Viết văn là cả một quá trình sáng tạo. Mà đã liên quan đến sáng tạo thì độ ảnh hưởng của môi trường xung quanh là không hề nhỏ.

Chính vì vậy, rất nhiều nhà văn, biên kịch hay các biên tập viên nội dung, sẽ không chịu bó buộc mình trong những văn phòng ngột ngạt, mà lựa chọn những nơi làm việc mới mẻ hơn một chút, tràn đầy cảm hứng hơn một chút, như quán cà phê chẳng hạn.

null

Tuy nhiên, các quán cà phê thường được thiết kế với ưu tiên hàng đầu là giúp khách hàng thư giãn, nghỉ ngơi và trò chuyện.

Chính những yếu tố này có thể sẽ khiến dân viết lách mất tập trung và khó có thể làm việc hiệu quả, đặc biệt là trong những giai đoạn cuống cuồng chạy deadline.

Đó có lẽ là lý do vì sao quán Manuscript Writing Cafe ra đời - nơi chuyên dành cho các biên kịch, nhà văn 1 cách đúng nghĩa.

Một quán cà phê dành cho những ai đang bị deadline Một quán cà phê dành cho những ai đang bị deadline 'dí' đã ra đời ở Tokyo (Nhật Bản), trở thành một hiện tượng ở đất nước mặt trời mọc.

Quán cà phê Genko Shippitsu, hay còn có tên tiếng Anh là Manuscript Writing Cafe, dành cho những người làm nghề viết lách với thiết kế đơn giản, để khách dành tối đa sự tập trung cho công việc.

Ngồi cà phê làm việc là xu hướng của giới trẻ những năm gần đây. Ngồi cà phê làm việc là xu hướng của giới trẻ những năm gần đây.

Nằm tại khu phố Koenji của Tokyo, Manuscript Writing Cafe chỉ mở cửa tiếp đón những người hành nghề văn chương.

Tiểu thuyết, báo chí và kịch bản là những đáp án phổ biến được chấp nhận ở quán cà phê này, bên cạnh những loại hình “thoáng” hơn như biên dịch, biên tập, hiệu đính, lập kế hoạch dự án và thậm chí cả đặt tên cho truyện tranh.

Trước khi vào quán, khách hàng sẽ phải thông báo cho nhân viên về công việc cũng như loại hình viết lách mà họ đang thực hiện. Trước khi vào quán, khách hàng sẽ phải thông báo cho nhân viên về công việc cũng như loại hình viết lách mà họ đang thực hiện.

Ngoài ra, khách cũng phải “báo cáo” về mục tiêu trong ngày của mình, ví dụ như số lượng chữ sẽ viết, số trang bản thảo sẽ dịch, số tài liệu sẽ chỉnh sửa,...

Chỉ khi hoàn thành đầy đủ các thủ tục này, khách mới có thể tìm chỗ ngồi, được trang bị đầy đủ ổ điện, bộ sạc nhanh, đến làm mát (cho máy tính), Wi-Fi để có thể yên tâm làm việc.

Nhân viên của quán sẽ kiểm tra tiến độ công việc của khách sau mỗi giờ. Nhân viên của quán sẽ kiểm tra tiến độ công việc của khách sau mỗi giờ.

Khách cũng có thể yêu cầu nhân viên góp ý nhẹ nhàng hoặc “quát tháo” nặng lời 1 chút để thúc đẩy bản thân mình hoàn thành deadline.

Đặc biệt, khi hết giờ đăng ký, bạn không hoàn thành công việc sẽ không được phép ra về.

Tuy nhiên, đây chỉ là Tuy nhiên, đây chỉ là 'áp lực vô hình' giữa khách và quán tự đặt ra để tạo động lực làm việc.

Trên thực tế, tất cả khách tới quán đều cố gắng hoàn thành công việc trước khi rời quán. Đây được xem là cách 'chạy deadline' lý tưởng dành cho các freelancer (người làm việc tự do).

Thực đơn tại Manuscript Writing Cafe cũng rất đơn giản, chỉ có đúng 2 món duy nhất: Cà phê Drip và nước lọc. Mỗi giờ ở quán có giá 300 yen (khoảng 55.000 đồng) và khách có thể ngồi tối đa 6 tiếng.

Khách đến đây làm việc sẽ được trang bị đầy đủ tiện nghi cần thiết. Khách đến đây làm việc sẽ được trang bị đầy đủ tiện nghi cần thiết.

Tuy không được ra về khi chưa xong việc nhưng bạn cũng có thể rời quán để mua đồ ăn từ cửa hàng tiện lợi gần đó hoặc gọi ứng dụng giao đồ ăn thậm chí có thể tự mang đồ uống của mình đến quán nếu không thích cà phê.

Manuscript Writing Cafe thường mở cửa từ 1 giờ chiều đến 7 giờ tối, nhưng không phải ngày nào họ cũng hoạt động.

Khách hàng nếu muốn chạy deadline tại đây sẽ phải lên website của quán để kiểm tra lịch mở cửa trong tuần.

Trước đó, đã có rất nhiều loại hình kinh doanh cho một số cá nhân đặc thù như vậy ra đời như 3ackpackers - quán cà phê dành cho phượt thủ.

Mang đậm chất phượt là tính chủ đạo của quán cà phê 3ackpackers. Mang đậm chất phượt là tính chủ đạo của quán cà phê 3ackpackers.

Tọa lạc trong con hẻm nhỏ đường Phan Xích Long (quận Phú Nhuận), quán 3ackpackers từ lúc bắt đầu đã thu hút sự chú ý của nhiều dân phượt.

3ackpackers được thiết kế theo phong cách bụi dưới hình thức gỗ pallet, tạo không gian gần gũi và ấm cúng.

Mảng tường với hơn 200 bức ảnh chủ đạo về những chuyến đi được chính chủ quán và các nhóm phượt ghi lại trong mỗi hành trình, tạo cảm hứng cho những ai mê phượt muốn “xách ba lô lên và đi” ngay tức thì.

Bản Cà Phê sở hữu tủ sách cực kỳ “xịn xò”, từ tiểu thuyết, ngoại văn đến các bộ truyện tranh gắn liền với thời niên thiếu của thế hệ 8x, 9x. Bản Cà Phê sở hữu tủ sách cực kỳ “xịn xò”, từ tiểu thuyết, ngoại văn đến các bộ truyện tranh gắn liền với thời niên thiếu của thế hệ 8x, 9x.

Hay quán cà phê dành cho các “mọt sách” cũng rất được ưa chuộng và là lựa chọn hàng đầu cho những người muốn tìm không gian yên tĩnh để làm việc.

Một số quán tiêu biểu và phổ biến với giới mê sách như The Hidden Elephant Books & Coffee; Partea - English Tearoom; Bản Cà Phê;...

Theo NDH