5 hãng phim Hoạt hình Việt Nam ghi dấu ấn đậm nét nhất

Hoạt hình Việt đã không còn thô sơ và mờ nhạt với những hãng phim đủ trình độ tạo nên sản phẩm có đồ hoạ ấn tượng và ý tưởng cuốn hút, tạo đà cho bước tiến mới của nền điện ảnh hoạt hình nước nhà.

Dẫu còn nhiều thách thức, hoạt hình Việt Nam vẫn đang tiến lên.

Hãy cùng điểm qua 5 hãng phim nổi bật đã hoặc đang ghi dấu ấn đậm nét trong lịch sử ngành phim hoạt hình.

1. Hãng phim Hoạt hình Việt Nam – Nguồn gốc hoạt hình của hoạt hình Việt

Khởi đầu từ những thước phim ảnh động đơn giản, các dự án của hãng hiện nay đã bao gồm cả cắt giấy vi tính, 2D và 3D.

Tổng cộng các dự án lớn nhỏ, hãng đã thực hiện hơn 500 phim, đây là một con số đồ sộ.

Hãng đã chọn lọc hơn 50 phim trong kho phim của mình để phát trên VTVGo. (Ảnh: VTVGo).
Hãng đã chọn lọc hơn 50 phim trong kho phim của mình để phát trên VTVGo. (Ảnh: VTVGo).

Hãng phim Hoạt hình Việt Nam nổi tiếng với những tựa phim chủ yếu hướng đến đối tượng thiếu nhi, thông điệp thường đơn giản, đậm tính ngụ ngôn, định hướng giáo dục.

Quà Tặng Cuộc Sống, Khoảnh Khắc Kỳ Diệu là một số cái tên điển hình, với những tập phim ngắn kể câu chuyện nhỏ đã trở thành một phần quen thuộc trong thực đơn truyền hình của các em nhỏ.

Tuy nhiên, đa số những tác phẩm dạng này đều có hình ảnh đơn giản, chuyển động hạn chế và không áp dụng công nghệ hiện đại.

2. DeeDee Animation Studio – Mang ước mơ đưa hoạt hình Việt ra thế giới

Hãng đã phụ trách nhiều dự án phim, MV âm nhạc, tiếp thị, giáo dục và hợp tác với các thương hiệu lớn trong và ngoài nước như Vincom, Vinamilk, JICA,…

Đặc biệt, sản phẩm của DeeDee hướng đến đa dạng đối tượng, theo xu thế “hoạt hình không chỉ dành cho trẻ em” mà các hãng phim thế giới đã đang khai thác mạnh mẽ.

DeeDee Animation nhuần nhuyễn nhiều thể loại từ phim ngắn đến series, trung thành với hoạt hình 2D. (Ảnh: DeeDee Animation Studio).
DeeDee Animation nhuần nhuyễn nhiều thể loại từ phim ngắn đến series, trung thành với hoạt hình 2D. (Ảnh: DeeDee Animation Studio).

DeeDee trình làng ý tưởng phim ngắn Tàn Thể: Tiền Truyện.

Tác phẩm đánh dấu bước nhảy vọt về chiều sâu nội dung lẫn đồ hoạ của studio, góp mặt tại nhiều liên hoan phim khắp thế giới.

Bộ phim cũng xuất sắc giành được một số giải thưởng, bao gồm giải Phim 2D xuất sắc nhất tại Liên hoan phim hoạt hình KHEM, Hoa Kỳ.

Ý tưởng về Tàn Thể chưa đủ mới mẻ so với thế giới, nhưng đã là bước tiến lớn giúp ta tiến gần hơn đến một sản phẩm có chiều sâu thực thụ. (Ảnh: DeeDee Animation Studio).
Ý tưởng về Tàn Thể chưa đủ mới mẻ so với thế giới, nhưng đã là bước tiến lớn giúp ta tiến gần hơn đến một sản phẩm có chiều sâu thực thụ. (Ảnh: DeeDee Animation Studio).

Có thể nói DeeDee, dù vẫn còn lững chững, đang không ngừng tiến bước trên hành trình hiện thực hóa ước vọng đưa hoạt hình Việt ra thế giới.

3. Colory Animation – Hướng đến phim điện ảnh hoạt hình

Thành lập từ năm 2009, Colory thuộc vào hàng ngũ những studio “có tuổi” của Việt Nam.

Colory tập trung làm phim thương mại cho bên thứ ba, đồng thời đầu tư giáo dục các thế hệ làm phim hoạt hình mới.

Phim quảng cáo của Colory có chất lượng rất cao từ hình ảnh đến nội dung, hợp tác cùng nhiều cái tên lớn trong ngoài nước như:

Vinamilk, Diana, Fristi, chuỗi siêu thị Con Cưng…

Dù là sản phẩm thương mại, nhiều dự án có câu chuyện rõ ràng, chất liệu đa dạng, đồng thời có tiềm năng phát triển thành series hoàn chỉnh trong tương lai.

Bù lại việc thiếu vắng tác phẩm gốc bấy lâu nay, sắp tới, Colory dự định phát triển phim điện ảnh Dưới Bóng Cây: Hành Trình Trở Về, dựa trên niềm tự hào hơn một thập kỷ trước của chính mình.

Đây là dự án tham vọng nhất của hãng từ trước đến nay, hiện đã công bố teaser đầu tiên, thiết kế nhân vật và concept cho khán giả chiêm ngưỡng, tiếp tục gây ấn tượng mạnh mẽ.

4. Red Cat Motion Studio – Không có biên giới cho sự sáng tạo

Mặc dù hầu hết sản phẩm hoạt hình của Red Cat Motion đều chỉ phục vụ quảng cáo, studio này thu hút khán giả quan tâm hoạt hình Việt bởi sự đa dạng trong ý tưởng, thể loại, cách truyền tải đều thật sự nổi bật.

Được thành lập năm 2012, Red Cat có hướng phát triển tương tự Colory, tập trung vào truyền thông thị giác, thực hiện video cho công ty trong ngoài nước thay vì các sản phẩm cá nhân.

Từ khi thành lập, hãng đã hoàn thành khối lượng dự án đồ sộ, đa thể loại, đa hình thức, có cả phim và series các hãng nước ngoài đặt hàng.

Grab, Coca Cola, Heineken, Biti’s… là những cái tên tiêu biểu từng “chọn mặt gửi vàng” hãng phim này.
Red Cat là một “đầu não” ý tưởng hết sức phong phú. (Ảnh: Red Cat Motion).
Red Cat là một “đầu não” ý tưởng hết sức phong phú. (Ảnh: Red Cat Motion).

Phim hoạt hình Con Rồng Cháu Tiên dài 23 phút do Biti’s khởi xướng và Colory thực hiện là minh chứng rõ nhất cho triển vọng tuyệt vời của studio này.

Con Rồng Cháu Tiên là sản phẩm khá chỉn chu, thu hút sự quan tâm lớn của khán giả. (Ảnh: Red Cat Motion).
Con Rồng Cháu Tiên là sản phẩm khá chỉn chu, thu hút sự quan tâm lớn của khán giả. (Ảnh: Red Cat Motion).

Năm 2020, Red Cat Motion thông báo thực hiện phim ngắn 8 phút U Linh Tích Ký: Bột Thần Kỳ như một phần của vũ trụ Hành Trình Nhân Quả do studio tạo ra.

Sau một thời gian chậm tiến độ, phim đã chính thức công bố teaser hồi tháng 3/2022 và được chọn tham gia tranh giải tại Seattle International Film Festival (SIFF) và Stuttgart International Animated Festival (ITFS).

Đánh giá tiềm năng, thực lực phim hoạt hình Việt Nam

Phim hoạt hình Việt Nam có lịch sử 63 năm, từ ngày thành lập Xưởng phim hoạt họa búp bê Việt Nam ngày 9/11/1959.

Trong nhiều năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có khoảng 700 - 800 phim hoạt hình với quy mô sản xuất hiện nay là 15 - 17 phim/năm.

Phim hoạt hình là một bộ phận không thể thiếu được của điện ảnh Việt Nam, là người bạn của các thế hệ khán giả nhỏ tuổi.

Thế nhưng kết quả hoạt động này ra sao, có tiềm năng và đóng góp như thế nào vào thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam vẫn còn là câu hỏi lớn.

Bởi phim hoạt hình Việt Nam tham dự các Liên hoan phim trong nước lại không có sự tham gia của các hãng tư nhân.

Cần phải có những người làm phim tên tuổi, dẫn dắt được ngành làm phim hoạt hình Việt Nam.
Cần phải có những người làm phim tên tuổi, dẫn dắt được ngành làm phim hoạt hình Việt Nam.

Điều này buộc những người làm phim nhìn nhận lại.

Đặc biệt trong bối cảnh xây dựng công nghiệp văn hóa, trong đó có điện ảnh, hầu như doanh thu của phim hoạt hình chưa được tính vào doanh thu của điện ảnh mà chỉ tính phim chiếu rạp.

Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam Ngô Phương Lan khẳng định:

“Điểm khó khăn của phim hoạt hình Việt Nam là thiếu vắng những bộ phim lớn, có thời lượng dài, đủ sức để thu hút người xem xếp hàng mua vé tại rạp.”

Để có những bộ phim hoạt hình chiếm lĩnh thị trường, có dấu ấn, có tên tuổi trên thị trường quốc tế thì phải có những người làm phim tên tuổi, dẫn dắt được ngành làm phim hoạt hình Việt Nam.

Các nhà làm phim hoạt hình trẻ đến từ các công ty tư nhân tự tin về năng lực của mình nếu có sự hỗ trợ từ Nhà nước

Trái ngược với sự bi quan của những nhà làm phim gạo cội, các nhà làm phim hoạt hình trẻ đến từ các công ty tư nhân năng động tại TP.HCM lại rất tự tin về năng lực của mình.

Họ cũng như tin tưởng vào những cơ hội hợp tác quốc tế, nếu như họ có được sự hỗ trợ tốt hơn về mặt chính sách từ Nhà nước.

Lê Quỳnh Như - người sáng lập và quản lý DeeDee Animation Studio khẳng định trình độ, kỹ năng của họa sĩ hoạt hình Việt Nam ngang hàng với thế giới.

Công ty của chị lâu nay vẫn là đồng sản xuất với các đơn vị lớn như Disney, Warner Bross, tham gia sản xuất các phim hoạt hình lớn như Doraemon và khách hàng rất hài lòng.

Trình độ, kỹ năng của họa sĩ hoạt hình Việt Nam ngang hàng với thế giới.
Trình độ, kỹ năng của họa sĩ hoạt hình Việt Nam ngang hàng với thế giới.

Nhưng hiện các công ty làm phim hoạt hình Việt Nam muốn đưa sản phẩm ra thế giới thì hơi cô độc.

Nhà làm phim trẻ Lê Quỳnh Như đặt câu hỏi:

“Các nhà làm phim nước ngoài bảo chứng cho chất lượng họa sĩ Việt Nam, chúng ta đủ giỏi nghề, kiếm ra tiền. Nhà nước còn chần chừ gì nữa chưa hỗ trợ cho chúng tôi?".

Cô mong muốn Nhà nước thấy được tiềm năng giá trị ngành hoạt hình Việt Nam mà hỗ trợ cho doanh nghiệp.

Chẳng hạn hỗ trợ các doanh nghiệp tới các hội chợ phim, liên hoan phim để quảng bá bằng vị thế quốc gia chứ không phải với tư cách một công ty đơn lẻ.

Bà Ngô Phương Lan - Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam phát biểu khai mạc tọa đàm.
Bà Ngô Phương Lan - Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam phát biểu khai mạc tọa đàm.

Và đặc biệt là chính sách ưu đãi về thuế cho các nhà sản xuất để thu hút các nhà làm phim quốc tế chọn đối tác Việt Nam cùng làm phim.

Đặc biệt, công nghệ phát triển đã thúc đẩy, đổi mới tư duy trong sáng tạo, cách nhìn, cách triển khai của đội ngũ trẻ hoàn toàn mới.

Để phát triển hoạt hình Việt Nam, cần học hỏi kinh nghiệm của Nhật Bản, Hàn Quốc.

Lời kết

Ngoài ra, các đơn vị sản xuất, các doanh nghiệp làm về phim hoạt hình mong muốn nhà nước hỗ trợ không chỉ về sự kết nối, hợp tác, tạo thị trường mà còn hỗ trợ về chính sách thuế, đào tạo nguồn nhân lực.

Bởi vậy để không còn đơn độc trên con đường phát triển, lan tỏa hình ảnh, khẳng định vị trí của hoạt hình Việt Nam ra thế giới vẫn cần nhiều hơn nữa sự chung tay hỗ trợ, dẫn dắt có tầm nhìn tổng thể, dài hơi.