Sách nói trở thành xu hướng
Theo nhiều chuyên gia nhận định, xu hướng tiếp cận thông tin của người dùng đang dần thay đổi trước tốc độ công nghệ hóa tối ưu cuộc sống.
Người dùng ưu tiên sử dụng sách nói vì tính tiện dụng của nó. Họ có thể nghe khi đang làm việc, lái xe mà không bị hạn chế về mặt vật lý như sách giấy hoặc sách điện tử.
Đặc biệt với sự tiếp sức của các sản phẩm phần cứng về âm thanh như tai nghe không dây và loa thông minh nhân đôi sự tiện lợi và "hấp dẫn" của sách nói.
Trong một khảo sát của GoodEReader, có 57% người dùng sách nói tại Anh cho rằng họ không có thời gian để cầm một quyển sách.
Đồng thời do đại dịch Covid-19, Chính phủ các nước bị ảnh hưởng đã áp dụng các chính sách về cách ly và giãn cách xã hội khiến người tiêu dùng khó khăn trong việc tiếp cận thư viện, trường đại học hay cửa hàng sách.
Điều này dẫn đến việc người tiêu dùng cởi mở hơn trong những lựa chọn những sản phẩm "phái sinh" của sách giấy như sách điện tử hay sách nói và ở đây nhờ tính tiện lợi mà sách nói mang lại đã đạt được tốc độ phát triển hơn cả.
Và người tiêu dùng cũng nhận thấy rằng hành động nghe một cuốn sách nói mang tính nhập vai và thân mật hơn là tự đọc.
Chính điều này cũng là một trong nhưng lý giải cho sự tăng trưởng của thể loại sách nói viễn tưởng bao gồm các sách bí ẩn, giả tưởng, kinh dị tội phạm và khoa học, theo số liệu năm 2019, chiếm thị phần doanh thu cao hơn 65,6% tổng thị trường và có khả năng sẽ giữ vị trí thống trị trong giai đoạn 2020 - 2027.
Số liệu chứng minh xu hướng sách nói từ nhiều quốc gia trên thế giới
Thị trường sách nói Hoa Kỳ
Hiện nay sách nói đang là phân khúc phát triển nhanh nhất trong lĩnh vực xuất bản ở Hoa Kỳ. Doanh số bán sách nói năm ngoái đã tăng 16% ở Hoa Kỳ và tạo ra doanh thu hơn 1,2 tỷ đô la, trong khi năm 2018 chỉ kiếm được 940 triệu đô la.
Theo Chris Lynch - đồng Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất bản sách nói (APA), Giám đốc Công ty xuất bản Simon & Schuster Audio, cho biết: "So với năm 2019, thị trường sách nói ở Mỹ đang tăng trưởng bền vững ở mức 16%. 8 năm liên tiếp, sự tăng trưởng đều giữ ổn định ở mức 2 con số. Đây là một hiện tượng của ngành xuất bản".
Thị trường châu Á dẫn đầu là Trung Quốc
Song song với Hoa Kỳ thị trường sách nói ở Trung Quốc cũng đang trên đà phát triển. Theo Deloitte, Trung Quốc và Hoa Kỳ đang chiếm 75% tổng số người nghe sách nói trên toàn cầu.
Thị trường sách nói Trung Quốc, dự kiến sẽ tạo ra khoảng 1 tỷ đô la Mỹ trong cùng năm, tăng thêm 450 triệu đô la Mỹ từ năm 2017. Vào giai đoạn 2020 - 2027, Trung Quốc sẽ là một trong hai quốc gia (cùng với Nhật Bản) dẫn đầu thị trường sách nói ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Đầu tháng 5/2021, Ximalaya - công ty cung cấp sách nói và podcast lớn nhất Trung Quốc đã IPO trên thị trường chứng khoán. Trong quý I năm 2021, Ximalaya có 250 triệu người dùng, doanh số năm 2020 tăng 51,3% so với năm trước, đạt mức 4,05 tỷ NDT (khoảng 633 triệu USD).
Thị trường sách nói ở Châu Âu dẫn đầu là Anh và Đức
Còn tại Vương Quốc Anh một khảo sát mới nhất vào năm 2019 đã chỉ ra rằng có 15% người tiêu dùng đã từng nghe một cuốn sách nói và doanh số bán sách nói tăng 43%, thu về hơn 95,22 triệu đô.
Đồng thời theo một dự báo của Technavio thị trường sách nói ở châu Âu sẽ đạt 1,23 tỷ đô la trong giai đoạn 2021-2025, đạt tốc độ tăng trưởng kép CAGR là gần 19% trong giai đoạn dự báo.
Theo đó Liên đoàn xuất bản châu Âu đã nhận định: "Vương quốc Anh và Đức, với mức tiêu thụ lần lượt 14 và 16 triệu đầu sách nói trong một năm, sẽ là “thành trì của sách nói” của châu Âu; Pháp và Nga là “thị trường đang phát triển”; và Tây Ban Nha, Ý là “thị trường mới nổi”.
Đây sẽ là một lời khẳng định chắc nịch cho việc thị trường sách nói toàn cầu không phải là một trào lưu đơn thuần mà thực sự là xu hướng chắc chắn.
Việt Nam bắt sóng xu hướng thị trường sách nói
Tuy Việt Nam chưa có dự báo rõ ràng về thị trường sách nói nhưng với những tín hiệu tích cực từ Startup Voiz FM (nền tảng sách nói có bản quyền đầu tiên của Việt Nam), hoàn toàn có cơ sở để dự đoán thị trường sách nói Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh trong những năm tới.
Vào đầu năm 2020 chưa tròn một năm sau khi Voiz FM ra mắt thị trường, doanh nghiệp này đã ghi nhận có hơn 20.000 người dùng ứng dụng với hơn 1000 đầu sách có bản quyền.
Và tính đến tháng 5/2021 Voiz FM ghi nhận 300.000 người sử dụng với gần 20 triệu phút sách nói được người dùng trả phí, tăng hơn 10 lần so với năm 2020, một sự bùng nổ đáng kinh ngạc cho một startup Viê
Nhưng nếu thử tìm kiếm với cụm từ "Sách nói" thì có đến 12 triệu kết quả, phần lớn lại đến từ các website, kênh youtube đọc sách không có bản quyền, chính điều này là trở lực lớn đối với sự phát triển của thị trường sách nói Việt Nam nói chung và Voiz FM nói riêng, khiến sách nói sẽ khó bùng nổ mạnh mẽ trong thời gian tới nếu những vấn đề này không được giải quyết.
Và để tạm thời giải quyết bài toán này Voiz FM đã ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong việc xây dựng nội dung sách nói để đầu tư cho việc mua sách có bản quyền đồng thời kiên quyết trong việc xử lý vi phạm bản quyền nội dụng của Voiz FM trên nhiều wesite và nền tảng khác nhằm bảo vệ quyền lợi của tác giả và của chính Voiz FM.
Trong tương lai muốn thị trường sách nói có thể phát triển mạnh mẽ hơn nữa cần có sự tham gia của các ông lớn ngành xuất bản và sự chung tay góp sức của "thính giả" và các doanh nghiệp để chủ động trong việc ngăn chắn vi phạm bản quyền.
Điều này đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh "khán giả" Việt Nam trong mắt các tác giả nước ngoài tạo điều kiện đàm phán mang về những đầu sách mới, quý và chất lượng cho "thính giả" Việt Nam.
Tổng hợp.