Startup tuyên bố hoành tráng
Năm 2019 là năm tăng trưởng vượt bậc của startup Việt, nhất là các startup trong lĩnh vực công nghệ.
Startup F99 - nền tảng kinh doanh trái cây trực tuyến vừa thành lập được hơn một năm được rót vốn 20 tỉ đô từ Do Ventures.
Palexy - một công ty ứng dụng AI cung cấp giải pháp cho các nhà bán lẻ cũng được chắp cánh bởi Do Ventures và quỹ Access Ventures trong thời gian đại dịch.
Nhiều startup dù khởi sự với những ý tưởng rất đột phá trên thị trường, có nhiều hậu thuẫn nhưng cuối cùng vẫn phải đóng cửa.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc phá sản của Start up bao gồm nguyên nhân chủ quan và khách quan.
Theo Báo cáo Đổi mới sáng tạo và Đầu tư công nghệ Việt Nam 2020 được Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) và Quỹ đầu tư mạo hiểm do Ventures đồng phát hành công bố 31/5/2021 cho biết, trong năm 2020, tổng số vốn đầu tư vào các startup công nghệ Việt Nam đạt 451 triệu USD, giảm 48% so với năm 2019.
Dịch Covid như một phép thử khả năng tồn tại của nhiều startup.
Một số lĩnh vực nhận được nguồn vốn đầu tư lớn như thanh toán và bán lẻ.
Ngoài biến động thị trường, sự thay đổi về xu hướng tiêu dùng, nhu cầu một số sản phẩm dịch vụ có sự tăng giảm đáng kể trong mùa dịch.
Lĩnh vực công nghệ, y tế ghi nhận sự phát triển ngoạn mục nhờ vào xu hướng tiêu dùng chú trọng sức khỏe và việc liên lạc trực tuyến.
Trong khi đó một số startup khác phải tuyên bố phá sản, đăng đàn xin lỗi khách hàng như WeFit, Soya Garden,...
Có nhiều điều đáng ghi nhận xoay quanh việc nở rộ của startup gần đây tại Việt Nam và sự giải tán của nhiều công ty khởi nghiệp.
Vì đâu startup đóng cửa?
Phép thử từ đại dịch
COVID-19 sẽ là một cuộc sàng lọc tự nhiên đầy khắc nghiệt đối với các startup mới nổi và kể cả những startup lâu năm.
Soya Garden là startup đã từng gây ấn tượng tại "Shark Tank - Thương vụ Bạc tỷ" mùa 2 và nhận được nguồn vốn đầu tư từ Shark Thủy.
Soya Garden chính thức đóng cửa hàng cuối cùng tại TP HCM, chỉ hoạt động tại Hà Nội.
Lý giải cho lý do đóng cửa số lượng lớn cửa hàng và thu hẹp quy mô kinh doanh, chủ sở hữu cho rằng đây là kế hoạch tái cấu trúc hoạt động nhằm tối ưu hóa chi phí mặt bằng và nhân công.
Ngành hàng nhiều rủi ro
Tiếp đến là yếu tố ngành có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng hoặc giảm sút của doanh nghiệp khởi nghiệp.
Một số startup trong ngành F&B phải đối mặt với sự cạnh tranh quá lớn, trong khi sản phẩm lại có thời hạn sử dụng ngắn.
Việc thuê mặt bằng, nhân viên đối với các cửa hàng truyền thống chiếm tỷ lệ cao trong ngân sách.
Việc duy trì vận hành cửa hàng cần đến số lượng nhân viên hiểu tâm lý, trải nghiệm người dùng.
Nếu không thể đáp ứng được những yếu tố này, các startup dễ dàng dừng chân.
Vốn quyết định sự sống còn của doanh nghiệp
GoBear tuyên bố ngừng hoạt động với lý do môi trường kinh doanh nhiều thách thức và gặp khó khăn khi huy động vốn.
GoBear là nền tảng công nghệ tài chính có trụ sở tại Singapore.
Mặc dù đã kêu gọi được một khoản 17 triệu đô từ quỹ đầu tư mạo hiểm Hà Lan Walvis Participaties và Công ty quản lý tài sản Aegon, startup công nghệ này đã cắt giảm nhân sự và tuyên bố ngừng hoạt động.
Nhân sự - bài toán muôn thuở của startup
Nhân sự cũng là một bài toán khó đối với hầu hết các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Các startup hầu hết đều chưa hoàn thiện về bộ máy và đội ngũ nhân viên.
CEO chính thường kiêm nhiệm nhiều vị trí khác như HR, R&D, và nhân sự cấp dưới cũng gặp phải tình trạng tương tự.
Một điều mà các doanh nghiệp đều nhận thấy nếu không có chiến lược nhân sự hợp lý, doanh nghiệp dễ xảy ra nhiều vấn đề, nhất là với các doanh nghiệp mới.
Có một lý do khác đó là nhân sự tham gia vào các start-up đều là những lao động chất lượng, có trình độ và đa phần liên quan đến công nghệ.
Do đó, họ sẽ chuyển đổi nhanh chóng để thích ứng và có được việc làm sớm hơn những lao động khác.
“Việc làm dành cho freelancer có rất nhiều trên các sàn việc làm trực tuyến dành cho freelancer không giới hạn biên giới quốc gia trong tình hình đi lại giữa các nước đang bó hẹp" - bà Phạm Lan Khanh - một chuyên gia trong lĩnh vực việc làm, người sáng lập kiêm CEO FreelancerViet bày tỏ.
Mô hình kinh doanh không hiệu quả
Theo kế hoạch đầu tháng 4/2020, WeFit sẽ chuyển đổi mô hình, thế nhưng dịch COVID-19 đã không cho họ cơ hội làm điều đó.
WeFit được thành lập vào tháng 9/2016, với mục tiêu trở thành thương hiệu hàng đầu trong ngành Fitness Việt Nam.
WeFit gặp nhiều bất cập trong việc quản lý dòng tiền cũng như việc mất kiểm soát trong quản lý hệ thống khách hàng và đối tác đã dần xuất hiện.
“Có những tài khoản tập đến hơn 100 lần mỗi tháng, đỉnh điểm là 202 lần một tháng.”
Sự “tích cực” của người dùng cùng với kẻ hở trong chính sách “luyện tập không giới hạn”, WeFit phải bù lỗ và tuyên bố phá sản năm 2020, sau 4 năm hoạt động.
Tú Khuyên - Trends Việt Nam