Nhu cầu làm đẹp của nam giới ngày càng tăng

Theo báo cáo của Euromonitor, ý thức về ngoại hình của người tiêu dùng Việt Nam ngày càng tăng cao.

Từ đó thúc đẩy hứng thú của họ đến với các hãng thời trang và mỹ phẩm dành cho nam giới.

Năm 2019, giá trị bán lẻ của ngành thời trang nam đạt mức 22,2 nghìn tỷ VNĐ, tăng thêm 10% so với năm trước đó.

null
Tỷ lệ chi tiêu cho thời trang ở hai giới tương đối đồng đều.

Giới trẻ trong độ tuổi 25-34 tuổi là nhóm đối tượng chi tiêu nhiều nhất cho thời trang.

Điều này là dễ hiểu bởi người trẻ tuổi luôn dành mối quan tâm cho vẻ ngoài và chịu đầu tư chăm sóc vẻ ngoài nhất.

Bên cạnh đó, đây còn là nhóm tuổi nhanh chóng nắm bắt xu hướng mới và có hành vi tiêu dùng chịu nhiều chi phối từ các phương tiện truyền thông, người nổi tiếng.

Trong đó tỷ lệ chi tiêu cho thời trang của nữ giới tại Việt Nam nhỉnh hơn nam giới một chút, đạt hơn 50% năm 2020.

Sang năm 2021, đại dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4 tại Việt Nam đặc biệt nghiêm trọng đã ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường thời trang.

Giữa nguy có cơ, theo nhìn nhận người trong cuộc đây cũng là cơ hội cho doanh nghiệp nội có thể nhanh chóng gia tăng thị phần trong nước.

null

Các nhãn hiệu thời trang nội địa bắt đầu có sự chuyển mình, cạnh tranh cùng các nhãn hiệu quốc tế và nhắm đến phân khúc tầm trung.

Thị trường thời trang Việt vô cùng sôi động với không ít thương hiệu cũng giống như shop thương hiệu cao ra đời.

Cũng giống với thời trang, ngành mỹ phẩm Việt Nam ngày càng trở nên sôi động nhờ vào sự gia tăng trong nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng.

Theo Mintel, công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu, thị trường mỹ phẩm Việt Nam đang có giá trị khoảng 2,3 tỷ USD.

Một nghiên cứu khác của Statista cho biết, tốc độ gia tăng số lượng cửa hàng mỹ phẩm toàn quốc tăng 40%, từ 87 trong năm 2021 lên đến 124 trong năm 2022.

Chỉ chiếm khoảng 10% thị phần, các doanh nghiệp mỹ phẩm Việt Nam đang nỗ lực giành lại thị trường có doanh thu hấp dẫn này.

Bà Hoàng Nguyệt Minh, Giám đốc Bộ phận Cho thuê Thương mại, Savills Việt Nam, chia sẻ:

Năm 2019, chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe của Việt Nam đạt 6,6% GDP. Chỉ số này dự kiến sẽ đạt tỷ lệ tăng trưởng kép là 10,7% vào năm 2022.

Trong đó, dẫn đầu về doanh thu là các sản phẩm chăm sóc da.

null
Bà Hoàng Nguyệt Minh, Giám đốc Bộ phận Cho thuê Thương mại của Savills Việt Nam.
Nguyên nhân là do người Việt Nam đang có xu hướng chăm sóc da nhiều hơn, đặc biệt là đối tượng nam giới.

Các doanh nghiệp mỹ phẩm Việt Nam hiện nay chỉ trụ được ở phân khúc giá rẻ và xuất khẩu sang một số thị trường lân cận.

Có đến 90% các doanh nghiệp mỹ phẩm Việt Nam là đại lý phân phối của các nhà mỹ phẩm nước ngoài. Hầu hết mỹ phẩm ngoại đều chiếm lĩnh các trung tâm thương mại.

Chính điều này khiến thị trường mỹ phẩm dành cho nam ở nước ta rất tiềm năng cho các hãng nội địa khai thác và củng cố sức mạnh.

Coolmate - Giải pháp mua đồ mới lạ

Coolmate là một startup cung cấp giải pháp mua sắm tiện lợi cho nam giới với những sản phẩm cơ bản như áo thun, quần lót, áo sơ mi,… được điều hành bởi CEO Phạm Chí Nhu.

null
Giám đốc điều hành, nhà sáng lập Coolmate.
Thành lập từ năm 2019, đến năm 2020, doanh số của Coolmate đã tăng 6 lần nhờ vào việc bán các món đồ thiết yếu này.

Hướng đến đối tượng người dùng trẻ tuổi, sản phẩm của Coolmate được thiết kế tối giản với sự tập trung vào các chất liệu mang lại cảm giác thoải mái nhất cho người mặc, sử dụng được ở nhiều hoàn cảnh, và thân thiện với môi trường.

Mô hình D2C

Điểm khác biệt của startup này còn nằm ở mô hình kinh doanh chuyên về thương mại điện tử.

Theo đó, Coolmate đã phát triển một website thương mại điện tử độc lập được xây từ đầu bởi đội ngũ lập trình viên dày dặn kinh nghiệm.

null
Điểm khác biệt của startup Coolmate nằm ở mô hình kinh doanh hướng tới kênh thương mại điện tử.

Sự chú trọng đầu tư công nghệ cho phép nền tảng Coolmate thiết lập được các tính năng độc quyền như chọn size đồ thông minh, phân tích độ phù hợp của size, cùng với đó là các hình thức thanh toán đa dạng.

Coolmate đi theo mô hình thương mại điện tử D2C nhằm cắt giảm chi phí phân phối trong bán lẻ truyền thống, mang đến tay người tiêu dùng sản phẩm may mặc 100% sản xuất tại Việt Nam với chất lượng cao và mức giá hợp lý.

Trải nghiệm mua sắm thông minh

Coolmate đem lại sự thoải mái nhất trong mua sắm. Khách hàng có thể tự do xem bất kỳ món hàng nào, theo dõi những món đồ muốn mua, mua hàng trong tích tắc và có thể đổi trả 60 ngày miễn phí vì bất kỳ lý do gì.

Nhận thấy việc nếu mua đồ ở các cửa hàng truyền thống, người tiêu dùng phải đi nhiều nơi lẻ tẻ để có được những món đồ cơ bản nhất như áo thun, quần short, quần sịp, tất, Coolmate tích hợp mọi thứ trên website của mình.

Ngoài ra, startup này có những combo tiện ích giúp khách hàng tiết kiệm thời gian lựa chọn.

Chẳng hạn như combo từ 2-3 chiếc áo, quần; combo áo thun + quần đùi; combo áo + quần + tất.

null
Combo của Coolmate.

Giá cả hợp lý

Nhắm vào phân khúc bình dân, chi phí cho 1 sản phẩm của Coolmate khoảng từ 100.000 trở lên.

Giá của tất cả các sản phẩm đều được niêm yết trên website của hãng.

Coolmate cam kết không có chi phí phát sinh trong quá trình mua và đổi trả hàng.

Chính sách giúp khách hàng luôn có lợi nhất

Coolmate có dịch vụ hỗ trợ và tư vấn khách hàng 24/7 nhằm hướng đến giao hàng trong 24h tại các thành phố lớn.

Bên cạnh đó, khách hàng có thể đổi trả miễn phí với bất kỳ lý do gì, kể cả là đồ lót, trong vòng 60 ngày.

Coolmate không ngại đổi/trả và luôn chấp nhận để đem lại trải nghiệm tốt nhất đến khách hàng.

Startup được Shark Bình đầu tư 500.000 USD ngay tập đầu phát sóng Shark Tank mùa 4

Đến với Shark Tank, Coolmate muốn gọi 250.000 USD cho 4% cổ phần.

Thương hiệu này lên kế hoạch vươn ra các nước Đông Nam Á và IPO năm 2025.

Sau màn thuyết trình của CEO Phạm Chí Nhu, Shark Bình bị thuyết phục và “chốt deal” luôn 500.000 USD nhưng đổi lấy 25% cổ phần.

Cuối cùng sau màn thương lượng của Shark Bình với startup, Coolmate gọi vốn thành công 500.000 USD đổi lấy 10% cổ phần + 2,5% advisory shares.

Chỉ hơn 1 năm sau ngày lên sóng Shark Tank, Coolmate - startup thời trang chuyên bán hàng qua kênh thương mại điện tử đã có mức tăng trưởng chóng mặt.

null
Doanh thu của Coolmate tăng gấp 3 lần mỗi năm.

Từ một công ty với chỉ hơn 2,000 đơn hàng mỗi tháng, đến nay Coolmate đã xử lý hơn 10,000 đơn hàng mỗi ngày.

Với mức tăng trưởng doanh thu hơn ba lần mỗi năm, Coolmate đang trên đà đạt mốc doanh thu 19 triệu USD trong năm 2022.

Đặc biệt, đánh giá của Access Ventures cho thấy, Coolmate đang ở vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ thời trang tại Việt Nam.

Nerman - Sản phẩm làm đẹp ‘tất cả trong một” dành riêng cho nam giới Việt

Nerman là thương hiệu mỹ phẩm dành cho nam giới do 3 nhà chàng trai Đặng Thanh Định, Nguyễn Văn Nhật, Hồ Xuân Hải cùng nhau sáng lập.

Lý do Nerman ra đời nhằm cung cấp các gói sản phẩm làm đẹp, chăm sóc sức khỏe định kỳ cho những người đàn ông hiện đại và bận rộn.

null
3 nhà sáng lập của Nerman.

Theo giới thiệu của 3 nhà sáng lập, Nerman cung cấp đầy đủ các dòng sản phẩm từ tắm rửa, chăm sóc da đến trang điểm cho nam giới.

Một sản phẩm có thể có nhiều công năng như vừa tắm, vừa rửa mặt, vừa gội đầu.

Mô hình kinh doanh của Nerman

Nerman hiện bán hàng theo 2 hình thức là D2C (Direct to customer - bán hàng trực tiếp không qua phân phối trung gian) và O2O (online to offline – từ trực tuyến đến trực tiếp).

Startup xác định tập trung vào 3 thị trường lớn là Việt Nam, Thái Lan và Indonesia.

Trong 5 năm tới, thương hiệu đặt mục tiêu sẽ đứng đầu Việt Nam cũng như Đông Nam Á.

Họ đã thử nghiệm tại thị trường Thái Lan và ghi nhận doanh thu khoảng 30.000 USD. Đến cuối năm sẽ chính thức "đánh" vào thị trường này.

Nerman tập trung bán hàng trên kênh thương mại điện tử (TMĐT), tỷ lệ chuyển đổi cao hơn mặt bằng chung, rơi vào khoảng 11%.

null
Nerman bán được hàng ngàn sản phẩm trên sàn thương mại điện tử.

Vì thế mà các Shark tỏ ra khá ấn tượng với chiến lược và doanh thu bán online của startup này.

Sản phẩm đánh vào tâm lý người sử dụng

Theo CEO của Nerman, nam giới thu nhập tốt khoảng 20 triệu đồng/tháng trở lên, muốn chăm sóc bản thân thì gần không thể nhắc tới thương hiệu nào tại Việt Nam.

Những gì người tiêu dùng có thể nhớ đến là những cái tên FMCG quen thuộc như Xmen hay Romano. Thị trường còn quá rộng để làm.

Nhà sáng lập Nerman nhận thấy sản phẩm Trung Quốc dễ thâm nhập và được bán nhiều ở Việt Nam nhưng không mang đến cảm giác tin tưởng, nhất là thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, đồ ăn.

null

Vì thế CEO Thanh Định muốn tìm ra thị trường mà ở đó Nerman có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh nhất định đối với các đối thủ nước ngoài.

Theo giới thiệu, các sản phẩm của Nerman hiện đang được gia công tại Việt Nam từ nguyên liệu nhập khẩu châu Âu theo công thức mà startup cung cấp.

Đội ngũ R&D của Nerman hiện có 2 người.

Thanh Định chia sẻ, công thức của mình có bản quyền và sản phẩm đã được Sở Y tế Hà Nội cấp giấy công bố đủ điều kiện để phát hành ra thị trường. Ngoài ra startup cũng có kiểm nghiệm của VNTEST.
Nắm bắt được tâm lý nhanh gọn, không cầu kỳ của phái nam, Nerman bán các sản phẩm theo bộ.

Chẳng hạn như bộ sản phẩm sữa rửa mặt + kem trị mụn + kem dưỡng hay set 2 sản phẩm cùng loại được xếp trong hộp đẹp đẽ.

null
Bộ sản phẩm của xịt thơm miệng của Nerman.

Ngoài ra, có những sản phẩm đa dụng được sử dụng đồng thời như có thể vừa tắm, vừa rửa mặt, vừa gội đầu.

null
Sản phẩm Sữa tắm hương nước hoa cao cấp Gentleman 3 trong 1.

Combo "rẻ mà sang"

Điểm yếu luôn hiện hữu suốt nhiều năm của hầu hết thương hiệu mỹ phẩm Việt Nam là bao bì.

Đặc biệt trong thời đại mà người dùng ngày càng quan tâm đến hình thức thì bao bì, hình ảnh của Thorakao, Thái Dương,… vẫn giữ phong cách từ cả chục năm trước, không mang hơi thở hiện đại.

Điều này đã không lặp lại với Nerman. Các chai mỹ phẩm của thương hiệu Nerman đều đi theo một lối thiết kế thống nhất, với màu đen/trắng tối giản nhưng sang trọng.

Khâu đóng gói, bao bì cũng được thực hiện chỉn chu, hiện đại.

null
Thiết kế bao bì của Nerman.

Nerman cung cấp đầy đủ các dòng sản phẩm từ tắm rửa, skincare (chăm sóc da) đến trang điểm cho nam giới.

Một sản phẩm có thể có nhiều công năng như có thể vừa tắm, vừa rửa mặt, vừa gội đầu.

Điều này cho thấy sự thấu hiểu của thương hiệu đối với nhóm khách hàng nam - đối tượng mà phần lớn đều yêu thích sự tiện lợi, gọn nhẹ và không có nhu cầu sử dụng quá nhiều loại sản phẩm như nữ giới.

null
Bộ sản phẩm Nerman được đóng gói sang trọng.

Các sản phẩm được bán thành những combo có giá khoảng 399.000 – 599.000 đồng. Đây là mức giá để số đông khách hàng có thể tiếp cận.

Chiến lược đạt mục tiêu đứng đầu thị trường Việt Nam

Từ giờ đến cuối năm, Nerman dự định mở rộng thêm hơn 10 dòng sản phẩm mới.

Ngoài ra khoảng tháng 10 năm nay, thương hiệu mỹ phẩm dành cho nam này có kế hoạch mở flagship store (cửa hàng quy mô lớn) ở Hà Nội và TPHCM.

Phong cách các cửa hàng này sẽ là không có người bán, khách tự đến mua và trải nghiệm sản phẩm, thanh toán online qua ví điện tự hoặc thẻ sau đó mang sản phẩm về.

Nhà sáng lập của Nerman cũng đang làm với một số siêu thị lớn, đưa sản phẩm được bày bán trên các kênh này tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế vì chi phí lớn.

Gọi vốn 500.000USD nhưng được đầu tư gấp đôi

Nerman đến với Shark Tank mùa 5 với những con số ấn tượng.

Bắt đầu mở bán từ đầu năm 2021, đến hết quý I/2022, Nerman đã có 150.000 khách hàng và bán ra hơn 330.000 sản phẩm.

Do chịu ảnh hưởng bởi đại dịch COVID, doanh thu năm 2021 của startup đạt 848.000 USD với lợi nhuận trước thuế là 10%.

Đến năm 2022, doanh thu trước thuế toàn quý I đạt 1,3 triệu USD. Dự kiến năm 2022 sẽ đạt doanh thu 10,2 triệu USD và tăng trưởng từ 50 - 100% trong các năm tiếp theo.

Đáng chú ý, startup cho biết hiện họ không có nợ. Chi phí sản xuất của startup đang là khoảng 25% và có thể tối ưu xuống 20% khi sản xuất số lượng lớn hơn.

Chi phí nhân công, văn phòng khoảng 11%. Chi phí vận hành, marketing khoảng 15 – 16%. Chi phí bán hàng khoảng 4-5%.

Shark Bình và Shark Phú là hai người hứng thú nhất với Nerman.

Shark Phú chia sẻ Nerman sẽ được hưởng lợi mở rộng sang các kênh khác như siêu thị hay kênh truyền thống nếu chấp nhận đề nghị đầu tư của Shark.

null
3 nhà sáng lập Nerman và liên minh Shark Phú - Bình.

Với những lợi thế hiện có, Shark Phú đề nghị đầu tư 500.000 USD đổi lấy 20% cổ phần của Nerman.

Về phía Shark Bình, ông cho rằng startup còn mới và việc bán online là yếu tố chưa chắc chắn vì khả năng cạnh tranh, sao chép, làm theo cao khi có nhiều nhóm bên ngoài có năng lực marketing.

Với lợi thế sẵn có cũng như cái duyên với mảng B2C khi đã từng đầu tư cho Coolmate tại Shark Tank mùa 4, giúp startup tăng định giá doanh nghiệp lên 4 lần, Shark Bình cho biết mình có thể giúp Nerman gọi vốn các vòng sau từ các quỹ đầu tư nước ngoài với định giá tăng lên nhiều lần.

Do đó, ông đề nghị đầu tư 1 triệu USD đổi lấy 30% cổ phần.

Sau khi trao đổi thương lượng và hội ý, các founder của Nerman chốt deal với đề xuất 1 triệu USD đổi lấy 27% cổ phần, trong đó 7% sẽ lấy từ cổ phần cá nhân của 3 nhà sáng lập và nhận được sự đồng ý của Shark Phú và Shark Bình.

Shark Phú hỗ trợ cả kênh offline (trực tiếp), đi ra các siêu thị. Trong khi đó với việc sở hữu hệ sinh thái về e-commerce (thương mại điện tử), logistics (kho vận), Shark Bình có thể hỗ trợ Nerman mảng online, fulfillment ra Đông Nam Á.

Số liệu tài chính ấn tượng của Nerman làm người xem liên tưởng đến startup Coolmate bán đồ thời trang cho nam giới.

Điều gì khiến 2 startup này hấp dẫn các cá mập?

Thị trường nhiều cơ hội

Số liệu gần đây cho thấy nhu cầu làm đẹp dành cho nam giới đều tăng ở cả 2 lĩnh vực thời trang và mỹ phẩm.

Tuy nhiên các thương hiệu Việt vẫn chưa thể bứt phá lên chiếm lĩnh thị trường. Đó là cơ hội để các nhãn hàng nội địa vươn lên giành lại thị phần.

Theo ông Nam Nguyễn, CEO Opla CRM thị trường sản phẩm dành cho nam giới là một lĩnh vực còn rất tiềm năng với những bài học thành công đến từ Coolmate, Xmen, 30Shine.

Mô hình kinh doanh phù hợp với thời đại số

Cả 2 startup đều đi theo hướng D2C giảm tối đa mọi chi phí đưa đến cho khách hàng sản phẩm chất lượng với giá cả phải chăng.

Coolmate chỉ có một kênh duy nhất là online, trên nền tảng thương mại điện tử.

Đây là hướng đi phù hợp đặc biệt trong thời kỳ COVID-19. Những chi phí cho cửa hàng trực tiếp cực kỳ lớn, sẽ mất rất nhiều thời gian và sự tập trung.

null

Coolmate là một ví dụ điển hình cho việc doanh nghiệp đã đi đúng hướng để thành công trong việc chuyển đổi số, chính là đầu tư cho kỹ thuật, đặc biệt là website. Từ đó, họ dễ dàng thích ứng với đại dịch COVID-19.

Nerman hiện đang bán hàng theo 2 hình thức là B2C (business to customer) và O2O (online to offline – từ trực tuyến đến trực tiếp).

Cửa hàng trực tuyến giúp Nerman phủ sóng thương hiệu của mình ở khắp các đường phố và dần ở lại trong tâm trí của khách hàng.

Sản phẩm chất lượng Made in Viet Nam

Sản phẩm của Coolmate lẫn Nerman đều được sản xuất và gia công trực tiếp ở Việt Nam.

Coolmate có hệ thống nhà máy dệt, nhà máy may đều ở Việt Nam.

Các sản phẩm của Nerman hiện đang được gia công tại Việt Nam từ nguyên liệu nhập khẩu châu Âu theo công thức mà startup cung cấp.

null

So sánh với Coolmate, Nerman có sự bất lợi hơn về sản xuất. Cụ thể, Coolmate có thể tự sản xuất còn Nerman phải OEM.

Tuy nhiên, ngách mỹ phẩm của Nerman có lợi thế về giá trị lâu dài với khách hàng (Customer Lifetime Value - CLV) vì người dùng có tầng suất mua hàng nhiều lần hơn trong năm khi đã gắn bó với thương hiệu.

Sản phẩm làm đẹp cho nam giới đang là ngành hàng tiềm năng cho các startup. Điều đó giúp Coolmate và Nerman ghi nhận được những thành công nhất định trước cả khi lên sóng Shark Tank.

Sau khi nhận sự đầu tư của các cá mập, hai startup này sẽ còn bùng nổ hơn nữa và tạo được vị thế dẫn đầu thị trường.