Có rất nhiều cách để định nghĩa khả năng lãnh đạo.

John C Maxwell từng nói “Nhà lãnh đạo là người biết, tin theo và hướng dẫn mọi người trên con đường đến thành công”.

Để trở thành một nhà lãnh đạo tiềm năng đòi hỏi sự thay đổi và học tập không ngừng từ chính cá nhân và tập thể.

Dưới đây là 8 phẩm chất mà các nhà lãnh đạo cần có.

1. Giao tiếp hiệu quả

Khả năng giao tiếp rõ ràng, ngắn gọn và khéo léo là một kỹ năng lãnh đạo quan trọng.

Giao tiếp không chỉ liên quan đến việc chăm chú lắng nghe người khác và trả lời một cách thích hợp.

Nó cũng bao gồm chia sẻ thông tin có giá trị, đặt câu hỏi thông minh, thu hút đầu vào và ý tưởng mới, làm rõ những hiểu lầm và đưa ra thông điệp rõ ràng về những gì bạn muốn.

null
Khả năng giao tiếp là một kỹ năng lãnh đạo quan trọng.

Các nhà lãnh đạo giỏi nhất cũng là người có khả năng giao tiếp để truyền cảm hứng và tiếp thêm năng lượng cho nhân viên của họ.

Cảm hứng hoạt động hiệu quả động lực, nó giúp mang lại kỷ luật và khuyến khích mọi người làm chủ trách nhiệm của họ.

2. Tự tin vào bản thân, thuộc tính thiết yếu

Barri Rafferty - CEO Ketchum North America:

“Nhà lãnh đạo phải tự tin và trở thành chỗ dựa tin cậy của những người khác nhờ khả năng nhìn xa trông rộng và sự đồng cảm. Hai yếu tố đó kết hợp hoàn hảo với nhau sẽ mang lại sự tôn trọng từ những người xung quanh”.

Sự tự tin không chỉ là một trong những phẩm chất lãnh đạo thiết yếu mà còn có thể là thuộc tính nghề nghiệp quan trọng nhất.

Các nhà lãnh đạo với sự tự tin sẽ truyền cảm hứng cho sự tin tưởng và thúc đẩy nhân viên đạt được mục tiêu chung.

null
Một nhà lãnh đạo thiếu tự tin không thể truyền niềm tin vào người khác và có thể khó thúc đẩy nhân viên.

Mặt khác, các nhà lãnh đạo tự tin cũng có thể đưa ra quyết định và chấp nhận rủi ro.

Ngay cả khi những trở ngại ảnh hưởng đến tiến trình, họ luôn biết cách thể hiện sự đĩnh đạc và niềm tin.

Các nhà lãnh đạo có phẩm chất này cũng có xu hướng xây dựng lòng tin nhanh chóng với nhóm và đồng nghiệp của họ.

3. Lạc quan trong mọi sự việc

Một nhà lãnh đạo lạc quan không cho phép bản thân và nhân viên của họ đắm mình trong “thời kỳ đen tối” và khó khăn quá lâu.

Họ khuyến khích cấp dưới nhận thức được tình huống thực tế, lên kế hoạch, hành động và hướng tới một tương lai tốt hơn và thành công hơn.

Một nhà lãnh đạo lạc quan sẽ tìm cách để các thành viên trong nhóm kết nối với nhau và làm việc cùng nhau để hướng đến mục đích và tầm nhìn chung.

Họ không phải là người thích ra lệnh và kiểm soát mà là người khuyến khích các suy nghĩ và ý kiến trái chiều.

null
Các nhà lãnh đạo tài giỏi luôn có một thái độ lạc quan và lan tỏa như một nguồn cảm hứng tới những người xung quanh.

Bất cứ việc gì nếu được nhìn dưới lăng kính tích cực sẽ đem lại thái độ lạc quan cho nhân viên và mọi người.

Thái độ lạc quan giúp họ nhìn nhận mọi thứ liên quan đến công việc một cách rõ ràng hơn.

Khi làm việc, họ biết nghĩ về kết quả mong muốn và tìm kiếm các cơ hội hơn là chỉ nghĩ đến những khó khăn.

Từ đó dễ dàng cảm thấy tự tin hơn trong công việc và can đảm gánh vác trách nhiệm.

4. Một ý thức mạnh mẽ về sự công bằng

Nếu không có sự hợp tình hợp lý thì không người lãnh đạo nào có thể chỉ huy và nhận được sự kính trọng từ cấp dưới của họ.

Tất nhiên như Bill Gates từng nói, “cuộc sống vốn không công bằng - hãy tập quen dần với điều đó”, nên đòi hỏi sự công bằng từ một nhà lãnh đạo là điều khá khó.

Nhưng một nhà lãnh đạo xuất sắc là người luôn hướng tới điều này và cố gắng thực hiện nó với nhân viên của mình.

Công bằng không chỉ là một phẩm chất cần có của một lãnh đạo mà còn là điều mọi nhân viên mong muốn ở cấp trên của mình.

Theo đó, để đội nhóm hoạt động tốt, sự công bằng là không thể thiếu.

Công bằng giữa khả năng, khối lượng công việc, thưởng phạt phân minh,… sẽ giúp nhân viên đồng lòng, tránh được sự đố kỵ và ganh ghét trong công việc.

null
Sự bất công luôn là nguyên nhân dẫn đến sự bất bình trong nội bộ.

Một vị sếp giỏi sẽ tôn trọng nơi làm việc và biết rằng tất cả mọi người cần phải được đối xử công bằng và bình đẳng.

Đó là người đánh giá nhân viên dựa trên năng lực thực sự và những tiêu chí rõ ràng, minh bạch.

Có như vậy mới tạo được động lực làm việc cho nhân viên của mình.

5. Minh bạch trong quy trình làm việc

Keri Potts - Giám đốc cấp cao mảng Quan hệ công chúng của ESP:

“Là một lãnh đạo, cách duy nhất mà tôi biết để mang lại niềm tin cho đội nhóm và đồng nghiệp của mình đó là cứ là con người thật 100% của tôi - cởi mở, có đôi lúc phạm lỗi, nhưng luôn nhiệt tình trong công việc. Điều này cho phép tôi đóng góp năng lực một cách toàn diện nhất và duy trì sự ổn định.”

Về cơ bản, minh bạch là trung thực với mọi người và giữ lời hứa.

Nhà lãnh đạo cần minh bạch để xây dựng lòng tin với nhân viên và thắt chặt các mối quan hệ.

null
Nếu không có sự minh bạch, người lãnh đạo sẽ rất khó đưa doanh nghiệp phát triển một cách vượt bậc

Nghiên cứu cho thấy rằng 62% nhân viên muốn có sự minh bạch về vấn đề tính đa dạng và sự hòa nhập.

Tính trung thực và tinh thần trách nhiệm chính là mấu chốt tạo nên lòng tin.

Do đó, tinh thần thừa nhận và khắc phục sai lầm là tính cách không thể thiếu của người lãnh đạo doanh nghiệp.

Yếu tố này không chỉ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa con người với nhau bởi vì đã có một số nghiên cứu chỉ ra rằng các công ty có mức độ tin tưởng cao đạt được kết quả tài chính tốt hơn.

6. Tuân thủ cam kết với nhân viên

Nếu người lãnh đạo muốn nhân viên, cấp dưới của mình thực hiện đúng nhiệm vụ, đúng nội quy thì chính bản thân họ phải làm được điều đó trước.

Điều này được gọi là “làm gương”.

Chỉ khi tuân thủ mọi cam kết, nhân viên hoặc cấp dưới mới dành cho họ sự tin tưởng, tôn trọng.

Điều này có nghĩa là họ phải chịu trách nhiệm trước những hành động và quyết định của mình và đồng nghiệp.

null
Người lãnh đạo giỏi sẽ không đổ trách nhiệm hoặc tránh né lỗi sai của bản thân.

Các nhà lãnh đạo có trách nhiệm thiết lập các mục tiêu và chỉ tiêu rõ ràng.

Họ tập trung vào tương lai và cũng nhận ra những sai lầm mà họ từng mắc phải.

Họ yêu cầu giúp đỡ khi cần thiết và đưa ra phản hồi trung thực và mang tính xây dựng.

7. Truyền cảm hứng cho đội ngũ

Những giám đốc điều hành lẫy lừng trong thời đại của chúng ta như Bill Gates, Steve Jobs, Jeff Bezos… có thể diễn đạt rõ ràng và sinh động về một tầm nhìn như thể nó đã được mọi người chấp thuận.

Thông qua những lời nói, hành động và niềm tin của mình, các CEO truyền cảm hứng biết tương lai mà họ thích có hình dung ra sao.

Từ đó, họ hướng dẫn chính xác cho mọi người cách thức biến điều đó thành hiện thực.

Các giám đốc điều hành không thể truyền cảm hứng cho mọi người trước khi họ truyền cảm hứng và đốt cháy ngọn lửa đam mê cho chính bản thân.

Bất cứ CEO nổi tiếng nào cũng đều tràn trề đam mê – không chỉ về bản thân sản phẩm mà cả về ý nghĩa của sản phẩm đó với khách hàng.

null
Niềm đam mê của họ chính là truyền cảm hứng.

Steve Jobs không chỉ đam mê công nghệ.

Ông đam mê việc tạo dựng các dụng cụ giúp đỡ mọi người giải phóng sức sáng tạo cá nhân của họ.

Đó là một sự khác biệt rất lớn.

Để khơi dậy cảm hứng hành động cho nhân viên, giám đốc điều hành phải là người nồng nhiệt với sứ mệnh và mục tiêu của doanh nghiệp.

Nếu muốn nhân viên tích cực làm việc, trước hết, với vai trò là nhà điều hành, người lãnh đạo phải là người tiên phong, tận tâm và hăng hái trong từng công việc mình thực hiện.

8. Phẩm chất khiêm tốn

Phẩm chất này được gọi là “sự khiêm tốn trí tuệ” và nó càng trở nên hiếm có ở một nhà lãnh đạo.

Nhiều nhà lãnh đạo sợ rằng nếu họ thừa nhận cái sai của mình, họ sẽ bị lộ điểm yếu.

Hoặc nếu họ công nhận mình đã làm sai, thì họ sẽ mất uy tín.

Nhưng những lãnh đạo khiêm tốn sẽ không hạ thấp bản thân mình, và càng không tự đánh giá quá thấp bản thân.

Đơn giản, họ chỉ công nhận giá trị của người khác một cách khách quan, công bằng và nhận thức rõ địa vị họ đang nắm giữ không phải là quyền lực tối cao.

Bởi vì không một ai muốn tiếp cận với một nhà lãnh đạo kiêu ngạo và không bao giờ lắng nghe nhân viên.

null
Những nhà lãnh đạo khiêm tốn thường cởi mở hơn với những hiểu biết và ý tưởng của người khác.

Nhân viên của họ cũng sẽ cảm thấy được lắng nghe và tôn trọng.

Nói cách khác, cấp dưới thường có xu hướng tôn trọng một nhà lãnh đạo hòa đồng, sẵn sàng bắt tay vào làm cùng với tập thể hơn là một người kiêu ngạo, quá tự mãn về bản thân.

Và chính sự tôn trọng đó có thể giúp nhà lãnh đạo có được sự ảnh hưởng tích cực với đội nhóm của mình.

Kết luận

Trong bất kỳ tổ chức, công ty nào, vai trò của người lãnh đạo đặc biệt quan trọng trong việc dẫn dắt sự thành công của tập thể.

Một người lãnh đạo xuất sắc là người sẽ truyền động lực cho nhân viên, giúp họ phát huy hết khả năng của mình để cống hiến cho công việc cũng như dẫn dắt đội ngũ vượt qua thử thách.

Ngược lại, một lãnh đạo tồi có thể tiêu diệt hết động lực của nhân viên, khiến họ hoặc sẽ rời khỏi tổ chức hoặc sẽ lụi tàn tài năng cùng với công ty.