Gamification là gì ? - Vận dụng trong Marketing

Neil Patel định nghĩa Gamification là việc sử dụng các yếu tố thiết kế như ở trong game áp dụng cho các hoạt động khác. 

Gamification đang trở thành xu hướng trong Digital Marketing (Ảnh: Internet).
Gamification đang trở thành xu hướng trong Digital Marketing (Ảnh: Internet).Gamification đang trở thành xu hướng trong Digital Marketing (Ảnh: Internet).

Đó có thể là các hoạt động như:

- Gamification trong Website doanh nghiệp. 

Tại website riêng, doanh nghiệp thiết kế những minigame nhỏ, bảng thành tích, điểm số để cho mọi người cùng vào thi đấu với nhau. 

Với cách thức này, các doanh nghiệp có thể thu được lượng khách tham quan trang web một cách tự nhiên, nhanh chóng và sáng tạo.

Tổ chức minigame trên trang web mang lại nhiều hiệu quả khả quan (Ảnh: Internet).
Tổ chức minigame trên trang web mang lại nhiều hiệu quả khả quan (Ảnh: Internet).
- Gamification cho hoạt động Marketing.

Doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng một cách tự nhiên bằng cách sử dụng các yếu tố game. 

Bề ngoài có vẻ là một game nhỏ thú vị, hấp dẫn nhưng lồng ghép bên trong là các yếu tố quảng bá về thương hiệu, về sản phẩm của doanh nghiệp.

Các Minigame kết hợp với các đợt giảm giá đang rất được phổ biến (Ảnh: Shopee).
Các Minigame kết hợp với các đợt giảm giá đang rất được phổ biến (Ảnh: Shopee).
Trên thực tế, đã có rất nhiều doanh nghiệp sử dụng cách thức thông minh này và thành công. 

Ví dụ: Sau khi tạo ứng dụng trò chơi “Pizza Hero” cho phép khách hàng tạo Pizza của riêng họ, doanh thu bán hàng của Domino’s Pizza đã tăng 30%.

Gamification mang lại doanh số cho các doanh nghiệp (Ảnh: Domino's Pizza Hero).
Gamification mang lại doanh số cho các doanh nghiệp (Ảnh: Domino's Pizza Hero).

Thị trường Trung Quốc - Tiềm năng phát triển Gamification cho các thương hiệu từ góc nhìn Digital Marketing và minh chứng về WeChat

Trung Quốc đang âm thầm thống lĩnh thị trường với xu hướng Digital Marketing và vận dụng công nghệ số hiệu quả.

Sự ra đời của WeChat để nhắn tin, chơi game,... là khởi đầu và định hướng nhiều xu hướng Digital Marketing khác bùng nổ như:

- Live streaming
- Influencer marketing
- Gamification hay gọi cách khác là sử dụng các Minigame

WeChat - Ứng dụng vận dụng công nghệ số hiệu quả (Ảnh: Internet).
WeChat - Ứng dụng vận dụng công nghệ số hiệu quả (Ảnh: Internet).

Vào năm 2020, các Minigame của WeChat cũng đã có được khoảng 500 triệu người dùng hoạt động hàng tháng, gần một nửa số người dùng hoạt động hàng tháng. 

Nói cách khác, 50% WeChat người dùng thích chơi Minigame.

Minigame của WeChat là trò chơi siêu đơn giản, dễ chơi trên điện thoại, như WeRun, Happy Poker, Plants Vs. Zombies cũng như những loại cổ điển như Tetris, Candy Crush và Pacman.

Một số minigame trên Wechat (Ảnh: Internet).
Một số minigame trên Wechat (Ảnh: Internet).

Từ góc nhìn Digital Marketing, Gamification đầy hứa hẹn cho các thương hiệu. 

Đó là một giải pháp góp phần tạo ra số lượng tương tác cao với khách hàng để thu hút họ với thương hiệu và sản phẩm. 

Khi kết hợp với việc tung ra phiên bản giới hạn sản phẩm, cá nhân hóa hoặc trải nghiệm tại cửa hàng, điều đó có thể là một kết quả thực sự lớn.

Thị trường Châu Âu - Vận dụng Gamification nhưng còn chần chừ đối phó với nhiều thách thức

Sự phổ biến của Digital Marketing dần lan tỏa đến châu Âu và được các nước áp dụng cho các thương hiệu khác nhau.

Trong khi Live streaming và Influencer marketing được áp dụng rộng rãi thì Gamification dường như vẫn còn chưa có những chiến lược phát triển cụ thể.

Một nghiên cứu về ngành công nghiệp game của Unity's Gaming Report 2022 cho thấy thị trường trò chơi thông thường đã tăng 53% và trò chơi phổ thông tăng 137% tại châu Âu trong 18 tháng qua.

Thị trường Game ở châu Âu mạnh ở những Game phổ thông (Ảnh: Unity's Gaming Report 2022).
Thị trường Game ở châu Âu mạnh ở những Game phổ thông (Ảnh: Unity's Gaming Report 2022).

Và thực tế, Game thủ ở Châu Âu chơi các Game phổ thông nhiều hơn tới 50% so với Game thủ từ Trung Quốc.

Không như Trung Quốc, ở Châu Âu và Hoa Kỳ, có một loại nền tảng chơi Game khác, chẳng hạn như Roblox, tập trung chủ yếu vào tính năng giải trí của trò chơi. 

Sự hợp tác mạnh mẽ của tương tác xã hội hoặc sự kết hợp sáng tạo của Digital Marketing vào trò chơi như với WeChat chưa tồn tại ở đây.

Đó là lý do tại sao châu u vẫn còn trong giai đoạn tích lũy kinh nghiệm từ WeChat để vận dụng vào thị trường.

Các nước châu Âu cần thời gian thích ứng vì có sự khác biệt về thói quen của người dùng (Ảnh: Internet).
Các nước châu Âu cần thời gian thích ứng vì có sự khác biệt về thói quen của người dùng (Ảnh: Internet).
Tuy nhiên, đại dịch đã đẩy nhanh mối liên hệ giữa thời trang và Gamification ở các thương hiệu lớn bao gồm Gucci, Valentino và Balenciaga. 

Trang phục số hóa của Valentino từ bộ sưu tập Xuân-Hè 2020 và Chớm Thu 2020 cho Animal Crossing (Ảnh: Valentino).
Trang phục số hóa của Valentino từ bộ sưu tập Xuân-Hè 2020 và Chớm Thu 2020 cho Animal Crossing (Ảnh: Valentino).

Minh chứng là các thử nghiệm tại các buổi diễn thời trang dưới dạng video games, với giao diện là trò chơi nổi tiếng Animal Crossing của Nintendo và thêm các trò chơi khác trong ứng dụng. 

Bên cạnh đó, Fendi, Max Mara, Burberry và Dior cũng đã thử nghiệm với các Minigame và thu được những bước tiến nhất định.

Burberry thiết kế giao diện độc quyền cho Yao, một nữ anh hùng trong Honor of Kings (Ảnh: Burberry).
Burberry thiết kế giao diện độc quyền cho Yao, một nữ anh hùng trong Honor of Kings (Ảnh: Burberry).

Các trò chơi có tương tác đơn giản như Memory Game và 8 Differences, đều do Dior phát triển vào năm 2020, đã được đón nhận nồng nhiệt. 

Nhà bán lẻ Mytheresa cũng ra mắt một trò chơi nhỏ (Mytheresa Style Flight) trên WeChat vào đầu năm 2021. 

Trò chơi Mytheresa Style Flight trên WeChat (Ảnh: Internet).
Trò chơi Mytheresa Style Flight trên WeChat (Ảnh: Internet).

Người chơi có thể chọn điểm đến du lịch giữa Paris, Rome, Zermatt và Maldives và mua trang phục cho avatar của họ. 

Người dùng được tặng một mã giảm giá mà họ có thể sử dụng để mua trang phục ưa thích của mình và tất cả các sản phẩm có trong trò chơi đều được liên kết trực tiếp đến trang web Mytheresa.

Lời kết

Trong khi Trung Quốc đang bùng nổ thì Châu Âu cũng đang dần có những bước tiến ổn định cho Gamification, tuy nhiên, chưa có chiến lược thích ứng cụ thể.

Nhiều thương hiệu vẫn còn e dè và chưa có sự liên kết chặt chẽ đến trải nghiệm của khách hàng hay thương mại điện tử.

Trong tương lai, các thương hiệu có thể liên kết với Metaverse và nâng cấp các trò chơi đa dạng hơn, đi đôi với việc tăng khả năng chuyên môn về công nghệ và chi phí đầu tư.

Gamification sẽ được nâng cấp trong tương lai (Ảnh: Unsplash).
Gamification sẽ được nâng cấp trong tương lai (Ảnh: Unsplash).

Tuy nhiên, theo đánh giá của cộng đồng về xu hướng này, các thương hiệu ở châu Âu luôn dẫn đầu về xu hướng, đặc biệt là thời trang xa xỉ, chắc chắn sẽ cố gắng thích ứng để nâng cao trải nghiệm của khách hàng, tạo ra giá trị bền vững trong tương lai.

Gamification sẽ là một thử thách mà các thương hiệu châu Âu phải vượt qua và các doanh nghiệp tại Việt Nam đón đầu xu hướng cũng nên học hỏi và vận dụng hiệu quả cho chiến lược Marketing của mình.