Di chứng của COVID-19 lên sức khỏe con người
Theo thống kê hiện nay có trên 200 biến chứng hậu COVID-19 được phát hiện, trong đó những triệu chứng sau khi mắc virus Corona thường gặp nhất:
Mệt mỏi, di chứng tâm thần kinh, di chứng tim mạch, hệ hô hấp bất thường.
1. Mệt mỏi
Mệt mỏi là triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân mắc hội chứng hậu COVID-19.
Triệu chứng này xảy ra bất kể ở nhóm người bệnh phải nhập viện hay nhóm bệnh nhẹ tự điều trị tại nhà.
Tỷ lệ người bệnh có tiền sử nhiễm SARS-CoV-2 có biểu hiện mệt mỏi kéo dài sau khỏi bệnh chiếm từ 50% - 90%.
Theo thống kê, tình trạng mệt mỏi kéo dài tùy theo mức độ thời gian khác nhau.
Người bị nhiễm COVID-19 nặng có thể phải nhập viện, thở máy và tình trạng này có thể kéo dài từ 2 - 6 tháng.
2. Di chứng tâm thần kinh đa dạng
COVID-19 và nhiều virus khác có khả năng ảnh hưởng và làm tổn thương hệ thống thần kinh, hệ thống tai trong và tiền đình, gây đau đầu, chóng mặt.
Ở trường hợp nặng hơn, người từng nhiễm COVID-19 có khả năng mất tập trung, giảm trí nhớ, rối loạn về tiếp nhận ngôn ngữ.
Đây là hội chứng “sương mù não” (brain fog) – có biểu hiện lú lẫn, hay quên – tư duy trở nên mơ hồ, chậm chạp, kém nhạy bén….
Đối với một số trường hợp chứng sương mù não sau COVID-19 có thể biến mất sau khoảng vài tháng.
3. Hệ hô hấp bất thường
Nhiều người bệnh phải kiểm tra sức khỏe vì ho, khó thở, đặc biệt khi gắng sức, vận động, leo cầu thang.
Đây là di chứng thường gặp đối với F0, phổ biến nhất là tình trạng viêm phổi, xơ phổi, ảnh hưởng trầm trọng đến chức năng hô hấp.
Đặc biệt, tình trạng ho, khó thở hậu COVID-19 kéo dài có thể kéo dài trên nhóm người bệnh từng có tiền sử mắc viêm phổi nặng, từng thở máy, điều trị ECMO, lớn tuổi, những người từng thở ô xy….
4. Rối loạn tâm lý
Rối loạn tâm lý có thể xảy ra đối với người đang nhiễm COVID-19 và nhóm người khỏi bệnh.
Dù thoát khỏi bệnh COVID-19, nhiều người rơi vào rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu và trầm cảm.
Hệ miễn dịch cơ thể khởi động chống lại virus nhưng không kiểm soát đúng cách đã gây hại cho tế bào thần kinh dẫn đến rối loạn giấc ngủ, đau đầu…
Do tâm lý căng thẳng, sợ hãi khi nhiễm bệnh, khi chịu cảnh cách ly một mình người bệnh cảm thấy bất ổn, sợ lây bệnh cho người khác,…
Với những người xảy ra stress kéo dài sẽ khiến các cortisol tăng lên, tạo ra các gốc tự do, rối loạn chuyển hóa… làm cho người bệnh bất ổn, dễ cáu gắt.
5. Di chứng tim mạch
Đã có nghiên cứu những người đã khỏi COVID-19 vẫn có di chứng tim mạch kéo dài, triệu chứng thường gặp:
Đau ngực, tăng men tim kéo dài – nguyên nhân có thể do viêm cơ tim tiếp diễn từ đợt cấp; hồi hộp.
Ngoài ra, một số nhóm người bệnh có biểu hiện mạch nhanh khi nghỉ ngơi, hội chứng nhịp nhanh được cho là do rối loạn hệ thần kinh tự trị.
Tình trạng tim đập nhanh xuất hiện trong khoảng 1-3 tháng đầu sau khi họ âm tính virus.
Với người bệnh nền, nguy cơ nhập viện điều trị cao hơn.
Nghiên cứu khoa học về tác hại của gốc tự do khiến bệnh COVID-19 trở nặng
Theo các nghiên cứu, bệnh trở nặng và có thể đi đến tử vong, thường xuất hiện ở những người già bị bệnh nền, hoặc ở những người trẻ khoẻ, nhưng bị cơn bão Cytokine tấn công.
Với trường hợp bị cơn bão Cytokine tấn công, thì một bài báo khoa học mang tên: “Khắc phục tác hại của cơn bão gốc tự do trong covid-19”, đăng trên website của Tổ chức y tế thế giới (WHO), cho biết:
“Các gốc tự do, sản phẩm cuối cùng của cơn bão Cytokine, mới là yếu tố điều hành gây ra thiệt hại trực tiếp cho các tế bào và nhiều cơ quan.”
Website chính thức của Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho biết, virus SARS-CoV-2 xâm nhập cơ thể, nhanh chóng nhân lên bên trong các tế bào.
Hệ miễn dịch phát hiện và phản ứng lại bằng cách tạo ra cơn bão Cytokine để báo hiệu cho các tế bào miễn dịch, đồng thời tạo ra cơn bão gốc tự do để diệt virus.
Hai cơn bão này tác động lẫn nhau để đẩy nhanh tốc độ sinh sản, làm cho cả hai cơn bão này càng lớn mạnh không ngừng.
Nhưng các gốc tự do được sản sinh quá nhiều quay sang tấn công, làm tổn thương và làm chết tế bào khỏe mạnh.
Điều này làm suy yếu các cơ quan của cơ thể khiến cho bệnh trở nặng và có thể đi đến tử vong.
Nếu cơ thể của chúng ta có sự cân bằng nội môi ô xy hóa - chống ô xy hóa tốt, thì chúng ta hoàn toàn có thể tự tin vượt qua COVID-19.
Bởi vì khi có sự cân bằng nội môi ô xy hóa - chống ô xy hóa, thì khả năng chống ô xy hoá (tức trung hòa các gốc tự do) được nâng cao, cơ thể đủ sức để ngăn chặn kịp thời sự hình thành và lớn mạnh của cơn bão gốc tự do trong COVID-19.
Hiệu quả của nước từ trường trong điều trị COVID-19
Theo PGS.TS.BS Hồ Thượng Dũng - phó giám đốc Bệnh viện Thống Nhất - cho biết vấn đề COVID-19 kéo dài và hậu COVID-19 trong đó vấn đề tim mạch chiếm tỉ lệ cao.
Giai đoạn hậu COVID-19 người bệnh có thể gặp biến chứng viêm cơ tim cấp tính và mạn tính với các mức độ nặng khác nhau.
Biểu hiện lâm sàng của viêm cơ tim hậu COVID-19 là loạn nhịp đơn độc và rối loạn chức năng suy tim.
Những căn bệnh phát sinh hậu COVID-19 cũng không ra ngoài sự dư thừa của các gốc tự do, mất cân bằng nội môi ô xy hoá - chống ô xy hoá.
Do vậy, giải pháp cho tất cả các vấn đề nói trên đều dẫn tới việc thiết lập lại sự cân bằng nội môi ô xy hóa - chống ô xy hóa cho cơ thế.
Nước từ trường như đã được trình bày trong nội dung “Nước từ trường giúp cân bằng nội môi ô xy hoá - chống ô xy hoá” có khả năng mang lại sự cân bằng nội môi ô xy hóa - chống ô xy hóa.
Điều này phù hợp với kết luận của PGS, TS Azab Elsayed Azab trong công trình nghiên cứu “Tác dụng sinh học của nước từ trường đối với con người và động vật” năm 2017 nổi tiếng của ông.
Do vây, nước từ trường có thể là một “ứng cử viên” rất tiềm năng trong việc mang lại sự cân bằng nội môi, gia tăng sức khoẻ và hỗ trợ điều trị bệnh COVID-19.
Lời kết
Có thể thấy, nước từ trường là một giải pháp có khả năng hỗ trợ điều trị và phục hồi COVID-19 hiệu quả.
Cùng với việc ngủ đủ giấc (6-7 tiếng), sống lạc quan, hoạt động thể lực vừa phải, ăn các loại thức ăn có chất chống gốc tự do như cà chua, cà rốt,... sẽ góp phần hạn chế các di chứng do COVID-19 để lại.