Giải thích khái niệm

Đầu tiên cùng tìm hiểu một số khái niệm liên quan như:

Nước từ trường, gốc tự do, sự cân bằng nội môi ô xy hoá và chống ô xy hoá.

1. Nước từ trường

Nước từ trường là nước có năng lượng từ tính với cấu trúc phân tử nhỏ hình lục giác, thu được khi cho nước đi qua nam châm vĩnh cửu, được sản xuất một cách đặc biệt có thể kích hoạt và ion hóa các phân tử nước.

Chia sẻ từ 35 báo cáo tổng hợp các công trình khoa học về nước từ trường trên thế giới, bà Nguyễn Thị Minh Đăng – Chủ tịch Hội đồng Quản trị, CEO Koro cho biết:

Nước từ trường có 4 đặc tính cơ bản: 

- Nước giàu năng lượng từ tính, phục hồi sức khoẻ cho tế bào; 
- Có cấu trúc lục giác với các cụm phân tử nước nhỏ dễ dàng hấp thu qua kênh Aquaporin vào tế bào; 
- Giàu Electron tự do, hỗ trợ như một chất chống ô xy hoá để giải quyết cơn bão Cytokine và Gốc tự do; 
- Canxi tồn tại ở thể Aragonit giúp ngăn chặn và đánh tan sỏi thận và túi mật.

Nước lục giác có trên bề mặt của các phân tử sinh học bên trong tế bào theo mô tả của Tiến sĩ Gerald Pollack.
Nước lục giác có trên bề mặt của các phân tử sinh học bên trong tế bào theo mô tả của Tiến sĩ Gerald Pollack.

Cũng theo bà Đăng, nước từ trường có thể:

- Ngăn ngừa lão hóa và mệt mỏi bằng cách tăng tính thấm của màng tế bào;
- Ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch (đã có một số nghiên cứu trên động vật và con người);
- Làm giảm đường huyết;
- Ngăn chặn những tổn thương ở thận do bệnh tiểu đường Type 2 gây ra;
- Giúp giảm các triệu chứng cảm lạnh, ho, viêm phế quản, sốt…

Đọc thêm: Nước từ trường - Những lợi ích vàng cho sức khỏe người tiêu dùng.

Các công dụng của nước từ trường.
Các công dụng của nước từ trường.

2. Gốc tự do

Gốc tự do là các nguyên tử, phân tử có vỏ ngoài là các Electron, khi nó bị thiếu Electron thì nó muốn lấy Electron khác để bù đắp vào. 

Các gốc tự do có khuynh hướng cướp 1 Electron ở vỏ ngoài của 1 phân tử khác nằm ở màng tế bào, biến phân tử đó trở thành gốc tự do mới vì đã bị thiếu mất Electron.

Do vậy mà các nguyên tử, phân tử ở màng tế bào biến thành các gốc tự do, lúc này sẽ lại đi cướp Electron của phân tử khác trong màng tế bào. 

Phản ứng cứ vậy tiếp diễn và đi đến hủy hoại màng tế bào. 

Ngoài ra, gốc tự do còn có thể được tạo ra trong lòng tế bào, phá hủy các nguyên tử, phân tử bên trong tế bào, làm cho tế bào bị tổn thương và suy yếu.

Cơ chế của gốc tự do.
Cơ chế của gốc tự do.

Theo các nhà khoa học, gốc tự do hủy hoại tế bào theo diễn tiến sau đây: 

- Trước hết, gốc tự do ô xy hóa màng tế bào gây trở ngại việc thải chất bã và hấp thu chất dinh dưỡng;
- Rồi gốc tự do tấn công các ty lạp thể, phá vỡ nguồn cung cấp năng lượng;
- Sau cùng, bằng cách ô xy hóa, gốc tự do làm suy yếu kích thích tố, các Enzym khiến cơ thể không tăng trưởng được. 

Bác sĩ Denham Harman thuộc Đại học Berkeley, California, là khoa học gia đầu tiên nhận ra gốc tự do gây tổn thương tế bào và là một trong nhiều nguyên nhân gây sự hóa già, lão suy, Alzheimer, tăng huyết áp vô căn, đái tháo đường, bệnh xơ vữa động mạch, ung thư. 

Gốc tự do có thể gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm cho cơ thể.
Gốc tự do có thể gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm cho cơ thể.

Có nhiều loại gốc tự do nguy hiểm như: 

Superoxide, Ozon, Hydrogen Peroxid, Perô xy Lipid, Hydrôxyl Radical gây ra nhiều tổn thương tế bào. 

Nó có thể là sản phẩm của sự căng thẳng kéo dài, mệt mỏi, ô nhiễm môi trường, thuốc lá, tia phóng xạ, thực phẩm có chất màu tổng hợp, hóa chất công nghiệp, nước có nhiều Chlorine.

Tuy gốc tự do nguy hiểm là vậy, nhưng không thể loại bỏ hết tất cả các gốc tự do ra khỏi cơ thể. 

Bởi vì gốc tự do (hay còn gọi là cơ chế ô xy hóa) là chất do cơ thể tạo ra, nó có tác động kép: 

Gốc tự do vừa giết vi khuẩn, virus, bảo vệ cơ thể, mang lại lợi ích cho cơ thể; đồng thời gốc tự do cũng giết luôn các tế bào khỏe mạnh, điều này gây hại cho cơ thể, thậm chí còn nguy hiểm hơn khi nó tạo thành cơn bão gốc tự do nữa.

3. Cân bằng nội môi ô xy hóa và chống ô xy hóa

Cơ thể cũng có cơ chế tạo ra các chất chống gốc tự do (gọi là chất chống ô xy hóa). 

Các chất này sẽ nhanh chóng lấy Electron của nó cho qua gốc tự do, lúc này gốc tự do đủ Electron nên trở thành phân tử bình thường, không đi phá hoại cơ thể nữa.

Như vậy, trong cơ thể luôn tồn tại 2 cơ chế để tạo ra sự cân bằng như sau: 

Cơ chế ô xy hóa giúp tạo ra các gốc tự do và cơ chế khử giúp tạo ra các chất chống gốc tự do (chống ô xy hóa). 

Cơ thể cần giữ được trạng thái cân bằng nội môi (tức là cân bằng ô xy hóa - khử) để giúp cơ thể tạo ra số lượng chất chống ô xy hóa vừa đủ với gốc tự do, giúp duy trì sự khỏe mạnh và cân bằng bên trong cơ thể.

 Gốc tự do và chất chống ô xy hóa.
Gốc tự do và chất chống ô xy hóa.

Nội môi là môi trường bên trong cơ thể, là môi trường mà tế bào thực hiện quá trình trao đổi chất.

Nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì môi trường bên trong bao gồm máu, bạch huyết và nước mô. 

Sự biến động của môi trường bên trong thường gắn liền với ba thành phần máu, bạch huyết, nước mô.

Cân bằng nội môi là sự duy trì sự ổn định các điều kiện lí hoá của môi trường trong cơ thể.

Sự ổn định về các điều kiện lí hoá của môi trường trong đảm bảo cho các tế bào, cơ quan trong cơ thể hoạt động bình thường.

Để duy trì được sự ổn định của cơ thể cần các cơ chế duy trì cân bằng nội môi.

Hiểu đơn giản là, cân bằng nội môi ô xy hóa và chống ô xy hóa sẽ giúp cho cơ thể khỏe mạnh và duy trì hoạt động bình thường của cơ thể.

Cân bằng nội môi ô xy hóa và chống ô xy hóa là tiền đề cho một sức khỏe tốt.
Cân bằng nội môi ô xy hóa và chống ô xy hóa là tiền đề cho một sức khỏe tốt.

Mối liên hệ giữa các khái niệm trên - Vai trò của nước từ trường trong việc hạn chế các tác hại của gốc tự do và ô xy hóa

Trao đổi thêm về nước từ trường, lương y Nguyễn Văn Lai (Chủ tịch Hội nam y tỉnh Đồng Nai), nhấn mạnh: 

“Nước từ trường giúp người dùng chống ô xy hóa, mang lại sự cân bằng nội môi ô xy hóa – chống ô xy hóa, tăng cường hệ miễn dịch không đặc hiệu…”.

Gốc tự do tạo ra phản ứng ô xy hoá. 

Chống ô xy hoá là việc ngăn chặn phản ứng này của gốc tự do. 

Hoạt động chống ô xy hoá được thực hiện bằng cách: các chất chống ô xy hoá cung cấp Electron cho các gốc tự do. 

Gốc tự do sau khi nhận Electron thì trở thành các phân tử bình thường, không còn gây hại cho các tế bào nữa.

Nước từ trường có tới hai cơ chế chống ô xy hoá (trung hoà gốc tự do). 

Nước từ trường có cơ chế chống ô xy hóa.
Nước từ trường có cơ chế chống ô xy hóa.

Nguyên nhân là do bên trong nước có nhiều Electron tự do, chính các Electron này sẽ là nguyên liệu bổ sung cho các gốc tự do, từ đó biến gốc tự do thành phân tử bình thường.

Nhờ vậy, nước từ trường có khả năng chống ô xy hóa tốt.

Ngoài ra, trong trường hợp tế bào bị tổn thương, dẫn đến sản sinh ra ít gốc tự do, khiến làm suy yếu hàng rào phòng thủ, trước các yếu tố ngoại lai xâm nhập cơ thể như virus, vi khuẩn; thì nhờ tác dụng chữa lành vết thương mau chóng, của năng lượng từ tính, trong nước từ trường, cộng với việc bổ sung kịp thời lượng nước bị mất trong tế bào, mà tế bào nhanh chóng được hồi phục và gia tăng khả năng cung cấp gốc tự do, củng cố hàng rào phòng thủ đó. 

Nếu cơ thể đang ở tình trạng cân bằng phản ứng ô xy hoá và chống ô xy hoá, thì năng lượng từ tính trong nước từ trường sẽ hỗ trợ cơ thể giữ được trạng thái cân bằng đó.

Nước từ trường có khả năng chống ô xy hóa tốt, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Nước từ trường có khả năng chống ô xy hóa tốt, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Lời kết

Theo sự nghiên cứu của các nhà khoa học, gốc tự do là nguyên nhân chính gây ra các căn bệnh như:

Bệnh xơ vữa động mạch, ung thư, Alzheimer, Parkinson, đục thuỷ tinh thể, bệnh tiểu đường, cao huyết áp không nguyên nhân, xơ gan… và hơn 60 căn bệnh khác.

Với tác dụng chống ô xy hóa, chữa lành tổn thương tế bào và duy trì sự cân bằng nội môi ô xy hoá khử, nước từ trường có hiệu quả rất tốt trong việc ngăn ngừa và khắc phục tác hại của các gốc tự do đối với sức khỏe của cơ thể, giúp ngăn ngừa và có thể hỗ trợ chữa lành các căn bệnh nói trên.