Thế hệ tiếp xúc sớm với công nghệ và yêu thích mua sắm trực tuyến

Được tiếp cận với công nghệ từ khá sớm, thế hệ Y được hưởng nhiều lợi ích từ sự phát triển công nghệ thông tin hơn hẳn các thế hệ trước.

Họ được phát triển bản thân trong một thế giới mở, nơi hàng triệu, hàng tỷ người trên thế giới kết nối với nhau và có rất nhiều kênh để mở rộng và học hỏi kiến thức.

Với thế hệ Y, họ thực sự là những công dân toàn cầu và là những người được hưởng lợi và trực tiếp thúc đẩy tiến trình hợp tác và toàn cầu hóa.

Những công dân của thế hệ Y là những người có tư duy mở, sẵn sàng dung nạp và tiếp thu kiến thức, văn hóa từ bên ngoài, sẵn sàng học hỏi.

null
Thế hệ Y - Thế hệ của những bước chuyển mình.
Tuy nhiên, cũng nên hiểu rằng, thế hệ Y không phải là thế hệ WE – chúng ta; thực tế họ là những người theo chủ nghĩa “ cái tôi”, cá nhân; đề cao vai trò của cá nhân.

Bên cạnh đó, gen Y là một thế hệ có kết nối tốt. Theo ước tính có 90% Gen Y sở hữu điện thoại thông minh.

Những gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc như Tencent, Alibaba Group, JD, Baidu và Meituan đã tạo ra hệ sinh thái trực tuyến của riêng Trung Quốc.

null
Mua sắm trực tuyến là hoạt động giải trí yêu thích của gen Y.

Họ có thể chia sẻ cuộc sống trên WeChat Moments, lướt Weibo, xem Douyin.

Theo khảo sát KPMG năm 2017, mua sắm trên Taobao cũng trở thành một thú tiêu khiển ở Trung Quốc, với 77% người được hỏi chọn đây là hoạt động giải trí yêu thích.

Các thương hiệu nội địa Trung Quốc tìm cách thu hút sự chú ý của thế hệ Y

Câu hỏi đặt ra là thế hệ Y có hài lòng với món đồ hào nhoáng "Made in China" không?

Theo Jing Daily, dù chưa sẵn sàng từ bỏ sự xa xỉ từ quốc tế, những người tiêu dùng Trung Quốc cũng mở lòng hơn với đồ xa xỉ "Made in China".

Các chuyên gia trong ngành cho rằng người tiêu dùng đang có sự thay đổi.

Định hướng "Made in China 2025" của Trung Quốc cũng thúc đẩy nền kinh tế sáng tạo, phát triển mạnh mẽ hơn.

null
Các nhà thiết kế Trung Quốc đang thúc đẩy sự sáng tạo và thu hút người tiêu dùng nội địa.

Nhân cơ hội này, các nhà thiết kế cũng dễ dàng gia tăng giá trị cảm xúc cho doanh nghiệp của mình trong mắt người mua.

Abhay Gupta, Giám đốc điều hành của cơ quan tư vấn kinh doanh Luxury Connect, cho biết:

"Lý do lớn nhất cho sự bùng nổ các thương hiệu thời trang xa xỉ của Trung Quốc là họ biết rõ về khách hàng châu Á hơn bất kỳ thương hiệu châu Âu nào".

Mặt khác, các thương hiệu nội địa đang cho thấy họ đủ khả năng làm những sản phẩm ngang bằng, thậm chí vượt trội về chất lượng với hàng quốc tế.

Các chiến dịch tiếp thị, quảng cáo đánh vào niềm tự hào dân tộc cũng góp phần cho thành công này.

null
Chủ nghĩa tiêu dùng dân tộc lên ngôi, ngành thời trang Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ.

Một yếu tố khác khiến các thương hiệu xa xỉ nội địa được lòng khách Trung Quốc hơn là yếu tố hỗ trợ người dân.

Họ sẵn sàng đổ nhiều tiền hơn vào các khu vực sản xuất trong nước, đảm bảo việc làm cho người lao động.

Điều này hỗ trợ nền kinh tế và nâng cao năng lực sản xuất của những doanh nghiệp địa phương.

Tuy nhiên, họ lại ưa chuộng mua sắm các thương hiệu xa xỉ của quốc tế hơn

Với giới trẻ Trung Quốc, niềm đam mê với đồ xa xỉ quốc tế đã trở thành xu hướng.

Nhiều người sẵn sàng từ bỏ giấc mơ xe hơi, nhà riêng bởi nó quá xa vời.

Thay vào đó, họ muốn chăm chút cho bản thân đẹp hơn nhờ những món đồ hào nhoáng.

Nhưng theo Jerry Clode, nhà sáng lập The Solution - chuyên phỏng vấn người tiêu dùng địa phương về thương hiệu và sản phẩm yêu thích của họ - niềm tự hào dân tộc và tình yêu nước đơn giản là chưa đủ.

null
Người Trung Quốc mua đồ hiệu quốc tế nhiều hơn.

Người Trung Quốc, đặc biệt là giới trẻ, vẫn yêu thích những thương hiệu quốc tế hơn.

Bởi khi sở hữu chúng, họ mới cảm thấy mình là một "công dân toàn cầu".

"Trong nhà những người tiêu dùng trung lưu tôi tiếp xúc, rất nhiều đồ từ thương hiệu quốc tế. Các món đồ là cách họ tạo ra một môi trường gia đình quốc tế. Đó là điều thương hiệu trong nước không thể làm được. Các thương hiệu toàn cầu vẫn duy trì vị thế và quyền lực ở đất nước này".

Trong bài báo "Tại sao thế hệ Y của Trung Quốc sẵn sàng ôm nợ để mua đồ xa xỉ", cây viết Yiling Pan của Jing Daily chỉ ra việc người trẻ nước này sẵn sàng chi mạnh tay để sở hữu món đồ xa xỉ từ thương hiệu quốc tế.

null
Một thế hệ người tiêu dùng trẻ tuổi không ngại chi tiền mua sắm hàng hiệu quốc tế.

Một báo cáo do Tập đoàn Tư vấn Boston và Tencent công bố vào tháng 9/2018 đã quan sát thấy rằng khách hàng Trung Quốc vào năm 2024 sẽ chiếm 40% tổng lượng hàng hóa xa xỉ được bán trên toàn cầu và một phần lớn trong số đó (58%) sẽ là thế hệ Y.

Yu Runting, 26 tuổi, làm việc trong một công ty tiếp thị và quan hệ công chúng ở Thượng Hải (Trung Quốc), cũng sống theo kiểu như vậy.

Thu nhập ròng hàng tháng của Yu chỉ khoảng 1.316 USD.

Tuy nhiên, Yu chi tới 95% thu nhập để thuê nhà, mua nhu yếu phẩm và các khoản chi tiêu khác.

Chỉ trong một năm, cô sẵn sàng chi gần 13.000 USD cho 4 món đồ từ Celine, Chanel, Bvlgari và Tasaki.

null
Thương hiệu xa xỉ quốc tế vẫn là niềm ước mơ với người tiêu dùng Trung Quốc.

Để có tiền mua đồ, Yu đã tận dụng tối đa thẻ ghi nợ từ hệ thống cho vay trực tuyến.

Trong trường hợp không trả nổi nợ, Yu đã tính chuyện xin tiền bố mẹ khi về nhà vào dịp Tết.

Cô khá tự tin bởi mình "chưa xin bố mẹ tiền mua xe như nhiều bạn bè khác".

Lời kết

Có thể thấy, bất chấp nỗ lực quảng bá của các thương hiệu nội địa Trung Quốc, thế hệ Y vẫn tiếp tục mua hàng hiệu phương Tây vì khao khát trở thành “công dân toàn cầu”.