, magie, natri, canxi, natri, mà khi nấu ăn ở nhiệt độ cao, những chất này có thể sinh ra cặn không tốt cho sức khỏe.

null
Nước khoáng đun sôi có thể gây lắng cặn.

Theo tạp chí khoa học NCBI, một số nguồn nước khoáng còn chứa muối chì hay nitrat.

Trong quá trình đun sôi, nồng độ chì, nitrat sẽ tăng lên. Với nitrat, khi vào cơ thể có thể bị khử thành nitrit, là chất có hại cho sức khỏe, có thể gây khó thở hay ảnh hưởng đến hoạt động của tim.

Các loại khoáng và hàm lượng khoáng chất phụ thuộc vào nguồn nước, không qua kỹ thuật xử lý làm ảnh hưởng đến thành phần mà chỉ đảm bảo vô trùng.

Tuy nhiên, nước khoáng không được khuyến khích để sử dụng cho trẻ nhỏ, người mắc bệnh lý về thận cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Pha sữa với nước khoáng cũng có thể có một số tác động.

null
Không nên dùng nước khoáng pha sữa cho trẻ nhỏ.

Cơ thể trẻ em có xu hướng hấp thụ hàm lượng chất khoáng trước, đồng thời tốc độ và khả năng hấp thụ các chất của trẻ có giới hạn.

Do vậy, nếu nhận vào lượng khoáng quá nhiều, trẻ sẽ không thể hấp thụ tiếp các vitamin và một số chất dinh dưỡng khác trong sữa, dẫn tới tình trạng thiếu chất.

Nước khoáng đóng trong chai nhựa cũng tiềm ẩn nhiều lo ngại đối với sức khỏe do các vi nhựa (hạt nhựa nhân tạo) có thể đi vào bên trong cơ thể.

Hơn nữa, việc sử dụng nước khoáng đóng chai cũng ảnh hưởng xấu đến môi trường, đặc biệt là môi trường nước và sinh vật biển.

null
Nước uống đóng chai gây hại cho môi trường.

2. Nước giếng khoan chưa qua xử lý và chứa nhiều vi khuẩn gây hại.

Nước giếng khoan là nguồn nước ngầm nằm sâu trong lòng đất, được con người khai thác để sử dụng.

Hiện nay tại nhiều nơi, nước giếng khoan vẫn được lựa chọn để uống và nấu ăn nhờ ưu điểm tiết kiệm chi phí hoặc do hạn chế về công nghệ lọc nước.

null
Hiện nay, nước giếng ở nhiều nơi vẫn chưa được xử lý.

Nước giếng khoan chưa qua xử lý có thể bị ô nhiễm hóa chất, chứa các loại vi khuẩn, kim loại nặng, nhiễm mặn, nhiễm phèn...

Do đó, nếu thường xuyên sử dụng nước giếng khoan để uống và nấu ăn sẽ dễ mắc các bệnh tiêu hóa, bệnh da liễu hay thậm chí là ung thư.

Đặc biệt tình trạng ô nhiễm môi trường đất đã khiến mạch nước ngầm trở nên nguy hại.

null
Nước giếng khoan là mầm mống gây bệnh.

Hơn nữa, việc lấy nước từ mạch nước ngầm còn có nguy cơ dẫn đến tình trạng sụt lún tại các đô thị lớn.

Do đó, sử dụng nước giếng khoan lại tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe vì nguồn nước ngầm đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi các chất độc hại mà nhà máy, xí nghiệp,... thải ra.

3. Nước máy chứa nồng độ Clo cao

Nước máy có nguồn gốc là nước tự nhiên từ ao hồ, sông suối,... được xử lý tại các nhà máy nước.

Tại Việt Nam để được đưa vào sử dụng trong sinh hoạt, nước máy phải đảm bảo bộ tiêu chuẩn nước sạch QCVN 01-1:2018/BYT Bộ Y Tế ban hành.

null
QCVN 01-1:2018/BYT - Quy chuẩn nước sinh hoạt mới nhất.

Nguồn nước sau khi xử lý sẽ được đưa đến từng gia đình thông qua đường ống dẫn.

Tại Việt Nam, nhiều nơi đường ống dẫn đang bị xuống cấp, hen gỉ,... dẫn đến nguy cơ nước bị nhiễm kim loại nặng hoặc tái nhiễm khuẩn như khuẩn Clorofom gây nên các bệnh đường ruột.

null
Nguy cơ xấu đối với sức khỏe nếu sử dụng nước có hàm lượng Clo cao.

Ngoài ra, đối với nước máy được khử trùng bằng Clo sẽ tạo nên lượng Clo dư nhất định ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh nhận định:

“Khi đun sôi, vi khuẩn và ký sinh trùng bị tiêu diệt hoàn toàn. Tuy nhiên càng để lâu, nguy cơ tái nhiễm khuẩn của nước lại càng lớn, thậm chí còn gây hại hơn lúc chưa đun”.

4. Nước tinh khiết không chứa các chất khoáng cần thiết cho cơ thể

Nước tinh khiết có nguồn gốc từ nước giếng, nước sinh hoạt, nước sông,... đã được xử lý bằng công nghệ lọc nước RO.

Công nghệ lọc RO ứng dụng quy trình thẩm thấu ngược, kết hợp với màng lọc có kích thước cực nhỏ khoảng 0.0001 µm cho ra chất lượng nước tinh khiết đạt 99%.

null
Nguồn nước sau khi lọc đạt chuẩn nước uống trực tiếp mà không cần đun sôi.

Nước tinh khiết không chứa tạp chất, vi khuẩn, kim loại hay bất cứ chất độc hại nào, chỉ có thành phần là nước nên được gọi là nước trơ, nước chết, có thể dùng để nấu ăn.

Tuy nhiên, nhược điểm của nước tinh khiết là loại bỏ hoàn toàn các vi khoáng tự nhiên thiết yếu cho cơ thể.

Năm 1980, Tổ chức Y tế Thế giới WHO thông qua nghiên cứu "Rủi ro sức khỏe khi uống nước khử khoáng chất" cũng chỉ ra rằng:

“Việc sử dụng nước tinh khiết tạo ra bởi công nghệ RO trong thời gian dài sẽ làm cơ thể thiếu canxi dẫn đến loãng xương, có nguy cơ gây phù não co giật và nhiều hệ lụy ảnh hưởng tới sức khỏe, nhất là đối với trẻ em”.

null
Sự khác biệt giữa nước khoáng và nước tinh khiết.

Do đó, người dùng cần lưu ý trong việc sử dụng nước tinh khiết để uống và nấu ăn trong thời gian dài.

Nước từ trường - Giải pháp chế biến thực phẩm an toàn cho sức khỏe

Hiện nay, sự phát triển của công nghệ lọc nước đã cho ra đời nhiều loại nước khác nhau.

Nước từ trường là loại nước được xử lý qua sóng từ trường của nam châm vĩnh cửu.

Từ đó sản sinh ra các phân tử nước nhỏ có cấu trúc giống với nước trong tế bào.

Các phân tử nước này có khả năng vận chuyển các chất dinh dưỡng và muối khoáng đi vào tế bào nhanh hơn.

Nếu so sánh nước từ trường với các loại nước thường thấy trong cuộc sống, thì loại nước này có nhiều đặc tính vượt trội hơn.

Đây là những tiêu chuẩn mà Tổ chức Y tế thế giới WHO đưa ra đối với những loại nước tốt cho sức khỏe.

null
Nước từ trường được chứng minh mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Loại nước này nhận được đánh giá cao của nhiều chuyên gia trong việc sử dụng trong quá trình nấu nướng.

1. Cấu trúc phân tử siêu nhỏ hỗ trợ gia tăng hương vị thực phẩm

Nhờ kết cấu lục giác đặc biệt mà nước từ trường có những đặc tính ưu việt hơn hẳn so với các loại nước khác, đặc biệt là khả năng thẩm thấu nhanh và sâu vào từng tế bào.

Loại nước này cũng tương đồng với cấu trúc của nước trong tế bào.

Do đó, khi vào cơ thể, nước từ trường có thể cấp nước ngay và sâu bên trong, giúp tế bào “no nước”, nuôi dưỡng tế bào có đủ dinh dưỡng và phát triển khoẻ mạnh.

null
Nước từ trường giúp làm sạch những nguyên liệu, giúp phân tán và giúp các chất dinh dưỡng được tiết ra một cách nhiều và nhanh nhất.

Bên cạnh đó, nước từ trường sẽ dễ dàng len lỏi, thâm nhập vào trong từng cấu trúc tế bào của thực phẩm.

Vì vậy làm dậy lên hương vị đặc trưng của sản phẩm đặc biệt là khi dùng nước từ trường để pha sữa hoặc pha cà phê.

null
Dùng nước từ trường để pha sữa cho bé cũng đem lại hiệu quả cho sức khỏe cao hơn hẳn nước thông thường.

2. Rửa trôi tốt, đào thải chất có hại ra khỏi thực phẩm

Ngày nay, việc thực phẩm bị tiêm, trồng những hóa chất như chất trừ sâu, thuốc bảo vệ thực phẩm đã không còn quá xa lạ với chúng ta.

Chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy được những chất này nếu vô tình ăn phải thì sẽ liên tục tích tụ, tồn đọng trong cơ thể và từ đó gợi ra những gốc tự do gây hại cho cơ thể chúng ta.

Vì dư lượng thuốc trừ sâu trên bề mặt thực phẩm khó có thể biến mất hết nếu chỉ rửa bằng nước sạch thông thường.

null
Thực phẩm tươi sống thường chứa nhiều vi khuẩn.

Vì nước từ trường không chứa hóa chất, không màu, không mùi và dễ bay hơi nên có tác dụng tẩy rửa, làm sạch rất tốt và không độc hại cho sức khỏe.

Nhờ cấu trúc lục giác, nước từ trường dễ dàng thẩm thấu vào bên trong, nhanh chóng rửa trôi những chất độc hại, trên bề mặt rau, củ, quả, khi ta sơ chế và chế biến.

Từ đó, giúp thực phẩm tươi ngon hơn, đảm bảo sự an toàn, sạch sẽ, không độc hại trong thực phẩm khi nấu nướng.

Ngoài ra, nước từ trường còn giúp thực phẩm tươi lâu hơn, đặc biệt là khả năng “hồi sinh” rau bị dập, héo và có thể bảo quản trong tủ lạnh lâu hơn.

null
Rửa sạch với nước từ trường giúp đảm bảo an toàn cho thực phẩm.

Lời kết

Như vậy, ngoài việc mang đến những công dụng tốt cho sức khỏe con người, nước từ trường cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng, tạo nên bí kíp nấu ăn ngon cần thiết cho những người nội trợ.