"Startup" là một bộ phim truyền hình của Hàn Quốc, ra mắt khán giả vào năm 2020.
Không chỉ nhận được sự quan tâm của khán giả nhờ dàn diễn viên nổi tiếng, tài năng như Suzy, Nam Joo Hyuk, Kim Seon Ho,... mà "Startup" còn gây chú ý khi khai thác đề tài khá mới lạ đối với làng phim ảnh xứ kim chi - khởi nghiệp.
Ngay từ cái tên, bộ phim đã mang đến cho khán giả một tinh thần đầy nhiệt huyết về quá trình gây dựng sự nghiệp.
Bên cạnh đó còn là những bài học đắt giá, trong khởi nghiệp không thể chỉ thành công nhờ vào một ý tưởng sáng tạo.
"Startup" có ý tưởng nhưng chưa có kinh nghiệm kinh doanh
Các nhân vật trong phim đều bắt đầu sự nghiệp bằng đôi tay trắng. Seo Dal Mi từ một cô gái phải bỏ học đại học để đi làm thêm, giúp bà trang trải cuộc sống, nhưng quyết không từ bỏ giấc mơ trở thành Steve Job của Hàn Quốc. Tuy nhiên, hành trình đó cũng không hề dễ dàng, Dal Mi nhiều lần tức tưởi vì bị người khác cướp mất công sức của mình.
Nam Do San – thiên tài toán học, thà chật vật với niềm đam mê trí tuệ nhân tạo hơn là tìm một công việc ổn định, với mức lương hậu hĩnh nhưng mỗi ngày đều trôi qua trong nhàm chán.
Trong phim, Nam Do San - một thần đồng về IT, cùng 2 người bạn khác là Kim Yong San và Lee Chul San sáng lập ra Công ty Công nghệ Samsan, làm về công nghệ nhận diện hình ảnh.
Tuy nhiên, sau 2 năm, Samsan vẫn chưa thể gọi vốn thành công do chỉ tập trung phát triển công nghệ, không có mô hình và cũng không biết đến các khái niệm kinh doanh.
Seo Dal Mi và Nam Do San đã tập hợp thành một đội tạo ra Samsan Tech và phát triển một ứng dụng điện thoại cho người khiếm thị tên NoonGil.
Ứng dụng nhanh chóng phổ biến, tuy nhiên, điều này lại khiến Samsan phải gánh chi phí vận hành cực lớn.
Không chỉ vậy, NoonGil hướng đến những người khiếm thị, do đó chẳng có đơn vị nào chịu đưa quảng cáo lên ứng dụng này.
Điều này khiến Samsan đứng trước áp lực lớn phải tìm được nguồn đầu tư, nếu không NoonGil sẽ phải đóng cửa.
Họ đều nhận thấy rằng, một yếu tố quan trọng khác bên cạnh ý tưởng khởi nghiệp chính là nguồn vốn, các kiến thức cơ bản lẫn kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực mình khởi nghiệp và nhiều khía cạnh khác của doanh nghiệp như sản phẩm, thị trường, nguồn nhân lực, công nghệ.
Đó là lý do những người trẻ này tìm tới những mentor có thể giúp họ biến ý tưởng thành hiện thực như Sandbox.
Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp trong phim
Toàn bộ câu chuyện chủ yếu diễn ra trong Sand Box - nơi được mệnh danh là “thung lũng Silicon của Hàn Quốc”, là trung tâm hỗ trợ các công ty khởi nghiệp.
"Sand box" được giám đốc Yoon Seon-hak chia sẻ rằng:
"Nếu nhìn sân chơi cho trẻ nhỏ, các bạn sẽ thấy họ rải cát để trẻ không bị thương khi ngã. Tôi lấy ý tưởng từ đó. Nơi này giúp bạn không bị thương dù khởi nghiệp thất bại".
CEO của Sand Box Yoon Seon Hak (Seo Yi Sook) đã nảy ra ý tưởng đặt tên cho công ty của mình sau cuộc nói chuyện với bố Dal Mi trước lúc ông mất.
Bà mong muốn Sand Box sẽ trở thành hộp cát cho những người trẻ thiếu kinh nghiệm, giúp họ khởi nghiệp dễ dàng và “bớt đau” hơn.
Trong Start Up, Sand Box chính là thiên đường mơ ước của những người trẻ “không tiền, không quan hệ” nhưng muốn lập nghiệp như Seo Dal Mi hay Nam Do San.
Mỗi đợt tuyển chọn của Sand Box thu hút hàng trăm thí sinh đăng ký tham dự, tuy vậy, chỉ có 40 người tài năng nhất, nắm bắt xu hướng tốt nhất được lựa chọn làm CEO và thành lập đội riêng cho mình. 5 đội trong số đó sẽ được “nhập cư” vào Sand Box.
Sau khi "nhập cư", họ được sự hỗ trợ về vốn, phát triển mô hình kinh doanh, mở rộng, sáp nhập..
Trải qua rất nhiều sóng gió, công ty CheongMyeong (công ty của cặp đôi chính) đã đấu thầu thành công và nhận được đầu tư để mở rộng quy mô của công ty.
Sandbox là một bảo chứng cho nơi ươm mầm startup, nơi mài dũa những ý tưởng của giới trẻ từ sơ khai, tiềm năng thành hiện thực
"Sand Box" xuất hiện ngoài đời thật
Trong phim, đạo diễn liên tiếp đặt các nhân vật trẻ tuổi trước những cơn sóng trên chặng đường biến ước mơ thành hiện thực.
Thông qua những thất bại của các nhân vật trong phim, khán giả, đặc biệt là giới trẻ luôn hi vọng sẽ có một nơi như "Sand Box" để đồng hành trong những biến động trên thương trường và hỗ trợ kiến thức kinh doanh bổ ích.
Mới đây, một nền tảng kết nối với hệ sinh thái khởi nghiệp và sáng tạo đã ra đời, gần giống với ý tưởng Sand Box trong bộ phim.
BambuUP - nền tảng kết nối đổi mới sáng tạo chính là "Sand box" đời thật, nơi thiết lập những mối quan hệ có ý nghĩa giữa đơn vị cung cấp giải pháp đổi mới sáng tạo và đơn vị tìm kiếm giải pháp đổi mới sáng tạo, nuôi dưỡng một hệ sinh thái khởi nghiệp toàn diện cùng sáng tạo và phát triển.
BambuUP được xem như là cầu nối hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia kết nối khởi nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp, đầu tư mạo hiểm của Việt Nam với khu vực và thế giới.
Tại đây, các start up sẽ được hỗ trợ về tài chính, kỹ năng khởi nghiệp, khả năng r&d, nguồn nhân lực, phát triển thị trường, và dịch vụ M&A...
Chúng ta đã rút ra nhiều bài học từ bộ phim trong hành trình khởi nghiệp, không thể thành công chỉ nhờ vào một ý tưởng sáng tạo.
Vì vậy, nếu cảm thấy một mình không thể gánh vác quá nhiều thứ, hãy tìm cho mình thêm một người cộng sự đáng tin như “Sand Box" Việt Nam để đạt được thành công trên con đường khởi nghiệp.
Hồng Trâm - Trends Việt Nam