Lãnh đạo Bền vững là gì? - Vai trò của người lãnh đạo
Lãnh đạo bền vững (Sustainable Leadership) được hiểu là khi các nhà lãnh đạo của doanh nghiệp (thường là CEO) quản lý công ty với môi trường, xã hội và các mục tiêu phát triển bền vững dài hạn.
Một nền lãnh đạo bền vững tập trung xoay quanh mô hình 3P: People (Con người) - Planet (Hành tinh) - Profit (Lợi nhuận).
Tìm hiểu thêm về mô hình 3P qua bài viết của Trends Việt Nam tại đây.
Trong mô hình này, vai trò của người lãnh đạo không phải đứng đằng sau để thúc giục nhân viên mà chính là động viên, khích lệ, định hướng và hỗ trợ nhân viên đạt được mục tiêu đã đề ra.
Là Founder và CEO của KMS Technology Vietnam - một doanh nghiệp bắt đầu với 4 thành viên, ông Nguyễn Việt Hùng chia sẻ:
“Thành công luôn đến từ những đội nhóm gắn kết chặt chẽ với nhau. Sự gắn kết thì lại được khởi nguồn từ các mối quan hệ tích cực và tương hỗ đi cùng với một văn hoá đội nhóm dựa trên nền tảng niềm tin.”
Ông cũng nhấn mạnh về tầm quan trọng của nhà lãnh đạo rằng:
“Nếu ai nắm vững công thức này và kiên trì theo đuổi thì tôi chắc chắn kết quả cuối cùng không có gì khác ngoài thành công. Tất cả đều khởi nguồn từ nhà lãnh đạo của tổ chức.”
Như vậy, người lãnh đạo cần hiểu rõ về động cơ của nhân viên là gì, điều gì khiến họ thỏa mãn và toàn tâm toàn ý hoàn thành công việc.
Vai trò của người lãnh đạo là nâng tầm nhìn và đưa việc thực hiện mục tiêu đạt tới tiêu chuẩn cao hơn, phát triển khả năng của nhân viên vượt lên những giới hạn thông thường.
Thêm vào đó, trên thực tế tính bền vững hiện nay được định nghĩa là đảm bảo tính liên tục sự đa dạng của các yếu tố.
Đồng thời đặc tính của tính bền vững là khả năng duy trì là vĩnh viễn và ổn định.
Có thể hiểu lãnh đạo bền vững là không chỉ chú tâm vào đội ngũ của hiện tại mà còn định hướng cho doanh nghiệp và nhân viên trong tương lai, nói đơn giản là lãnh đạo có tầm nhìn.
Vậy làm thế nào để có được năng lực lãnh đạo bền vững trong thời đại ngày nay ?
32 năng lực cần thiết của nhà lãnh đạo - Chuỗi chương trình “Lãnh Đạo Tạo Gắn Kết” (Engagement Leader)
Với hơn 100 năm kinh nghiệm phát triển dành cho các tập đoàn, công ty nội địa, công ty đa quốc gia toàn cầu, Dale Carnegie đã chỉ ra 32 năng lực toàn diện dành cho các nhà lãnh đạo và quản lý tại Việt Nam cũng như trên thế giới tại Chuỗi chương trình “Lãnh Đạo Tạo Gắn Kết” (Engagement Leader).
32 năng lực này được phân thành 5 nhóm lớn:
1. Tự khai phá bản thân (nhóm Lãnh đạo tạo đột phá)
Nhóm Lãnh đạo tạo đột phá hướng đến các kỹ năng lãnh đạo thiết yếu như Tự tin, Đối nhân xử thế, Giao tiếp thuyết phục và truyền cảm hứng, Lãnh đạo bản thân, Kiểm soát căng thẳng và có thái độ tích cực.
2. Gắn kết đội ngũ và tổ chức (nhóm Năng lực tạo gắn kết)
Nhóm Năng lực tạo gắn kết mang đến cơ sở về Lãnh đạo 360 độ; Giao tiếp trong đội ngũ, Đối nhân xử thế và gắn kết đội ngũ; Tự tin và chấp nhận rủi ro của đội ngũ; Giảm căng thẳng và xây dựng thái độ tích cực cho đội ngũ.
3. Phát triển tiềm năng bản thân (nhóm Phát triển tiềm năng lãnh đạo)
Nhóm Phát triển tiềm năng lãnh đạo bao gồm các năng lực sau:
Sự tự tin; Tự định hướng; Tự điều chỉnh; Phát triển bản thân; Trung thực và Chính trực; Có năng lực; Truyền cảm hứng; Giao tiếp hiệu quả; Phát triển người khác; Ảnh hưởng tích cực đến người khác; Sử dụng thẩm quyền phù hợp.
4. Khai mở tài năng đội ngũ (nhóm Năng lực lãnh đạo hướng đến hành động và kết quả)
Nhóm Năng lực lãnh đạo hướng đến hành động và kết quả (Khai mở tài năng của đội ngũ) với các học phần giúp hoàn thiện các năng lực:
Sự tự tin; Trung thực và Chính trực; Kiểm soát tiến độ để đạt được mục tiêu; Ra quyết định hiệu quả; Truyền cảm hứng; Giao tiếp hiệu quả; Phối hợp hợp tác; Điều phối thay đổi, thúc đẩy gắn kết đội ngũ; Thúc đẩy tinh thần đồng đội; Đổi mới; Giải quyết vấn đề; Tập trung đến tương lai.
5. Năng lực trình bày thực tiễn và truyền cảm hứng để lan tỏa giá trị xa hơn nữa
Nhóm Năng lực trình bày thực tiễn và truyền cảm hứng giúp nhà lãnh đạo hoàn thiện các năng lực:
Trình bày với thông điệp rõ ràng và truyền cảm hứng; Cấu trúc bài trình bày hiệu quả; Kết nối, tương tác hiệu quả với người nghe; Thúc đẩy hành động; Tự tin phản hồi trong những tình huống căng thẳng.
Trong 5 học phần trên, có một số kỹ năng tối quan trọng xuất hiện trong nhiều nhóm năng lực như:
Sự tự tin, Trung thực và Chính trực; Giao tiếp hiệu quả, Truyền cảm hứng.
Bất kể vị trí hiện tại đang nằm ở đâu, các nhà lãnh đạo cũng có rất nhiều cách khác nhau để có thể phát triển tối đa năng lực lãnh đạo tiềm ẩn và hoàn thiện 32 năng lực này.
4 chương trình huấn luyện của Dale Carnegie - Đáp ứng các nhóm năng lực hướng đến Lãnh đạo bền vững
Ngay cả lãnh đạo cũng cần được dẫn dắt đúng hướng và việc học hỏi trên thực tế chưa bao giờ là muộn.
Với nhóm năng lực đầu tiên, người thầy phù hợp nhất không ai khác là chính bản thân mỗi người lãnh đạo.
Bản thân mỗi nhà lãnh đạo muốn hoàn thiện mình, trước hết phải nhận thức được rằng mình đang thiếu điều gì bằng cách khai phá tư duy, định hướng bên trong.
Đây là một quá trình tự chủ, tự giác và không thể có trải nghiệm thay thế.
Ngoài nhóm năng lực phát triển tiềm năng lãnh đạo do chính bản thân khai phá, nhà lãnh đạo có thể đồng hành cùng Dale Carnegie để nâng cao năng lực lãnh đạo của mình.
Dale Carnegie cung cấp cho các nhà lãnh đạo 4 chương trình huấn luyện hướng đến Lãnh đạo bền vững: Lãnh đạo tạo đột phá, Lãnh đạo tạo gắn kết, Năng lực lãnh đạo hướng đến hành động và kết quả: Khai mở tài năng của đội ngũ, Năng lực trình bày thực tiễn và truyền cảm hứng.
1. Lãnh đạo tạo Đột phá - Tạo ra những “vùng an toàn" mới cho nhà lãnh đạo
“Lãnh đạo tạo Đột phá” (TL - Transformational Leadership) là một trong những chương trình lâu đời và cốt lõi nhất của Dale Carnegie.
Chương trình khơi dậy tiềm năng trong mỗi học viên giúp vượt qua giới hạn của chính mình và đạt được các mục tiêu phát triển mang tính đột phá về phương diện nghề nghiệp lẫn cuộc sống.
Tập trung vào 5 năng lực trong nhóm Lãnh đạo tạo Đột phá, các học viên sẽ trải nghiệm sự đột phá rõ rệt trong Tư duy/ Cảm xúc lẫn Hành vi, tạo ra những “vùng an toàn mới” trong năng lực của người quản lý và lãnh đạo.
2. Lãnh đạo tạo gắn kết - Gây sức ảnh hưởng đến đội ngũ và tổ chức
Nếu chương trình huấn luyện đầu tiên Lãnh đạo tạo Đột phá đem đến giải pháp phát triển bộ kỹ năng riêng và hình thành nền tảng cho những thành công cá nhân thì chương trình huấn luyện Lãnh đạo tạo Gắn kết sẽ trang bị cho học viên những công cụ mới để gây sức ảnh hưởng lớn hơn đến đội ngũ và tổ chức.
Chương trình huấn luyện “Lãnh đạo tạo Gắn kết” (EL - Engagement Leadership) của Dale Carnegie dành cho những nhà lãnh đạo mong muốn xây dựng và phát triển đội ngũ, môi trường làm việc có sự gắn kết cao nhất.
Đáp ứng được những năng lực trong nhóm Lãnh đạo tạo gắn kết, chương trình huấn luyện này giúp học viên phát triển những kỹ năng để lãnh đạo nhưng không cần chức danh lẫn uy quyền.
3. Khai mở tài năng của đội ngũ - Gián tiếp khám phá tiềm năng lãnh đạo của bản thân
Chương trình huấn luyện thứ ba - Khai mở tài năng của đội ngũ (LTR – Leadership Training For Results: Unleash Talent in Others) là chương trình tập trung vào việc phát triển những kỹ năng, quy trình và hệ thống lãnh đạo cho những người đang ở vị trí quản lý.
Chương trình huấn luyện hướng tới mục tiêu đổi mới, nâng cao sức mạnh gắn kết trong tổ chức, phát triển chiến lược, tiềm năng của các cá nhân và thúc đẩy sức mạnh của đội ngũ để đạt được kết quả đột phá cho tổ chức.
Từ đây, các nhà lãnh đạo có thể khám phá ra chính bản thân và khai phá được tiềm năng của chính mình, gián tiếp có được những năng lực của nhóm Phát triển tiềm năng lãnh đạo.
4. Năng lực trình bày thực tiễn và truyền cảm hứng - Khai phá khả năng trình bày và lan tỏa năng lượng tích cực của nhà lãnh đạo
Cuối cùng, hành trình đi tìm kiếm Lãnh đạo bền vững kết thúc với “Năng lực trình bày Thực tiễn và Truyền cảm hứng” (IPP - Inspirational and Practical Presentation).
Đây cũng là một trong những chương trình huấn luyện đầu tiên và mang lại nhiều giá trị của Dale Carnegie.
Chương trình được đặc trưng bởi Mô hình biến đổi và Phương pháp huấn luyện tại chỗ tức thì.
Với sự giảng dạy của 2 Chuyên gia huấn luyện, học viên sẽ được trải nghiệm quy trình huấn luyện cá nhân thông qua ít nhất 4 – 5 bài trình bày trong suốt hai ngày cho mỗi học viên, với sự huấn luyện một kèm một sau mỗi bài trình bày thông qua video quay lại.
Từ đó, khả năng trình bày của nhà lãnh đạo sẽ được khai phá và được tôi luyện nâng cao.
Lời kết
Không ai sinh ra đã trở thành một nhà lãnh đạo, hay xa hơn là một nhà lãnh đạo bền vững, có tầm ảnh hưởng đến cả hiện tại lẫn tương lai.
Để hiện thực hóa mục tiêu này, tất cả đều nhờ vào quá trình tôi luyện và học hỏi không ngừng của mỗi nhà lãnh đạo.