Xu hướng mua sắm trong thời đại 4.0
Sự phổ biến mạnh mẽ của công nghệ đã tác động không ít đến hành vi mua sắm của người dùng.
Bên cạnh đó, với những tiện lợi mà công nghệ mang đến, kỳ vọng của khách hàng dành cho các trải nghiệm mua sắm cũng tăng lên.
Theo kết quả nghiên cứu từ Accenture, có đến 83% người tiêu dùng quan tâm đến những trải nghiệm được cá nhân hóa.
Ngoài ra, 70% người tiêu dùng cho biết việc các nhà bán lẻ thấu hiểu nhu cầu của họ chính là yếu tố tác động đến lòng trung thành của họ.
Chính điều này đã tạo nên một cuộc cạnh tranh mới giữa các doanh nghiệp trong việc “chinh phục trải nghiệm khách hàng”.
Các doanh nghiệp đã không ngừng áp dụng nhiều giải pháp giúp tăng trải nghiệm mua sắm, nổi bật trong đó có thể kể đến là mô hình D2C (viết tắt từ Direct - to - customer) - Bán hàng trực tiếp đến khách hàng.
Đặc biệt, sự xuất hiện của mô hình D2C đã giúp doanh nghiệp sản xuất giải được bài toán tiếp cận với người tiêu dùng.
Thay vì trước đây doanh nghiệp sản xuất chỉ nắm được đầu ra sản phẩm, phần còn lại của chuỗi cung ứng như sản phẩm được bán thế nào; cảm nhận của khách hàng ra sao,... đều nằm ngoài vùng kiểm soát.
D2C - “Nước cờ” hiệu quả trong bối cảnh online hóa
D2C là một hình thức mà nhà sản xuất sẽ đưa sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng thông qua website, showroom, cửa hàng chính hãng, mà không phải qua bất kỳ khâu trung gian như đại lý phân phối, cửa hàng bán lẻ,...
Khi triển khai mô hình D2C, doanh nghiệp có thể quan sát toàn bộ hành vi mua sắm của người tiêu dùng.
Từ đó có thể đưa định hướng chính xác hơn trong việc cải tiến sản phẩm, điều chỉnh chiến lược marketing về lâu dài.
Điều quan trọng nhất, với ưu điểm chỉ phải trả phí khi có đơn hàng thành công, mô hình D2C hoàn toàn có thể giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí marketing.
Một chiến dịch đã đạt kết quả thành công với mô hình D2C có thể kể đến chính là F99 với hai dòng sản phẩm là Rong Nho Sabudo và Cần Tây Sitokata.
Nhờ sự thúc đẩy mạnh mẽ mọi hình thức trên digital: Google (SEO, SEM, GDN,..), Facebook (Facebook Ads, seeding group/fanpage) của các cộng tác viên và cộng đồng KOLs, KOC, hình ảnh thương hiệu đã đạt được độ phủ tối đa trên kênh online, từ mạng xã hội đến các trang web, đưa sản phẩm tiếp cận dễ dàng đến người tiêu dùng cuối cùng (end-user).
Qua đó có thể thấy 3 lợi ích nổi bật mà giải pháp D2C mang lại chính là:
Giúp Doanh nghiệp, Nhà sản xuất, Nhãn hàng (brand) bán và phân phối trực tiếp sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Hơn thế nữa, thông qua bộ chỉ số performance và phản hồi trực tiếp từ người tiêu dùng cuối cùng (end - user ), doanh nghiệp có thể điều chỉnh sản phẩm và chiến lược bán hàng một cách kịp thời.
Doanh nghiệp có thể linh hoạt mở rộng và ứng dụng nhiều mô hình kinh doanh.
Từ mô hình truyền thông đến mô hình hiện đại như Affiliate , Dropshipping, Trading...
Tối ưu hóa nguồn nhân lực và chi phí nhờ giải pháp về quản lý, vận hành, MKT, tăng trưởng .... được cung cấp bởi D2C.
Nếu như doanh nghiệp của bạn thuộc một trong các lĩnh vực Mẹ & bé; Thực phẩm; Mỹ phẩm; Chăm sóc cá nhân, đang tìm kiếm giải pháp vừa có thể tăng nhận diện thương hiệu, vừa thúc đẩy doanh số bùng nổ thì D2C chính là một lựa chọn phù hợp trong thời điểm này.
Nike và lời giải cho bài toán tăng trưởng bằng mô hình D2C
Các nhà bán lẻ như Foot Locker cần những thương hiệu như Nike, nhưng không phải lúc nào các thương hiệu cũng cần các nhà bán lẻ.
Cổ phiếu của Foot Locker đã giảm gần 30% kể từ thứ Năm tuần trước.
Đó là khi nhà bán lẻ giày thể thao cho biết họ dự kiến doanh số bán hàng sẽ giảm trong năm nay do số lượng giày do Nike cung cấp đã giảm.
Về phía mình, gã khổng lồ giày thể thao mấy năm gần đây đang đẩy mạnh chiến lược bán trực tiếp đến khách hàng (Direct to Customer - D2C).
Nike cho biết họ sẽ không hoàn toàn từ bỏ Foot Locker, nhưng sẽ giảm lượng hàng tồn kho để trực tiếp bán giày cho người mua.
Foot Locker dự kiến doanh số bán hàng của Nike sẽ chiếm 60% tổng doanh số bán hàng trong năm nay, giảm so với mức 70% của năm ngoái và 75% vào năm 2020.
Để bù đắp cho số doanh thu đã mất vì Nike, Foot Locker có kế hoạch bán thêm giày của các hãng Adidas, Puma, New Balance và Crocs.
Trong khi đó, Nike kiếm được lợi nhuận gấp đôi khi bán giày trực tiếp so với bán buôn, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi họ tập trung ít hơn vào các nhà bán lẻ.
Bằng cách đầu tư vào các cửa hàng và ứng dụng của riêng mình, Nike đã tăng hơn gấp đôi doanh số bán hàng trực tiếp kể từ năm 2011, lên 35% vào năm ngoái.
Nike cũng đồng thời ngừng bán giày của mình trên Amazon vào năm 2019 để thúc đẩy khách hàng chuyển sang các trang web của mình và chấm dứt quan hệ đối tác với các hãng bán lẻ DSW, Zappos, Dillard’s và Urban Outfitters.
Những gã khổng lồ khác như Under Armour và Adidas cũng đã từ bỏ các nhà bán lẻ để thúc đẩy doanh số bán hàng trực tiếp.
Ở chiều ngược lại, Allbirds, một hãng giày nhỏ đang đầu tư vào kênh bán lẻ để tiếp cận khách hàng mới sau một thời gian bán trực tiếp cho khách hàng.
Các hãng giày đang muốn tăng cường sự kiểm soát.
Nếu Nike có thể kiểm soát nguồn cung của mình, họ có thể kiểm soát hình ảnh thương hiệu của mình - và nếu Nike có thể nâng cao hình ảnh thương hiệu của mình, họ có thể bán giày với giá cao hơn.
Nhưng Nike chỉ có thể bán các đôi giày Jordan như một mặt hàng xa xỉ nếu chúng không có sẵn trong các cửa hàng bán lẻ như của Foot Locker.
Khi Nike phát triển thị trường, nó có thể mở rộng quan hệ đối tác trong quá khứ với các thương hiệu xa xỉ như LVMH, những công ty có lợi nhuận tăng vọt bất chấp lạm phát.
Đây là một quyền lực của chiến lược D2C của các nhà sản xuất lớn.
Tổng hợp, nguồn: Diễn đàn doanh nghiệp, Advertising Vietnam