Ngày nay, cách thức giao tiếp tại nơi công sở luôn thường xuyên được thay đổi.
Nếu vẫn đi theo lối mòn tư duy giao tiếp, chúng ta dễ dàng bị mất điểm trong mắt sếp và thậm chí làm hỏng mối quan hệ với đồng nghiệp.
Dưới đây là 3 cách tư duy mới trong khi giao tiếp nơi công sở.
1. Đừng nói "Tôi sẽ cố gắng" mà hãy nói "Tôi sẽ"
Trên thực tế câu nói “Tôi sẽ cố gắng” mang đầy tính tích cực, thể hiện quyết tâm khi được giao một nhiệm vụ.
Tuy nhiên đây là câu nói mà các sếp không thích nhất khi giao việc cho cấp dưới bởi không ai muốn nhận một kết quả nửa vời.
Thay vì nói “Tôi sẽ cố gắng” hãy thử đưa ra một Deadline cụ thể hay “Tôi sẽ hoàn thành tốt”.
Sự đảm bảo là điều mọi lãnh đạo đều muốn nghe và đánh giá cao.
Những người chỉ cam kết "cố gắng" liên tục cho phép bản thân bào chữa cho những gì đã không hoàn thành.
Thay vào đó, chúng ta nên quyết định trước xem mình có kế hoạch làm việc như thế nào và năng lực của mình đến đâu.
Bằng cách thực hiện sự thay đổi nhỏ này trong ngôn ngữ, chúng ta đã gửi tín hiệu não của mình rằng bản thân đang nghiêm túc và quyết tâm hoàn thành cho bằng được.
2. Tuyệt đối tránh câu nói kiêng kị “Tôi không thể”
Có nhiều tình huống mà ở đó bản thân chúng ta không thể hoàn thành một công việc nào đó.
Nhưng nói “không” với sếp là điều hoàn toàn không khôn ngoan.
Một cách khả dĩ hơn là bạn đề nghị sếp cho bản thân thêm thời gian để suy nghĩ về công việc để tìm ra cách hoàn thành.
Nếu được giao một việc gì đó, thái độ “có thể” luôn được đánh giá cao hơn là câu nói “tôi không biết”.
Nhiều người trong chúng ta sử dụng cụm từ này không chính xác.
Rất nhiều người trong chúng ta có niềm tin hạn chế về những gì mình thực sự có thể và không thể làm.
Điều này chỉ đang thể hiện rằng chúng ta chọn không làm điều gì đó bởi vì bản thân sợ hãi, lười biếng hoặc chỉ có những ưu tiên quan trọng khác.
Thay vào đó, chúng ta nên tập trung vào những gì mình có thể làm.
Khi đó, chúng ta đã bắt đầu sống với một tư duy phong phú thay vì tư duy khan hiếm.
3. Ngưng bào chữa bằng câu nói “Tôi xin lỗi, nhưng…”
Chúng ta chỉ nên xin lỗi khi thật sự cảm thấy mình có lỗi và đưa ra hứa hẹn là sẽ không tái phạm nữa.
Việc giải thích, kể lể lý do sau lời xin lỗi chỉ làm bản thân trở nên không thành thật và tạo cảm giác mình đang rất khó nhận rằng mình đã sai.
Nếu như thực sự đây là lỗi của mình thì tốt nhất chúng ta nên thành thật mà nhận lỗi ngay và quyết tâm tạo nên thành tích ở nhiệm vụ sau coi như là lập công chuộc tội.
Khi cấp trên phàn nàn về công việc hoặc dự án mà chúng ta đang tham gia, dù sai sót đó là do bản thân hay do một đồng nghiệp khác, chúng ta cũng không nên từ chối nhận trách nhiệm và đổ lỗi cho một ai đó.
Điều này khiến chúng ta có vẻ thiếu trưởng thành và mất điểm trong lòng người khác.
Với câu nói này, sếp sẽ nhận định rằng chúng ta là một người vô trách nhiệm, không đáng để trao gửi sự tin cậy.
Lời kết
Cách giao tiếp có thể giúp chúng ta có được sự tín nhiệm cũng như có thể làm xấu đi hình ảnh của bản thân với những người xung quanh.
Do đó, để làm việc hiệu quả hơn và tạo được nhiều ấn tượng tốt đẹp, hãy thay đổi tư duy trong cách suy nghĩ và giao tiếp nơi công sở.