Product Demo là gì?
Trong tiếp thị, Product Demo (trưng bày giới thiệu sản phẩm) là một hoạt động, chương trình quan trọng, nơi một sản phẩm được giới thiệu cho các khách hàng tiềm năng.
Mục đích là giới thiệu trực tiếp sản phẩm tới khách hàng với mục tiêu tối thượng là họ sẽ mua sản phẩm đó.
Mặc dù mục tiêu đó không phải khi nào cũng đạt được, tuy nhiên đó là mục tiêu mà Produc Demo hướng tới.
Và điều này rất rõ ràng, trực diện so với các mục tiêu rất đỗi mơ hồ khác trong tiếp thị và truyền thông.
Product Demo có thể:
- Giải quyết các mối quan tâm liên quan đến sản phẩm cụ thể của khách hàng tiềm năng;
- Cho thấy cách sản phẩm (và các tính năng) giải quyết các điểm khó khăn của khách hàng tiềm năng;
- Định vị giải pháp là công cụ hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu này.
Các sản phẩm có thể bao gồm các sản phẩm mới, phiên bản mới của sản phẩm hiện có hoặc các sản phẩm gần đây đã được giới thiệu đến một thị trường mới.
Những nguyên tắc tạo Product Demo - Nguyên tắc A.I.D.A
Demo sản phẩm quan trọng và phức tạp như vậy, nhưng hoàn toàn không khó nếu chúng ta tuân thủ theo nguyên tắc A.I.D.A (Attention, Interest, Desire, Action).
1. Gây sự chú ý (Attention)
Khi chúng ta demo sản phẩm, rất nhiều người ngay từ lúc đầu nói rất nhiều về tính năng kỹ thuật, đặc điểm của sản phẩm.
Nhưng theo các nghiên cứu, thời điểm này nếu nói về những điều này lại hoàn toàn không hiệu quả nếu lúc đó khách hàng chúng ta không tập trung.
Trong giai đoạn này, chúng ta cần làm 1 điều gì đó để gây sự chú ý ngay lập tức.
Có thể là chuẩn bị công cụ Demo, có thể là tiến hành làm một bước gì đó thật ấn tượng để gây chú ý.
Khi khách hàng đã chú ý, chúng ta bắt đầu kích thích sự quan tâm bằng cách phân tích sản phẩm.
Peloton đã có hơn 568 nghìn lượt xem từ video giới thiệu sản phẩm này.
Con số này không có gì đáng ngạc nhiên đối với một sản phẩm đơn giản được quảng cáo như một giải pháp thể dục toàn diện.
Đó là minh chứng cho hiệu quả của việc Product Demo gây sự chú ý bằng điều mới lạ.
2. Tạo sự hứng thú đối với sản phẩm (Interest)
Trong giai đoạn này, mỗi bước demo sản phẩm, chúng ta cần nhấn mạnh đến sự khác biệt của nó so với những sản phẩm khác.
Do mỗi sản phẩm sẽ có cách Demo khác nhau nhưng tất cả đều sẽ theo một nguyên tắc, cần phải đưa ra được đặc điểm nổi bật về tính năng sản phẩm.
Khi chúng ta đưa ra những đặc điểm nổi bật, sẽ tạo ra những mong muốn của khách hàng về sản phẩm của mình.
Một bài học về sự đơn giản tuyệt đối, video sử dụng hoạt ảnh 2D để khiến người dùng tìm hiểu về ứng dụng, cách sử dụng và giá trị mà ứng dụng mang lại.
Chỉ một biểu tượng duy nhất sẽ hiển thị cho hầu hết các màn hình trong video, nhưng đây là điều làm cho video trở nên hiệu quả.
Các biểu tượng này mô tả chính xác mục đích của tính năng hoặc giá trị về khả năng của Duolingo giúp việc học ngôn ngữ trở nên thú vị thông qua trò chơi.
3. Tạo ước muốn về sản phẩm (Desire)
Tạo ước muốn về sản phẩm là nhiệm vụ quan trọng nhất trong tiến trình này.
Cách tốt nhất để thành công trong giai đoạn này là phải tạo được sự liên kết giữa tính cạnh tranh của sản phẩm với tác dụng của nó đến với khách hàng.
Khách hàng nghĩ rất khác chúng ta, họ sẽ chỉ quan tâm đến điều họ muốn, và nhiệm vụ của chúng ta là khởi tạo ra nó.
Video giới thiệu sản phẩm của Ring Door View Cam không bao gồm bất kỳ lời giới thiệu hay lồng tiếng cầu kỳ nào.
Tuy nhiên, video mang lại cảm giác kết nối với thực tế khi cho thấy sản phẩm được “sử dụng” trong nhiều tình huống khác nhau.
Người xem gần như có thể kết nối ngay lập tức với mục đích của sản phẩm và giá trị mà sản phẩm mang lại sau khi mua.
4. Kêu gọi hành động
Trong giai đoạn này, chúng ta có thể đặt các câu hỏi:
"Nếu mua ngay, anh chị sẽ được..." hay “Sản phẩm tốt như vậy, giá như vậy, là người tiêu dùng thông minh anh chị có dùng không?”
Lưu ý dùng chữ "dùng" chứ không phải chữ mua vì không khách hàng nào muốn mua hàng cả, họ chỉ muốn dùng hàng.
Công thức AIDA này được áp dụng từ rất lâu và trong kinh doanh theo mạng, nó là một phần đặc biệt quan trọng.
5. Lưu ý - “Tái khẳng định" và so sánh về giá
Giữa bước 3 và 4, chúng ta có thể thêm 1 bước nhỏ nữa:
Tái khẳng định bằng các bằng chứng.
Khi khách hàng đã có những mong muốn đối với sản phẩm, chúng ta có thể thêm 1 bước nữa, khẳng định lại thông qua các bằng chứng.
Ví dụ như: đưa cho khách hàng xem những khách hàng uy tín nào đã dùng sản phẩm, những chứng nhận được công nhận...
Khi so sánh về giá, chúng ta có thể đi từ giá đơn vị (giá 1 lần dùng, giá 1 phần (nếu sản phẩm có thể chia làm nhiều phần hoặc nhiều lần hoặc có thể chiết xuất thành nhiều chai) sau đó hãy cho họ thử đoán giá.
Giá chúng ta đưa ra cuối cùng phải thấp hơn hoặc bằng giá khách hàng đoán.
Điều này sẽ tạo nên sự thích thú, cuốn hút (vì khách hàng đang gia nhập vào cuộc trao đổi) và tăng ước muốn về sản phẩm.
Các loại Product Demo - 4 loại cơ bản
Có 4 loại Product Demo, từ ít phổ biến đến phổ biến nhất:
- Product Demo có tính tương tác
- Tham quan sản phẩm trực tiếp thực tế hoặc online
- Trình bày sản phẩm
- Video giới thiệu sản phẩm
1. Product Demo có tính tương tác - Tương tác tốt nhưng đòi hỏi kỹ thuật cao
Đây bản Demo phần mềm cho phép khách hàng tiềm năng tương tác trực tiếp với sản phẩm.
Phương pháp này mang lại cho khách hàng trải nghiệm demo gần với trải nghiệm của khách hàng khi sử dụng sản phẩm.
Một bản Demo dạng này thường được gửi dưới dạng liên kết, người dùng sẽ nhấp vào và trải nghiệm sản phẩm dễ dàng.
Điều này giúp tối ưu hóa quá trình bán hàng, thuận tiện cho cả khách hàng và nhân viên.
Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật cao và chi phí ban đầu bỏ ra nhiều.
Video cho thấy cách ứng dụng mới này của IKEA giúp mọi người dễ dàng hình dung đồ nội thất từ IKEA ở những nơi khác nhau trong ngôi nhà của mình.
2. Tham quan sản phẩm trực tiếp thực tế hoặc online - Trải nghiệm tốt, hiệu quả cao nhưng tốn kém chi phí
Phương pháp này bao gồm hai loại:
- Một là, nhân viên sẽ hướng dẫn và giới thiệu trực tiếp sản phẩm tại cửa hàng cho khách hàng;
- Hai là, doanh nghiệp sẽ tạo một phiên bản Online của cửa hàng và dẫn liên kết cho khách hàng để trải nghiệm qua Internet.
Phương pháp này mang lại khả năng tương tác cao cùng trải nghiệm tuyệt vời hơn so với phương pháp ban đầu.
Đồng thời, khi khách hàng sử dụng phương pháp này thì doanh nghiệp có thể kỳ vọng khách hàng có thể mua thêm những sản phẩm khác tại cửa hàng thay vì chỉ mua sản phẩm ban đầu.
Tuy nhiên, nếu sử dụng dạng online, doanh nghiệp đòi hỏi phải bỏ ra chi phí đầu tư lớn vì độ phức tạp hơn rất nhiều so với phương pháp 1.
Ngược lại, nếu sử dụng dạng đi thực tế, doanh nghiệp phải tốn chi phí về nhân sự và thời gian.
3. Trình bày sản phẩm - Tiết kiệm chi phí nhưng hiệu quả không cao
Một cách Product Demo rẻ nhất là sử dụng bản trình bày Powerpoint hoặc Google Trang tính.
Ít chi phí, dễ đọc, dễ hiểu, cho phép khách hàng góp ý và chỉnh sửa, tuy nhiên, phương pháp này không sinh động và đôi lúc khiến khách hàng không tin tưởng.
4. Video giới thiệu sản phẩm - Hiệu quả cao, chi phí thấp
Người tiêu dùng ngày càng nghi ngờ về những tuyên bố được đưa ra trong hoạt động tiếp thị.
Đồng thời, khách hàng vẫn muốn tìm ra các giải pháp giúp họ giải quyết vấn đề và đạt được kết quả mong muốn.
Video trình diễn sản phẩm là lý tưởng vì chúng cung cấp một minh chứng trực tiếp rằng sản phẩm thực sự giải quyết được vấn đề của khách hàng.
Hơn nữa, nó còn cho thấy khách hàng tiềm năng từng bước giải quyết vấn đề đó như thế nào.
Bằng cách đưa khách hàng tiềm năng thông qua quá trình này, khách hàng thực sự có thể thấy mình đang sử dụng sản phẩm đó để đạt được kết quả mong muốn.
Phương pháp này cũng không mất quá nhiều chi phí của doanh nghiệp.
Chi tiết về phương pháp Video giới thiệu sản phẩm - Ưu điểm và tình hình vận dụng
Phương pháp Video giới thiệu sản phẩm đã được nhiều doanh nghiệp sử dụng và có nhiều ưu điểm nhất định.
- Giải thích tính năng và lợi ích rõ ràng;
- Tiết kiệm thời gian chi phí;
- Dễ dàng quảng bá rộng rãi;
- Tiện lợi cho việc phân tích Marketing.
Có 2 cách phát triển Video giới thiệu sản phẩm là:
Trình diễn kịch bản trong Studio và trực tiếp.
Đối với phương pháp đầu tiên, các video giới thiệu sản phẩm có thể được phân cảnh cẩn thận để mỗi giai đoạn có thể được trình chiếu theo trình tự.
Sau đó, video có thể được quay trong studio hoặc tại địa điểm trong một môi trường được kiểm soát với cơ hội thực hiện nhiều lần.
Tùy chọn thứ hai là quay video trình diễn trực tiếp trước khán giả ngoài đời thực.
Cả hai cách tiếp cận đều có những lợi thế riêng.
- Trình diễn kịch bản trong Studio cho phép kiểm soát quá trình ở mức độ cao, giải thích rõ ràng theo một trình tự có ý nghĩa.
- Tùy chọn thứ hai thì tăng mức độ uy tín đối với khách hàng.
Có thể thấy, doanh nghiệp hoàn toàn có thể lựa chọn những phương pháp khác nhau để có được những Product Demo thành công tùy theo điều kiện của doanh nghiệp.
Cùng điểm qua những ý tưởng Demo thành công nổi bật tại Cannes Lions 2022.
Apple, Samsung, Three Ireland, D'leteren là những thương hiệu ấn tượng trong danh sách này.
Đọc thêm: Học cách Product Demo ấn tượng như các thương hiệu đoạt giải tại Cannes Lions 2022
Lời kết
Có thể nói, Product Demo là bước “chạm đích" để tiếp cận, thu hút khách hàng và tạo ra chuyển đổi và doanh số cho doanh nghiệp.
Đa số các doanh nghiệp sẽ sử dụng dạng Video giới thiệu sản phẩm để tiết kiệm chi phí và đạt hiệu quả cao.
Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ và ở những doanh nghiệp phát triển, chúng ta có thể sử dụng những biện pháp kết hợp để phát triển Product Demo và nâng cao trải nghiệm khách hàng.