Cụ thể các bước như sau:

- Bước 1: Lên ý tưởng kinh doanh;
- Bước 2: Nghiên cứu ý tưởng;
- Bước 3: Tạo kế hoạch kinh doanh;
- Bước 4: Chọn loại hình doanh nghiệp;
- Bước 5: Huy động hoặc nhận tài trợ;
- Bước 6: Đăng ký kinh doanh.
- Bước 7: Thiết lập cửa hàng;
- Bước 8: Xây dựng đội ngũ nhân sự;
- Bước 9: Chọn nhà cung cấp;
- Bước 10: Ra mắt doanh nghiệp;
- Bước 11: Phát triển doanh nghiệp.

Một quy trình rõ ràng để Startup là một điều cần thiết (Ảnh: Unsplash).
Một quy trình rõ ràng để Startup là một điều cần thiết (Ảnh: Unsplash).

1. Lên ý tưởng kinh doanh - Giải quyết ý tưởng kinh doanh và mô hình hoạt động 

Bước đầu tiên là biến tham vọng chung và những ý tưởng sơ bộ thành một cái gì đó cụ thể và có thể đo lường được. 

Thực hiện trả lời các câu hỏi như:

- Đây chỉ là một công việc phụ hay một công ty toàn thời gian ?
- Sản phẩm hay dịch vụ gì? 
- Bán hàng trực tuyến hay trực tiếp? 
- Ngành hàng này là gì? Có kinh nghiệm và những kỹ năng nào phù hợp không?

Chẳng hạn như: một vườn ươm, một quán cà phê, phòng Gym Offline hay Dropshipping hoặc bán hàng Online trên mạng xã hội.

Tất cả phải được lên ý tưởng một cách cụ thể và rõ ràng.

Không chỉ là ý tưởng thoáng qua, cần cụ thể và rõ ràng về ngành hàng, sản phẩm và dịch vụ (Ảnh: Unsplash).
Không chỉ là ý tưởng thoáng qua, cần cụ thể và rõ ràng về ngành hàng, sản phẩm và dịch vụ (Ảnh: Unsplash).

2. Nghiên cứu ý tưởng - Tiến hành nghiên cứu thị trường, phân tích thị trường và phân tích đối thủ cạnh tranh 

Mục đích của nghiên cứu thị trường là xây dựng một bộ dữ liệu hoàn chỉnh về đối tượng khách hàng là ai, bao gồm tuổi tác, giới tính và tình trạng kinh tế xã hội. 

Thông thường có thể thực hiện khảo sát thực tế hoặc trực tuyến, trả lời các câu hỏi như:

- Khách hàng hoặc khách hàng mục tiêu là ai? Họ ở đâu?
- Những sản phẩm hoặc dịch vụ nào họ đã sử dụng hoặc cần?
- Điểm mạnh và lợi thế cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp?
- Khách hàng mục tiêu hoặc khách hàng sẽ sẵn sàng trả bao nhiêu?

Đặc biệt, một nhóm người trả lời thực sự ngẫu nhiên sẽ cung cấp phản ánh chính xác, không thiên vị về ý tưởng kinh doanh hơn là người thân, bạn bè.

Khi đã hoàn thành nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp nên đi đến bước phân tích, tìm ra mọi thách thức và cơ hội hiện tại của ngành, thông qua:

- Nghiên cứu thực địa: báo cáo thị trường, bài báo và trang Web của đối thủ cạnh tranh.
- Nghiên cứu tại bàn: phản hồi từ thử nghiệm thị trường như bảng câu hỏi của khách hàng hoặc phản hồi của nhóm tập trung.

Cần kết hợp nghiên cứu thực địa và nghiên cứu tại bàn (Ảnh: Unsplash).
Cần kết hợp nghiên cứu thực địa và nghiên cứu tại bàn (Ảnh: Unsplash).

Thêm vào đó là nghiên cứu về các đối thủ cạnh tranh để có thể xác định bất kỳ nhu cầu nào không và có thể đáp ứng để cải thiện và phát triển sản phẩm, dịch vụ.

Cụ thể, có thể nghiên cứu đối thủ cạnh tranh thông qua các thông tin:

Tên, vị trí, quy mô kinh doanh, sản phẩm và dịch vụ cung cấp, kênh bán hàng, định giá, điểm mạnh và điểm yếu…

Ngoài ra, các doanh nghiệp cần hiểu rằng có 2 đối thủ cạnh tranh là trực tiếp và gián tiếp.

- Đối thủ cạnh tranh trực tiếp bán các sản phẩm hoặc dịch vụ giống hoặc tương tự.
- Đối thủ cạnh tranh gián tiếp bán các sản phẩm hoặc dịch vụ thay thế hoặc có thể thay thế sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.

Lưu ý cần tìm hiểu cả hai đối tượng này.

3. Tạo kế hoạch kinh doanh - Xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp

Kế hoạch kinh doanh thường được coi là một công cụ để thu hút đầu tư. 

Ngay cả khi doanh nghiệp này có thể không quan tâm đến việc huy động vốn ngay lập tức, kế hoạch kinh doanh cũng sẽ là một lộ trình vững chắc để bắt đầu doanh nghiệp.

Một kế hoạch kinh doanh nên bao gồm tất cả các tài liệu chiến lược dưới đây để cung cấp cho người đọc ý tưởng về cách điều hành doanh nghiệp và hiện thực hóa ý tưởng:

- Tuyên bố sứ mệnh của công ty;
- Giá trị cốt lõi của công ty;
- Văn hoá tổ chức.

Tiếp theo, chắc chắn không thể bỏ qua bước phân tích tài chính, bao gồm dự báo tiền mặt, một kế hoạch kỹ lưỡng về chi phí khởi động dự kiến, chi phí chung thiết lập và vận hành doanh nghiệp.

Chi phí khởi nghiệp sẽ khác nhau tùy thuộc vào mô hình hoạt động (các công ty trực tuyến sẽ không cần trả tiền cho không gian văn phòng), nhưng đây là những chi phí phổ biến nhất đối với các chủ doanh nghiệp mới:

- Trả lương cho chủ doanh nghiệp;
- Trả lương cho nhân viên;
- Khoản vay hoặc hoàn trả viện trợ
- Các khoản bảo hiểm;
- Chi phí cơ sở vật chất, thuê văn phòng;
- Chi phí làm một trang Web hoặc thuê một nhà thiết kế trang Web.

Phần phân tích tài chính trong kế hoạch kinh doanh cũng nên phác thảo doanh thu bán hàng dự kiến ​​của công ty. 

Điều này có thể được tính toán dựa trên số tiền mong đợi kiếm được từ bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ nào – còn được gọi là chiến lược định giá.

Ngoài ra, còn có cả chiến lược tiếp thị, đề cập đến:

USP của sản phẩm, dịch vụ là gì, sẽ tiếp thị, quảng bá nó ở đâu và như thế nào cũng như mọi chi phí quảng cáo liên quan. 

Một kế hoạch rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp phát triển đúng hướng (Ảnh: Unsplash).
Một kế hoạch rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp phát triển đúng hướng (Ảnh: Unsplash).

4. Chọn loại hình kinh doanh - Chọn một loại hình kinh doanh phù hợp nhất với kế hoạch tăng trưởng

Để đăng ký kinh doanh, trước tiên cần chọn cấu trúc công ty doanh nghiệp. 

Có thể là hộ kinh doanh cá thể, một công ty hợp danh hoặc một công ty trách nhiệm hữu hạn. 

Tùy chọn phù hợp nhất sẽ phụ thuộc vào tốc độ dự định mở rộng quy mô kinh doanh:

- Hộ kinh doanh cá thể: loại hình doanh nghiệp được sở hữu và điều hành bởi một người và trong đó không có sự phân biệt pháp lý giữa chủ sở hữu và thực thể kinh doanh.. 

Chủ doanh nghiệp sẽ sở hữu độc quyền doanh nghiệp và được hưởng tất cả lợi nhuận – nhưng cũng phải chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất nào.

- Công ty hợp danh: theo Luật Doanh nghiệp năm 2020 định nghĩa là doanh nghiệp, trong đó, phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của Công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung.

Theo đó, lợi nhuận và trách nhiệm pháp lý được phân chia giữa tất cả những người sáng lập.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn: trách nhiệm của các thành viên hoặc người đăng ký của công ty được giới hạn ở những gì họ đã đầu tư hoặc bảo lãnh cho công ty. 

Giới hạn bởi cổ phiếu hoặc bảo lãnh, đây là công ty trách nhiệm pháp lý chỉ gắn liền với số tiền đã đầu tư.

Hơn nữa, tất cả các loại hình này có các quy tắc về thuế và cân nhắc trách nhiệm pháp lý khác nhau. 

Các doanh nghiệp cần tìm hiểu trước khi đưa ra quyết định cụ thể.

Cần chọn một loại hình kinh doanh phù hợp nhất với kế hoạch tăng trưởng (Ảnh: Unsplash).
Cần chọn một loại hình kinh doanh phù hợp nhất với kế hoạch tăng trưởng (Ảnh: Unsplash).

5. Nhận đầu tư, hoặc huy động vốn - Thách thức và cơ hội

Không có gì ngạc nhiên khi nguồn vốn thường được coi là một trong những rào cản lớn nhất đối với việc thành lập một doanh nghiệp mới.

Theo phân tích của CB Insight, 38% chủ sở hữu cũ của công ty khởi nghiệp cho biết hết tiền mặt là nguyên nhân chính khiến công ty của họ phải đóng cửa.

Vậy nên, xem xét về việc nhận tài trợ hoặc huy động vốn là điều cần thiết.

Theo đó, một số hình thức phổ biến như:

- Cho vay kinh doanh;
- Trợ cấp doanh nghiệp nhỏ;
- Nhà đầu tư thiên thần;
- Đầu tư mạo hiểm;
- Huy động vốn từ cộng đồng. 

Đầu tiên, doanh nghiệp có thể nói chuyện với đồng nghiệp, bạn bè, gia đình để tìm các nguồn tài trợ nền tảng.

Sau đó có thể xem xét các hình thức trên để tăng trưởng nguồn vốn.

Chứng minh năng lực của doanh nghiệp và đưa ra những điểm mạnh là điều các doanh nghiệp cần làm rõ trước khi thuyết phục bất cứ nhà đầu tư nào.

Chứng minh được năng lực là điều quan trọng để gọi vốn, đó là lý do cần tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp và thị trường trước khi gọi vốn (Ảnh: Unsplash).
Chứng minh được năng lực là điều quan trọng để gọi vốn, đó là lý do cần tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp và thị trường trước khi gọi vốn (Ảnh: Unsplash).

6. Đăng ký kinh doanh - Bước không thể bỏ qua

Sau khi đã có tên công ty và loại hình công ty thì cần đăng ký kinh doanh để các đối thủ không thể ăn cắp ý tưởng.

Sau khi đăng ký, doanh nghiệp có thể sử dụng biểu tượng ® để cho biết rằng thương hiệu và Logo đã được bảo vệ. 

Các nhãn hiệu đã đăng ký cũng có thể được bán, trao đổi và thậm chí được sử dụng làm bảo đảm cho các khoản vay và thế chấp.

Điều này cũng sẽ tăng niềm tin cho khách hàng cũng như là đảm bảo được năng lực cho các nhà đầu tư.

Sau các bước trên, doanh nghiệp cần đăng ký kinh doanh để đảm bảo về mặt pháp lý cũng như uy tín liên quan (Ảnh: Unsplash).
Sau các bước trên, doanh nghiệp cần đăng ký kinh doanh để đảm bảo về mặt pháp lý cũng như uy tín liên quan (Ảnh: Unsplash).

Lời kết

Phía trên là các bước cơ bản để bắt đầu phát triển ý tưởng kinh doanh và Startup một doanh nghiệp.

Đón đọc bài viết tiếp theo để tìm hiểu thêm về các bước còn lại.

Lược dịch từ bài viết của Startup.