Đại dịch COVID-19 diễn ra khiến Tết cổ truyền của người Việt có nhiều thay đổi. 

Dễ thấy, việc phải ở nhà nhiều hơn trong dịp Tết 2021 dẫn đến tỷ lệ người tiêu dùng online tăng cao hơn bao giờ hết để duy trì sự kết nối với gia đình và người thân. 

Dịch bệnh đã khiến xu hướng hành vi tiêu dùng của người Việt thay đổi. Dịch bệnh đã khiến xu hướng hành vi tiêu dùng của người Việt thay đổi.

Thế nhưng, bất chấp những tiêu cực do đại dịch mang lại, người Việt vẫn mong muốn có một dịp Tết ấm áp bên gia đình.

Theo Google, 64% người tiêu dùng được khảo sát vẫn mong chờ Tết 2022 để được nghỉ ngơi, sum vầy bên gia đình, người thân.

Hành vi tiêu dùng trong dịp Tết 2022

Tết 2022 không được rộn rã như những năm trước đó. Do các quy định hạn chế liên quan đến COVID-19 nên phần lớn người dân phải ở nhà. 

null

Theo báo cáo thống kê của năm 2021, số lượt tìm kiếm trong đợt Tết trên Internet tăng “vượt bậc” so với các năm trước. Cụ thể:

Với cụm từ "Xem gì hôm nay" tăng 200% so với cùng kỳ năm trước và mức độ quan tâm trong hoạt động tìm kiếm về chủ đề "Đếm ngược đêm giao thừa" tăng 38% so với đợt Tết 2020. 

Mọi người cũng bắt đầu mua sắm Tết trên mạng nhiều hơn. 

Theo đó, doanh thu bán hàng trực tuyến tăng 20-25% ngay trước Tết 2021 so với cùng kỳ năm 2020.

Người tiêu dùng phải ở nhà nhiều hơn

Dựa trên dữ liệu khảo sát 1000 người của Google, Tết sẽ diễn ra yên ả với ít hoạt động tụ tập và gặp mặt hơn. Điều đó thúc đẩy họ quây quần tại nhà và online nhiều hơn trong dịp Tết này. 

Có 48% người Việt Nam cho biết họ dành thời gian xem TV kết nối Internet – Connected TV (cùng gia đình hoặc một mình) nhiều hơn so với Tết năm trước. 

Connected TV trở thành công cụ giúp mọi người kết nối với thế giới nội dung trực tuyến để khuây khoả hơn trong những ngày Tết phải ở nhà, và dần trở thành một trong những vật dụng phổ biến trong gia đình Việt.

null

Ngoài việc quây quần bên nhau, không thể bỏ qua khung giờ vàng cá nhân (personal prime time) của người tiêu dùng trên các thiết bị di động vào dịp Tết 2021. 

25% người dùng cho biết, trong dịp Tết năm nay, đã sử dụng điện thoại để giải trí nhiều hơn so với Tết năm ngoái. 

Đây là một dấu hiệu khả quan để các thương hiệu có thể triển khai chiến dịch quảng cáo hiệu quả.

Tiếp cận mọi người qua màn hình TV

Mỗi dịp Tết, chương trình văn nghệ tạp kỹ của các đài truyền hình sẽ chiếm sóng trên màn hình TV, dẫn đến cách nhìn nhận rằng truyền hình là cách tiếp cận mọi người trong dịp Tết.

Tuy nhiên, truyền hình không còn là hình thức giải trí duy nhất của người Việt, khi ngày càng có nhiều người sở hữu TV thông minh, việc xem YouTube trực tuyến cũng trở nên quen thuộc. 

Tính đến tháng 5 năm 2021, hơn 25 triệu người ở Việt Nam xem YouTube bằng TV thông minh trong phòng khách. 

null

Số lượt tìm kiếm trên YouTube tăng gấp 12 lần so với những khoảng thời gian không phải Tết và lượng người xem nội dung âm nhạc chạm mốc cao nhất là 54%. 

Các thương hiệu có thể khai thác những điểm thay đổi này trong hành vi của người tiêu dùng bằng cách cung cấp những nội dung phổ biến dịp Tết để cùng người xem tận hưởng dịp lễ này. 

Chiến dịch quảng cáo của CocaCola trong dịp Tết. Chiến dịch quảng cáo của CocaCola trong dịp Tết.

Để có được một mức tỷ suất chi tiêu quảng cáo cạnh tranh và kết nối sâu sắc với người tiêu dùng, hãy cộng tác với các nhà sáng tạo nội dung. 

Chương trình Tài trợ Tết của YouTube giúp kết nối các thương hiệu ở Việt Nam với những nhà sáng tạo nổi tiếng trên YouTube để sản xuất nội dung lôi cuốn và tiếp cận hàng triệu người xem mới.

Điển hình như trong dịp Tết 2020, thương hiệu cà phê Highlands Coffee hợp tác với Huỳnh Lập Official, một kênh YouTube hàng đầu có 3,2 triệu người đăng ký. 


Huỳnh Lập đã sản xuất chương trình văn nghệ tạp kỹ phục vụ giải trí ngày Tết và khéo léo lồng ghép các sản phẩm trà và cà phê của Highlands vào chương trình.

Anh Thư - Trends Việt Nam nguồn tổng hợp và biên dịch từ Thinks with Google