Từ xưa người ta đã mặc định con gái thuộc phái đẹp, là những người yêu thích và được quyền làm đẹp, còn đàn ông thì ngược lại, là phái mạnh và thường không quan tâm đến vẻ bề ngoài cho lắm.

Nhưng quan niệm ấy đã dần được thay đổi cũng như chuẩn mực về cái đẹp vào mỗi thời kỳ là không giống nhau.

Ngày nay nhu cầu chăm sóc bản thân để có ngoại hình sáng sủa, sang trọng, lịch lãm đang được các quý ông đặc biệt quan tâm.

null
Điều này không chỉ giúp ích cho cuộc sống của phái mạnh mà còn góp phần không nhỏ tạo nên thành công trong sự nghiệp của họ.

Chính vì vậy mà rất nhiều mặt hàng dành riêng cho nam giới đã được tung ra thị trường, thu hút sự chú ý của đông đảo khách hàng.

Nếu bạn đang loay hoay không biết phải tham gia vào thị trường nào thì thị trường dành cho nam giới rất tiềm năng đấy!

Mỹ phẩm dành cho nam giới - Phân khúc tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong những năm gần đây

Dù thị trường cho nam giới đang gặp một số thách thức nhưng các tập đoàn lớn vẫn đặt niềm tin vào sự tăng trưởng mạnh mẽ của phân khúc này trong tương lai.

Mỹ, Brazil, Ấn Độ được đánh giá là những thị trường chủ chốt của các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp dành cho nam giới.

Tháng 1 vừa qua, Manny Gutierrez đã trở thành chàng trai thứ hai được chọn làm gương mặt quảng cáo làm đẹp cho nam giới.

Mẫu nam đầu tiên là James Charles - một chàng trai “nghiện” mỹ phẩm mà các hình ảnh đăng tải lên Instagram của anh đã lọt vào mắt xanh của nhãn hàng mỹ phẩm Covergirl vào năm ngoái.

null
Charles có hơn 1 triệu người theo dõi trên Instagram, trong khi Gutierrez thì có tới 3 triệu người theo dõi trên mạng xã hội này.

Cả hai chàng trai đều tin rằng trang điểm không chỉ dành riêng cho phụ nữ.

Trang điểm “là phi giới tính và không có nguyên tắc gì cả”, Gutierrez đã tuyên bố với 2 triệu người quan tâm trên YouTube như thế.

Việc đàn ông có thể trở thành gương mặt đại diện của một nhãn hàng mỹ phẩm toàn cầu cho thấy một thực tế rằng các tập đoàn hàng tiêu dùng lớn như L’Oréal (sở hữu nhãn hàng mỹ phẩm Maybelline) hay Coty (sở hữu nhãn hàng Covergirl) đang xem “tính đa dạng” là một thị trường ngày càng hấp dẫn.

Thị trường này gồm cả những đấng mày râu sử dụng các loại mỹ phẩm mà xưa nay chỉ dành cho nữ giới hoặc một loạt các sản phẩm mới được sản xuất dành riêng cho đàn ông.

Đó là một cánh tay vươn dài của ngành chăm sóc sắc đẹp nam giới trị giá xấp xỉ 50 tỷ USD vào năm ngoái, gồm các dòng sản phẩm như kem làm ẩm da, sáp thơm bôi tóc, các sản phẩm tẩy lông cơ thể và các loại mỹ phẩm che khuyết điểm, vốn ngày càng dày đặc trên các kệ trưng bày tại cửa hàng offline lẫn online.

Doanh số bán lẻ các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp dành cho nam giới tại Procter & Gamble, trong đó có nhãn hàng Gillette, đã lên hơn 11 tỷ USD.

Trong khi Unilever (sở hữu các nhãn hàng như Axe và Lynx) thì có doanh số gần 5 tỷ USD trong năm 2015, theo số liệu gần nhất có được từ Euromonitor.

Các nhãn hàng dành cho nam như Axe của Unilever đã thay đổi cách tiếp cận bảo thủ xưa nay.

Cụ thể, nhãn hàng này đang nỗ lực đa dạng hóa khách hàng bằng cách tập trung vào tính cá nhân hơn là vào giới tính ghi trên giấy tờ tùy thân hay xu hướng tình dục.

null
Chiến dịch “Find your Magic” của Axe, vốn nhắm đến nam giới với mọi hình thể, kích cỡ và xu hướng tình dục, đã có 10 triệu lượt quan tâm trên YouTube trong năm vừa qua.

Trong một cuộc họp báo cáo kết quả kinh doanh gần đây, Graeme Pikethly - Giám đốc Tài chính Unilever cho biết, ông dự kiến ngành chăm sóc sắc đẹp dành cho nam sẽ tăng trưởng “trên mức trung bình của ngành chăm sóc cá nhân nói chung trong nhiều năm tới”.

Thế nhưng, tăng trưởng doanh số bán trên thị trường chăm sóc sắc đẹp cho nam giới đã chậm lại còn 3,1% vào năm ngoái so với mức tăng trưởng hằng năm kép (CAGR) 5,7% trong giai đoạn 5 năm (2011-2015), theo Euromonitor.

Nicholas Micallef - chuyên gia phân tích ngành chăm sóc sắc đẹp tại Euromonitor cho rằng, phân khúc sản phẩm sắc đẹp dành cho nam giới sẽ chưa thể bắt kịp ngay phân khúc dành cho phụ nữ.

“Tăng trưởng của ngành này nằm ở các thị trường năng động như Mỹ, Ấn Độ và Brazil trong dài hạn.

Đây là những thị trường chủ chốt đối với tất cả người chơi trong ngành.

Ngay lúc này, các doanh nghiệp đang tập trung tìm hiểu điều gì thúc đẩy nam giới sử dụng các sản phẩm sắc đẹp và điều gì khiến họ cảm thấy thoải mái đi mua sắm”, Micallef nói.

Có thể thấy chênh lệch trong mức chi tiêu vào các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp giữa nam và nữ hiện vẫn rất lớn.

Theo Euromonitor, chi tiêu bình quân đầu người của đàn ông trên thế giới đối với các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp là 6,5 USD vào năm 2015, so với con số lên tới 58,5 USD của nữ giới.

Dù khoảng cách chênh lệch là rất lớn, nhưng ranh giới giữa sản phẩm dành riêng cho nam và sản phẩm cho nữ lại không phải lúc nào cũng rõ ràng.

Một số sản phẩm là phi giới tính, ví dụ như một số đàn ông sử dụng các sản phẩm (như kem che khuyết điểm) được bày bán ở quầy hàng dành cho nữ giới trong các cửa hàng bán lẻ.

null
Trong khi một số phụ nữ, như ở Brazil chẳng hạn, lại dùng dao cạo râu dành cho nam giới để tẩy lông chân.

Theo các chuyên gia phân tích, tốc độ tăng trưởng chậm lại của thị trường chăm sóc sắc đẹp nam giới một phần là do tăng trưởng kinh tế ì ạch.

Không giống như phụ nữ, vốn xem mỹ phẩm là mặt hàng cần thiết, thì đối với nhiều đàn ông, đặc biệt đàn ông có gia đình, các mặt hàng chăm sóc sắc đẹp nam giới - ngoại trừ dao cạo râu - lại dễ bị loại khỏi danh sách mua sắm hơn khi hầu bao bị teo tóp.

Lấy ví dụ về Brazil - một thị trường rất lớn cho các sản phẩm sắc đẹp nam giới.

Thị trường này từng chứng kiến tốc độ tăng trưởng CAGR lên tới 16% trong giai đoạn 2011-2015.

Nhưng khi nền kinh tế Brazil ngụp lặn trong cuộc suy thoái sâu, tăng trưởng của phân khúc này trong năm 2016 đã giảm xuống mức 4,6%, còn 6,79 tỷ USD.

Tại Tây Âu - nơi có tỷ lệ thanh niên thất nghiệp cao (như ở Tây Ban Nha), tăng trưởng đã chậm lại, chỉ đạt 0,7%, tương đương 12,5 tỷ USD.

Trong khi đó, thị trường Anh Quốc, theo Micallef, lại khá sáng sủa nhờ vào đối tượng đàn ông có thu nhập cao.

Nhóm này đã thúc đẩy tăng trưởng của các công ty nhỏ như Beast (chuyên bán các sản phẩm cho nam như dầu gội đầu có giá bán lẻ tới 27 bảng Anh, so với sản phẩm dầu gội đầu nhãn hàng Lynx của Unilever có giá chỉ khoảng 5 bảng Anh).

Tuy nhiên, nhiều đàn ông có thu nhập thấp và trung bình lại không đủ tiền để mua các sản phẩm như vậy.

Andrew Snavely - nhà sáng lập Primer, tin rằng nhóm đối tượng này đang bị gạt sang bên lề.

Primer là một tạp chí trực tuyến Mỹ ra đời năm 2008 chuyên về phong cách đàn ông cũng như cung cấp lời khuyên chăm sóc sắc đẹp cho nam giới.

Tạp chí có 1,5 triệu lượt xem mỗi tháng, theo Snavely.

“Các tạp chí truyền thống dành cho nam giới hầu như bỏ quên hoàn toàn nhu cầu chăm sóc sắc đẹp của đàn ông”, ông nói.

Ông cho biết thêm, nhiều thanh niên xem việc thử dùng và tìm mua sản phẩm chăm sóc sắc đẹp phù hợp là một quá trình tốn kém và mất thời gian, “đặc biệt đối với một thứ mà đàn ông được dạy rằng đừng quan tâm quá nhiều”.

Dù rằng thị trường cho nam giới đang gặp một số thách thức nhưng các tập đoàn lớn vẫn đặt niềm tin vào sự tăng trưởng mạnh mẽ của phân khúc này trong tương lai.

Niềm tin đó có thể thấy rõ qua sự ra mắt của nhiều sản phẩm mới như sản phẩm khử mùi hôi nách cho phái nam của L’Oréal.

Ngoài ra, các cuộc thâu tóm như thương vụ mua lại Dollar Shave Club trị giá 1 tỷ USD của Unilever vào năm ngoái, cũng như sự tăng trưởng của những doanh nghiệp nhỏ ở các thị trường ngách đã chứng tỏ phân khúc này còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác triệt để.

“Lần đầu tiên nam giới thực sự có những sản phẩm được tạo ra theo khẩu vị riêng, nhu cầu riêng của họ. Và phân khúc này sẽ tiếp tục tăng trưởng khi cách nhìn nhận của xã hội đối với các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp cho nam giới ngày càng cấp tiến hơn”, Snavely nhận định.

Sữa dành riêng cho nam giới - Nhu cầu thiết yếu của phái mạnh lúc này

Năm 2013, phân khúc sản phẩm dành riêng cho nam giới đang tăng trưởng nhanh ở mức 29% so với cùng kỳ năm ngoái và sẽ tiếp tục phát triển trong những năm tới khi nam giới nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của việc chăm sóc bản thân", ông David Anjoubault, Tổng Giám đốc Kantar Worldpanel, nhận xét trong báo cáo tháng 11 năm nay về thị trường FMCG khu vực châu Á.

Trong những năm gần đây, sữa không còn là một loại thực phẩm xa xỉ, khó tìm mà có thể nói hầu hết tất cả mọi người ở thành phố và kể cả nông thôn đều có thể sử dụng sữa.

Đặc biệt tại thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, sữa dành cho trẻ em, phụ nữ và người lớn tuổi hết sức phổ biến.

Tuy nhiên, vẫn chưa có một sản phẩm sữa dành riêng cho nam giới mặc dù họ vẫn rất có nhu cầu về sữa.

null
Sữa chưa có riêng cho nam giới không có nghĩa là họ không nhu cầu mà là họ chưa có những sản phẩm sữa dành riêng cho họ.

Đa số nam giới hiện nay phải sử dụng những sản phẩm sữa chung với các đối tượng khác, chính vì thế chúng ta thấy đây là thị trường tiềm năng lớn ở tương lai.

Ngoài ra, nhóm các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Cardiff đã chỉ ra rằng nam giới uống từ nửa lít sữa mỗi ngày trở lên sẽ giảm tới 62% nguy cơ rối loạn chuyển hóa chất.

Thời trang dành cho nam - Thị trường màu mỡ dành cho các thương hiệu thời trang

Vào năm 2019, giá trị bán lẻ của ngành thời trang nam tăng 10% và đạt mức 22.2 nghìn tỷ VND. Trong đó, quần jeans nam cao cấp ghi nhận mức tăng trưởng nhanh nhất trong năm 2019, với giá trị bán lẻ tăng đến 25%.

null
Biểu đồ doanh số của thị trường thời trang dành cho nam tại Việt Nam (2005 -2024). (Nguồn: Euromonitor).

Nhiều thử nghiệm đã cho thấy phụ nữ cũng như nam giới đều thích người mình yêu thương có gu ăn mặc ổn định, thời trang nhưng không kém phần quyến rũ.

Tuy nhiên, đa số phái mạnh thường có thói quen tiện đâu mua đó, và khi đã mặc chúng, thấy hợp, họ sẽ chọn mãi phong cách này.

null
Các đấng mày râu ít khi đứng cả chục phút trước tủ quần áo ngắm nghía lựa đồ.

Theo một khảo sát về hành vi mua sắm của nam giới, thì có tới hơn 90% thời trang của phái mạnh là do nữ giới chọn lựa hoặc có tiếng nói lớn trong việc để cánh mày râu quyết định mua đồ.

Cùng với nhận thức về ngoại hình ngày càng tăng, người tiêu dùng nam ngày càng ưa chuộng các sản phẩm có nhãn hiệu để được trải nghiệm chất lượng cao hơn và thiết kế đẹp hơn.

Do đó, ngày càng xuất hiện nhiều thương hiệu nội địa nhỏ tham gia thị trường để đáp ứng nhu cầu đang tăng cao.

Các nhãn hàng trong nước như VietTien, Owen, Canifa hay Blue Exchange đều đang chiếm được nhiều cảm tình của người tiêu dùng.

Tuy nhiên, hiện tại ở Việt Nam, không có nhiều thương hiệu thời trang nam với mẫu mã đa dạng và khác biệt về kiểu dáng, chất liệu.

null
Đa số các thương hiệu đều thiết kế trên một công thức trang phục an toàn.

Vì vậy, mẫu mã giống nhau giữa các thương hiệu và ít sự lựa chọn cho người tiêu dùng là không tránh khỏi.

Thị trường thời trang nam đầy tiềm năng nhưng cũng là thị trường khá khó tính.

Vì vậy để trở thành thương hiệu để phái mạnh tự tin lui tới mà không cần sự hỗ trợ của chị em phụ nữ thì các thương hiệu thời trang trong nước cần phải có độ nhạy cảm để nắm bắt xu hướng cũng như kiểu dáng thiết kế đa dạng để giúp phái mạnh tạo dựng được phong cách riêng biệt.

Trong thời gian tới, thị trường thời trang nam sẽ còn nhiều biến chuyển với sự gia nhập của các thương hiệu nhỏ lẻ, local brand được giới trẻ ưa chuộng.

Các thương hiệu đang trên đà phát triển cũng cần có những đổi mới trong thiết kế và trải nghiệm khách hàng để xây dựng một lượng khách hàng trung thành cho mình trước sự cạnh tranh của các local brand.

Những thương hiệu tiên phong trong thị trường nam giới tại Việt Nam những năm trở lại đây

Coolmate – Thương hiệu thời trang nam cao cấp gọi vốn thành công trên Shark Tank

Với việc xuất hiện trên Shark Tank Việt Nam mùa 4 với màn “ngã giá như đi chợ”, CEO của Coolmate – Phạm Chí Nhu đã gọi vốn thành công với 500.000 USD với 10% cổ phần cùng 2,5% advisory shares.

Đây được xem là màn thẩm định thành công nhanh nhất trong lịch sử chương trình khi Shark Nguyễn Hòa Bình đã nhanh chóng quẹt thẻ xuống tiền đặt cọc ngay trên sóng truyền hình.

null
Coolmate lên sóng tại SharkTank mùa 4.

Chỉ 5 phút sau khi phát sóng, website của hãng đã thu hút gần 3 ngàn lượt truy cập và được bàn luận rất nhiều trên các kênh Social Media.

Người ta tò mò rằng, điều gì ở hãng thời trang tưởng như không có gì đặc biệt này, lại khiến Shark Bình - vốn cực kỳ khắt khe trong việc đánh giá Startup lại không chần chừ chốt deal 500.000 USD vào Coolmate như vậy?

1. Khởi Đầu Từ Sự Tối Giản Thời Trang

Thành lập từ tháng 2/2019, local brand Coolmate mang trong mình sứ mệnh cung cấp các sản phẩm may mặc dành cho nam giới, 100% sản xuất tại Việt Nam và phân phối trực tiếp đến tay người tiêu dùng thông qua các nền tảng thương mại điện tử.

Được hình thành trong thời đại cách mạng 4.0, hãng thời trang này đã cung cấp một giải pháp hữu ích, áp dụng sức mạnh của công nghệ vào thời trang giúp nam giới có thể mua sắm tiện lợi hơn, tiết kiệm hơn.

Nếu lướt qua danh mục sản phẩm của Coolmate, thay vì hướng tới tính độc đáo, bạn sẽ bắt gặp những sản phẩm hết sức tối giản và cơ bản như áo thun, quần short, đồ lót, tất (vớ) dành cho nam với các màu cơ bản như trắng, đen, xám phù hợp với nhiều độ tuổi, nhiều nhu cầu mà cánh mày râu nào cũng có.

Tuy nhiên, điều đắt giá trong chiến lược của Coolmate lại nằm ở chi tiết này.

Đại đa số nam giới Việt Nam thường hướng tới thời trang đơn giản, gọn gàng, chất lượng tốt, sử dụng được trong nhiều hoàn cảnh. Coolmate đã đánh trúng tâm lý này.

Sự tiện dụng mà Coolmate mang lại còn đến từ những set đồ được sắp xếp chỉnh chu.

Chỉ bằng vài cú click chuột, người dùng sẽ có một tủ đồ đầy đủ trong suốt những ngày bận rộn mà không phải cân nhắc mua từng món đồ hay kết hợp như thế nào.

Đó cũng là lý do Coolmate dù thành lập mới từ 2019 nhưng luôn dẫn đầu trong top thời trang nam tại các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada.

2. Mô Hình Subscription - Coolmate Chọn Khách Hàng Là Trọng Tâm Của Chiến Lược Phát Triển

Coolmate là một trong những doanh nghiệp thời trang đi đầu tại Việt Nam khi chuyển dịch thành công từ việc lấy hàng hóa sang lấy khách hàng làm trọng tâm cho mô hình kinh doanh của mình.

Nếu khi xưa, nhãn hàng thường tiếp cận khách hàng theo hình thức sản xuất một mặt hàng, đưa về các kênh phân phối và cung cấp tới cho người tiêu dùng thì với mô hình kinh doanh mới này, khách hàng mới nằm ở vị trí trung tâm.

Thực tế, mô hình này đã xuất hiện từ lâu và có 2 case study cực kỳ thành công trên thế giới là Spotify và Netflix.

Coolmate cũng đã làm được điều tương tự khi bên cạnh chiến lược bán lẻ từng món đồ, điểm mới của Coolmate nằm ở việc cung cấp những "tủ đồ định kỳ" Cool Sub với giá chỉ từ 229.000 đồng.

Người dùng chỉ cần đăng ký một lần và định kỳ theo gói, các hộp đồ với những sản phẩm mới nhất của Coolmate sẽ được ship tận nơi mà không tốn thời gian chọn lựa, đăng ký.

null
Những thành công mà Coolmate đạt được cho tới nay là minh chứng thành công trực quan nhất cho mô hình kinh doanh này.

3. Bước Đột Phá Ứng Dụng Công Nghệ Vào Thời Trang

Trải qua nhiều vòng gọi vốn và thể hiện được sức sống mãnh liệt sau đại dịch COVID-19, Coolmate đã gây bất ngờ khi công bố đặt cược 1/2 vốn đầu tư cho áo khoác New Normal, tuyên bố diệt 99,99% Sars-CoV-2 trên bề mặt áo trong vòng 30 phút.

Theo đại diện của Coolmate, sản phẩm mới của họ ứng dụng dụng công nghệ HeiQ ViroBlock – một công nghệ sở hữu bởi HeiQ Thuỵ Sĩ.

Về nguyên lý hoạt động của công nghệ này, đầu tiên, bạc phát ra các ion bạc để tiêu diệt virus trên bề mặt vải giống như nam châm, bạc tích điện dương, virus tích điện âm, tấn công virus bằng các ion bạc.

Vesicle đóng vai trò như một thành phần xúc tác, làm suy yếu nhanh chóng lớp màng bảo vệ của virus, sau đó các ion bạc có thể tấn công trực tiếp vào lõi của virus và tiêu diệt chúng.

null
Mẫu áo khoác New Normal của Coolmate.

Ngoài ra, chiếc áo này cũng được phát triển với tấm chắn trên mũ có thể tháo rời, chất lượng vải và thiết kế đa năng tiện dụng, vẫn đi đúng với tiêu chí tối giản nhưng hiệu quả của các sản phẩm trước đây.

Bên cạnh đó, nhãn hàng cũng đồng thời đưa ra khuyến nghị rằng sản phẩm này không có tác dụng chẩn đoán, ngăn ngừa, chữa trị bệnh COVID-19.

Đây là một sản phẩm hữu ích và có nhiều tiềm năng gây tiếng vang trong hoàn cảnh nước ta đang bình thường hóa cuộc sống, cảnh giác với mọi nguồn lây như hiện nay và các mặt hàng liên quan đến sức khỏe đều được đặt lên hàng đầu.

Mới ra mắt chưa lâu nhưng chiếc áo khoác diệt virus này vẫn đang được nhiều người chú ý và bàn luận với mức giá hợp lý cho một chiếc áo thu đông và thêm tính năng vượt trội như quảng cáo.

Tuy nhiên, về chất lượng sẽ cần nhiều thời gian để kiểm chứng.

4. Hành trình mang những điều tốt đẹp đến với xã hội của Coolmate

Coolmate từ khi ra mắt đã ghi điểm nhờ việc thay vì những form mẫu trả lời khách hàng một cách khô khan và dập khuôn, đội ngũ chăm sóc khách hàng khá tích cực tương tác và tư vấn trực tiếp cho khách hàng ngay trên website và các kênh bán hàng khác.

Bên cạnh đó, nhãn hàng này cũng tạo ra những chương trình ý nghĩa dành cho cộng đồng như lì xì đỏ cho “Quỹ cơm có thịt” hay “Care & Share: For A Better Childhood”.

null
“Yêu thương trao đi là yêu thương còn mãi” – Quỹ Cơm có thịt.

null
Hằng tháng, Coolmate sẽ trích ra 10% doanh thu từ tất cả các sản phẩm trong danh mục “Care & Share” để đóng góp vào quỹ dành cho những “chiếc lá chưa lành”.

Bên cạnh những chiến lược mở rộng thị trường, phát triển quy mô, Coolmate vẫn luôn hướng đến một giá trị đẹp nhất. Đó chính là cộng đồng người Việt.

Một công ty của Việt Nam, sản phẩm sản xuất 100% Việt Nam và những chương trình thiện nguyện ý nghĩa cho các em nhỏ khó khăn vì tương lai của đất nước.

Những giá trị cốt lõi này chắc chắn sẽ giúp Coolmate tiến xa hơn trong chặng đường sắp tới.

Nerman - Thương hiệu chăm sóc sức khỏe và làm đẹp cho nam giới

Startup cuối cùng đến Shark Tank Việt Nam tập 3 mùa 5 kêu gọi khoảng đầu tư 500.000 USD đổi lấy 8% cổ phần là 3 nhà sáng lập của Nerman gồm Đặng Thanh Thịnh, Nguyễn Văn Nhật, Hồ Xuân Hải.

null
Trong đó, Đặng Thanh Thịnh giữ vai trò Tổng Giám đốc, Nguyễn Văn Nhật là Giám đốc Điều hành chung, còn Hồ Xuân Hải là Giám đốc Vận hành.

Theo giới thiệu của 3 nhà sáng lập, Nerman là thương hiệu chăm sóc sức khỏe và làm đẹp cho nam giới cung cấp đầy đủ các dòng sản phẩm từ tắm rửa, skincare (chăm sóc da) đến makeup cho nam giới.

Các sản phẩm của Nerman theo hướng "all in one" nghĩa là một sản phẩm có thể có nhiều function (công năng) như có thể vừa tắm, vừa rửa mặt, vừa gội đầu.

null

Nerman hiện đang bán hàng theo 2 hình thức là B2C (business to customer - bán lẻ trực tuyến) và O2O (online to offline - từ trực tuyến đến trực tiếp).

Startup này hiện đang tập trung vào 3 thị trường lớn là Việt Nam, Thái Lan và Indonesia.

Bắt đầu mở bán từ đầu năm 2021, đến hết quý I/2022, Nerman đã có 150.000 khách hàng và bán ra hơn 330.000 sản phẩm, đây là một con số rất lớn so với một startup mới ra đời 15 tháng như Nerman.

Do chịu ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 thị trường miền Nam chiếm 40% doanh thu bị đóng cửa hoàn toàn trong 4 tháng, doanh thu năm 2021 của startup đạt 848.000 USD với lợi nhuận trước thuế là 10%.

Đến năm 2022, doanh thu trước thuế toàn quý I đạt 1,3 triệu USD với LNST thuần là 23%.

Dự kiến năm 2022 sẽ đạt doanh thu 10,2 triệu USD và tăng trưởng từ 50 - 100% trong các năm tiếp theo.

Nguyễn Văn Nhật cho biết startup rất tinh gọn với 18 nhân sự.

Nguyễn Văn Nhật cho biết cuối năm 2022, Nerman sẽ "đánh" sang thị trường Thái Lan.

Nerman đã test (thử nghiệm) ở thị trường này trong một tháng và ghi nhận doanh thu khoảng 30.000 USD, fulfillment (hoàn tất đơn hàng) qua dịch vụ.

null
Nói về cách marketing (tiếp thị), Thanh Định cho biết Nerman đang sử dụng các kênh influencer (người có sức ảnh hưởng).

Mỗi tháng Nerman có khoảng 300 video review (giới thiệu) và unbox (mở hộp), đạt trung bình hơn 10 triệu lượt xem/tháng.

Tỷ lệ chuyển đổi đạt khoảng 7% trên tất cả các kênh.

Trên các sàn thương mại điện tử thì tỷ lệ chuyển đổi cao hơn, rơi vào khoảng 11%.

Nerman có khoảng 10 SKU (stock keeping unit – mã hàng hóa) và phối ra rất nhiều combo (nhóm sản phẩm).

Một bộ nước hoa được startup bán với giá 599.000Đ, bộ sữa tắm, dầu gội có giá 399.000Đ.

"Liên minh Phú Bình" rót luôn 1 triệu USD, gấp đôi số vốn startup yêu cầu

Trước thắc mắc của Shark Phú về lý do gọi vốn khi tình hình tài chính khá tốt, CEO Thanh Định cho biết vòng này Nerman dự định gọi 1 triệu USD và đã có một nhà đầu tư vòng trước cam kết sẽ đi tiếp với 500.000 USD.

Sự tham gia của các Shark sẽ giúp startup trở thành "top of mind" – thương hiệu hàng đầu trong tâm trí khách hàng.

CEO Nerman cũng chia sẻ thêm rằng hiện tại nhiều sản phẩm của Trung Quốc được bán tại Việt Nam.

Với lợi thế sẵn có về thương mại điện tử, đồng thời có "duyên" với mảng B2C khi từng đầu tư cho startup Coolmate tại Shark Tank mùa 4, Shark Bình cho biết có thể giúp Nerman gọi vốn các vòng sau và định giá startup sẽ tăng lên nhiều lần.

Từ những lợi thế này, Shark Bình đề nghị đầu tư 1 triệu USD đổi lấy 30% cổ phần, gấp đôi số vốn startup mong muốn.

Sau khi hội ý, CEO Thanh Định đề xuất Shark Bình và Shark Phú cùng đầu tư cho mình.

null
Hai Shark đồng ý 1 triệu USD cho 30%, nhưng Shark Bình sẽ nắm ít nhất 20% cổ phần, còn lại là của Shark Phú.

Vì muốn công bằng với các nhà đầu tư trước, phía Nerman đề xuất mức 1 triệu USD đổi lấy 20% cổ phần.

Họ sẽ tự bỏ thêm 5% cổ phần của mình để nâng tổng số cổ phần cho các Shark là 25%.

"Thật ra cái gì lên nhanh thì cũng có thể xuống nhanh và cái gì lên nhanh thì người khác cũng có thể lên nhanh được... Khi có nhiều đối thủ bạn bảo vệ thị trường như thế nào? Tôi với Shark Phú sẽ cùng với bạn để bảo vệ thị phần", Shark Bình thuyết phục.

Những phân tích này khiến Thanh Định đưa ra đề xuất cuối cùng là 1 triệu USD đổi lấy 27% cổ phần, trong đó 7% sẽ lấy từ cổ phần cá nhân của 3 nhà sáng lập và được cả 2 Shark đồng ý.

Thương vụ khép lại bằng cái bắt tay của startup với "liên minh Phú Bình".

Kết luận

Thị trường dành cho nam giới hiện nay đang là mảnh đất màu mỡ đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, các thương hiệu cần xây dựng chiến lược hiệu quả để đa dạng hóa các mặt hàng cũng như thiết kế để thu hút được nhiều khách hàng hơn tại phân khúc tiềm năng này.