Sự trỗi dậy của sách nói 

Sách nói (audio book) là loại sách được chuyển nội dung từ dạng văn bản sang dạng âm thanh Text to Speech thông qua giọng đọc của con người. 

Sách nói ra đời từ năm 1932 tại Mỹ với mục đích nhân văn là dành cho người khiếm thị hoặc người cao tuổi. 

Giờ đây, sự phát triển của công nghệ đã thay đổi thói quen tiếp nhận thông tin của con người, sách nói do đó ngày càng phổ biến và được nhiều người trẻ sử dụng.

Góc nhìn ra thế giới 

Sách nói đã phát triển trong khoảng ba năm gần đây và có sự bứt phá ngoạn mục từ năm 2020. 

Theo một báo cáo từ Omdia, công ty nghiên cứu thị trường viễn thông có trụ sở ở Anh, doanh thu sách nói toàn cầu đạt 4 tỷ USD năm 2020, ước đạt 4,8 tỷ USD trong năm nay và tiếp đà tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tiếp theo. 

Biểu đồ về doanh thu của sách nói kỹ thuật số trên toàn cầu, theo khảo sát của Omdia năm 2020  số người nghe hàng tháng. Biểu đồ về doanh thu của sách nói kỹ thuật số trên toàn cầu, theo khảo sát của Omdia năm 2020 số người nghe hàng tháng.

Đến năm 2026, Omdia dự báo sẽ có hơn 337 triệu người dùng nghe sách nói hàng tháng trên khắp thế giới.

Biểu đồ về số lượng thính giả hàng tháng của sách nói trên toàn cầu, theo khảo sát của Omdia năm 2020. Biểu đồ về số lượng thính giả hàng tháng của sách nói trên toàn cầu, theo khảo sát của Omdia năm 2020.

Nổi bật trên thị trường có thể kể đến một số công ty lớn như Audible (thuộc Amazon), RBmedia (công ty Mỹ, mua lại nhiều công ty sách nói độc lập khác), Playster, Apple Books, Storytel (Thụy Điển), Himalaya (Trung Quốc)...

Theo Hiệp hội các nhà xuất bản sách nói Mỹ (Audio Publishers Association), doanh thu sách nói ở quốc gia này đạt 1,3 tỷ USD năm 2020. 

Hai tháng đầu năm 2021, doanh thu sách nói ở Mỹ tiếp tục tăng 23,7% so với năm cũ, đạt con số ấn tượng với 131,6 triệu USD. 

Tờ The Guardian của Anh cũng thừa nhận 2020 là một năm bùng nổ của lĩnh vực sách nói. 

Cú nổ muộn tại Việt Nam 

Không nằm ngoài xu thế toàn cầu, ngành công nghiệp sách nói ở Việt Nam cũng bắt đầu có những tín hiệu phát triển đầy hứa hẹn với nhiều yếu tố thuận lợi như: 

Thị trường đầy tiềm năng với dân số trên 90 triệu người, trong đó 56% dưới 35 tuổi – độ tuổi có nhu cầu nghe sách nói cao nhất (theo Statista) 

Là nước có dân số sử dụng smartphone đứng thứ hai Đông Nam Á năm 2020, với 61,3 triệu smartphone (theo Statista); Là đất nước có văn hóa chia sẻ, cập nhật thông tin mọi lúc, mọi nơi…

Tuy có tiềm năng tăng trưởng mạnh trong tương lai, dung lượng của thị trường sách nói ở Việt Nam vẫn còn rất nhỏ bé so với khu vực (châu Á) và thế giới. 

Doanh nghiệp trong lĩnh vực này chưa tập trung hóa dẫn đến giá trị thị trưởng nhỏ, đồng thời những hạn chế về công nghệ dẫn tới chi phí sản xuất sách nói thủ công trở nên đắt đỏ gấp nhiều lần so với sách in. 

Thúc đẩy văn hoá đọc 4.0

Theo nghiên cứu của Voiz FM, thị trường sách nói Việt Nam hiện ở mức 300 triệu USD và toàn Đông Nam Á là 3 tỉ USD.

“Sách nói đang cộng hưởng với sách giấy, cho người dùng thêm nhiều lựa chọn và góp phần giúp ngành xuất bản phát triển toàn diện hơn”, bà Thái Minh Châu, Giám đốc Đối ngoại Fonos, chia sẻ.

Lê Hoàng Thạch - CEO của Voiz FM và tham vọng thay đổi thú thưởng thức sách của mọi người. Lê Hoàng Thạch - CEO của Voiz FM và tham vọng thay đổi thú thưởng thức sách của mọi người.

Hai lý do khác khiến ông Thạch tin sách nói, mở rộng ra là các sản phẩm âm thanh còn rất nhiều thị phần phát triển tại Việt Nam nằm ở sự thay đổi của cơ sở hạ tầng vĩ mô. 

Tại các thị trường phát triển như Mỹ, Trung Quốc hay châu Âu, sách nói được nuôi dưỡng nhờ phương tiện công cộng như tàu điện và xe buýt. 

Thứ 2 là môi trường xe hơi trên đường cao tốc. 

“Việt Nam đã có tàu điện, các dự án cao tốc liên tỉnh, liên khu cũng đang hình thành. Đó thực sự là một trải nghiệm thú vị”, ông Thạch nhấn mạnh.

Chiến lược phát triển của các đơn vị sách nói 

Theo thông tin từ Cục Xuất bản, In và Phát hành, Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam hiện có 3 kênh sách nói được cấp phép chính thức gồm Voiz FM (thành lập năm 2019), Fonos (thành lập năm 2020) và MyDio (thành lập đầu năm 2021). 

Tuy mới ra mắt khoảng 2 năm trở lại đây nhưng các đơn vị này đều có sự tăng trưởng đáng kể.

null

Sau hơn 2 năm ra mắt, Voiz FM hiện có hơn 500.000 triệu người dùng với trên 20 triệu phút nội dung được trả phí, sở hữu nội dung với hơn 2.000 đầu sách best seller trải dài ở các lĩnh vực từ văn học, nghệ thuật đến giáo dục, y tế, kinh tế. 

Fonos thì ghi nhận doanh thu mỗi tháng tăng gấp 6 lần so với đầu năm 2021, với gần 300.000 lượt tải tính đến thời điểm hiện tại. 

Kho nội dung của Fonos còn có hơn 500 eBook, 300 tóm tắt sách, 100 bài thiền... để người bận rộn có thêm lựa chọn. 

Trung bình, Fonos sản xuất từ 20-30 đầu sách nói/tháng, tập trung vào sách best seller và có nội dung độc đáo.

Theo ông Thạch, thách thức lớn nhất của quy trình sản xuất sách nói là nội dung cần đảm bảo mạch lạc và ổn định. 

Tuy nhiên, với số lượng sách được cập nhật mỗi ngày, để đảm bảo thu âm giọng thật là điều bất khả thi. 

Do đó, bên cạnh việc sản xuất nội dung từ các voice talent (giọng đọc tài năng), Voiz FM còn đầu tư phát triển công nghệ A.I Voices, có thể sản xuất 1.000 đầu sách mỗi tuần đồng thời đảm bảo tính tự nhiên.

Tháng 11/2020, trong một cuộc thử nghiệm trên 800 người tại Voiz FM, hơn 70% đã không nhận ra giọng đọc A.I và cho biết vẫn sẵn sàng trả tiền để mua sách. 

Hiện Voiz FM áp dụng công nghệ A.I Voices tại một số tựa sách và các đầu sách này sở hữu rating không thua gì giọng thật. 

Voiz FM còn đầu tư phát triển công nghệ A.I Voices, có thể sản xuất 1.000 đầu sách mỗi tuần đồng thời đảm bảo tính tự nhiên. Voiz FM còn đầu tư phát triển công nghệ A.I Voices, có thể sản xuất 1.000 đầu sách mỗi tuần đồng thời đảm bảo tính tự nhiên.

“Chúng tôi chỉ mới bước vào giai đoạn lập trình sản xuất, không biết là bao lâu mới thành công nhưng cứ phải bắt đầu thôi!”, đại diện Voiz FM cho biết. 

Theo ông Thạch, một trong những tín hiệu đáng mừng của thị trường sách nói nói riêng và audio nói chung là hiện đã có nhiều nhà đầu tư, nhiều startup quan tâm và nhảy vào cuộc chơi. Sự cạnh tranh sẽ tạo nên diện mạo đa dạng và sôi động cho thị trường.

Riêng Voiz FM, ngay từ ngày đầu phát triển, không dừng lại ở sách nói. 

Vào tháng 10/2020, Voiz FM và nhạc sĩ Nguyễn Hải Phong đã bắt tay thực hiện chuỗi dự án Nghe Phim mang tên “Trời tính không bằng trời tính” dài 15 tập, mở đầu hình thức phim âm thanh. 

Ông Thạch cho biết, cơ cấu nội dung và doanh thu sách nói hiện tại chiếm khoảng 90%.

Tuy nhiên, con số này 3 năm nữa sẽ chỉ còn 70% và 5 năm sau là 50%.

Sẽ có thêm các loại hình audio khác xuất hiện như podcast, phim âm thanh hay âm thanh trị liệu, giảm stress... “Chắc chắn Voiz FM sẽ dẫn đầu trong những mảng nội dung đó”, ông Thạch nhấn mạnh.

Tổng hợp, nguồn: Zing News, Nhịp Cầu Đầu Tư