Thị trường Mỹ phẩm - Nội lực và ngoại lực của các thương hiệu mỹ phẩm 

Trong bối cảnh thị trường mỹ phẩm hiện nay, Bà Tracy Vũ, Nhà sáng lập và Tổng giám đốc của DigiMaster và Trends Việt Nam, đã chia sẻ về nội lực và ngoại lực trong thị trường mỹ phẩm hiện nay.

Bà đã đưa ra 4 từ khóa quan trọng trong xu hướng tiêu dùng hiện tại, bao gồm: Bản sắc, Thành phần, Đa kênh và Đa dạng, đa dụng. 

- Bản sắc: Khách hàng có nhu cầu làm đẹp, tự tin và thể hiện cá tính qua mỹ phẩm.
- Thành phần: Sự quan tâm đến nguồn gốc thành phần mỹ phẩm, thương hiệu, nhãn mác, chứng nhận và đánh giá về mỹ phẩm.
- Đa kênh: Sự tiếp cận và mua sắm trên các kênh Online như Website, App, hoặc qua các hoạt động Livestream, Review, Influencer. 
- Đa dạng, đa dụng: Sự đa dạng hóa các nhu cầu và sở thích theo độ tuổi, giới tính, thu nhập, văn hóa địa lý.

Bà Tracy Vũ phân tích tổng quan thị trường mỹ phẩm hiện nay tại sự kiện họp báo tái định vị của E&G Beauty.
Bà Tracy Vũ phân tích tổng quan thị trường mỹ phẩm hiện nay tại sự kiện họp báo tái định vị của E&G Beauty.

Đồng thời, bà cũng đưa ra những phân tích các nhu cầu thiết yếu hàng ngày, từ việc chăm sóc da cơ bản đến việc sử dụng mỹ phẩm trang điểm, cũng như các thương hiệu mỹ phẩm đang có mặt trên thị trường, từ những thương hiệu quốc tế như Shiseido đến các thương hiệu trong nước như Cocoon, Naunau Việt Nam.

Từ đó, bà chỉ ra những góc nhìn về nội lực của thương hiệu, rằng giá trị bên trong của một thương hiệu được cấu thành từ hệ thống giá trị, tư duy, quản trị và phát triển; trong khi giá trị bên ngoài, bao gồm cộng đồng xã hội, thị trường, người tiêu dùng. 

Theo đó, các doanh nghiệp có thể xác định chiến lược phù hợp cho mình, như chuyển hóa, kiến tạo, hay khác biệt hóa, đồng bộ hóa.

Bà cũng nhấn mạnh rằng các thương hiệu lớn trên thế giới như L’Oréal, Shiseido, Kiehl’s… đã có hàng chục, hàng trăm năm xây dựng thương hiệu, đặc biệt là định hình giá trị cốt lõi của doanh nghiệp và có chiến lược đồng bộ trong việc phát triển sản phẩm, thương hiệu, truyền thông. 

Trong khi đó, thị trường mỹ phẩm Việt Nam vẫn còn rất phân mảnh, tư duy ngắn hạn, chỉ có một số nhỏ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu thành công.

Sau khi khái quát về thị trường mỹ phẩm, bà Tracy Vũ rút ra bài học thành công từ các thương hiệu lớn, bao gồm:

- Sáng tạo các sản phẩm đột phá; 
- Xây dựng thương hiệu mạnh mẽ nhờ các chuyên gian và hướng tới mọi đối tượng; 
- Tạo trải nghiệm khách hàng thú vị;
- Tiếp cận đa dạng để phù hợp với mọi loại da.

Bài học thành công từ việc xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp lớn.
Bài học thành công từ việc xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp lớn.

Thương hiệu mỹ phẩm trong thời đại mới - Sản phẩm không còn là lợi thế cạnh tranh duy nhất

Bà cũng đã chỉ ra rằng trong thời đại mới, sản phẩm không còn là lợi thế cạnh tranh duy nhất trong ngành mỹ phẩm. 

Thay vào đó, thương hiệu và nhiều hệ giá trị khác đã trở nên quan trọng hơn.

Bà Tracy Vũ cho rằng Sản phẩm không còn là lợi thế cạnh tranh duy nhất.
Bà Tracy Vũ cho rằng Sản phẩm không còn là lợi thế cạnh tranh duy nhất.

Theo bà chia sẻ: 

“Doanh nghiệp có thể đầu tư rất nhiều vào các KOL để tăng doanh thu trước mắt nhưng đó chỉ là hoạt động lan tỏa giá trị chứ không phải là kiến tạo giá trị. 

Do đó, giá trị thương hiệu sẽ không được tiếp tục duy trì trong những năm tiếp theo nếu không tiếp tục ‘đốt tiền’. 

Nhưng nếu đầu tư vào thương hiệu, doanh nghiệp sẽ duy trì được sự phát triển bền vững và chiến lược dài hạn, có thể đi cùng khách hàng có khi hàng trăm năm”.

Sau tất cả, bà đưa ra một loạt các chiến lược, bao gồm:

- Việc đảm bảo tính tối ưu và tích hợp ở nhiều khía cạnh của IBMC (Integrated Brand Management & Communications - Quản lý thương hiệu & Truyền thông tích hợp), đa dạng và hoà nhập;
- Khám phá và đáp ứng các nhu cầu của các đối tượng khác nhau;
- Tận dụng các cộng đồng khác nhau để Viral một cách chân thật;
- Phát triển nền tảng Content, tác động, ảnh hưởng bởi những câu chuyện có thật, và đảm bảo tính bền vững nhưng vẫn phải bắt nhịp xu hướng.

Bà lưu ý với các doanh nghiệp rằng các Concept và nội dung truyền thông đều phải bám theo định hướng và định vị của thương hiệu. 

Đọc thêm: Integrated Marketing Campaign: Tất tần tật về Chiến dịch tiếp thị tích hợp.

Chiến lược dành cho các thương hiệu mỹ phẩm trong thời đại mới.
Chiến lược dành cho các thương hiệu mỹ phẩm trong thời đại mới.

Ví như, trong lần tái định vị này, thương hiệu E&G Beauty với Slogan “Make You Now”, mong muốn lan tỏa thông điệp về vẻ đẹp toàn vẹn và lối sống tích cực tới mọi người. 
Đồng thời, với các Giá trị cốt lõi như năng lượng, tính nguyên bản, vẻ đẹp thời gian, niềm vui mỗi ngày, sáng tạo cùng thiên nhiên, thương hiệu mong muốn vừa là người đồng hành tin cậy trong hành trình làm đẹp, vừa là nguồn động viên, truyền cảm hứng và niềm vui cho mọi khách hàng Việt. 
Bản sắc thương hiệu - “The mystery of ENERGY BEAUTY” (Sức hút của vẻ đẹp Năng lượng) - hướng đến mục tiêu mang lại sự tự tin, sức quyến rũ và hạnh phúc cho những người yêu cái đẹp. 
Tất cả vì mục tiêu tạo nên một thương hiệu mỹ phẩm Việt có phong cách riêng, nơi mà vẻ đẹp tự nhiên kết hợp với năng lượng từ bên trong mỗi con người.

Sức lan tỏa của E&G Beauty sẽ tiếp tục hướng đến mục tiêu truyền cảm hứng và niềm vui cho mọi khách hàng Việt.
Sức lan tỏa của E&G Beauty sẽ tiếp tục hướng đến mục tiêu truyền cảm hứng và niềm vui cho mọi khách hàng Việt.

Lời kết

Nhìn lại, thị trường mỹ phẩm hiện nay đang trải qua những biến đổi mạnh mẽ, đòi hỏi các thương hiệu phải không ngừng đổi mới và thích ứng. 

Nhưng giữa những thay đổi đó, một điều không thay đổi là tầm quan trọng của việc xây dựng và duy trì giá trị thương hiệu. 

Như Bà Tracy Vũ đã chỉ ra, sản phẩm không còn là lợi thế cạnh tranh duy nhất, mà thương hiệu và giá trị mà nó mang lại mới thực sự tạo nên sự khác biệt.

Với những chiến lược mà bà đã đề xuất, các doanh nghiệp có thể tìm thấy con đường riêng của mình trong thị trường mỹ phẩm sôi động này. 

Dù là thương hiệu quốc tế lâu đời hay thương hiệu trong nước mới nổi, tất cả đều có cơ hội để tỏa sáng nếu biết tận dụng nội lực và ngoại lực một cách linh hoạt và sáng tạo.

Cuối cùng, hãy nhớ rằng mỹ phẩm không chỉ là làm đẹp bên ngoài. 

Nó còn là cách người tiêu dùng tự tin thể hiện bản thân, chăm sóc bản thân và thể hiện tình yêu với bản thân. 

Vì vậy, hãy để thương hiệu không chỉ bán sản phẩm, mà còn lan tỏa thông điệp tích cực và truyền cảm hứng cho khách hàng. 

Đó mới thực sự là sức mạnh của một thương hiệu mỹ phẩm trong thời đại mới.