Đặc biệt, quần áo hàng hiệu second-hand phù hợp với nhu cầu của người trẻ muốn có phong cách riêng.
Ngành thời trang second-hand phát triển nhanh chóng
Lee Dong-Jin đứng trước cửa hàng quần áo hàng hiệu đã qua sử dụng của mình ở Seoul mang tên “JANDARIROSTORE” - được đặt theo tên con phố nó tọa lạc từ năm 2016.
Thời điểm Lee bắt đầu hành trình theo phong cách của riêng mình, các ứng dụng bán quần áo cũ (thường gọi là đồ second-hand hay vintage) cũng dần trở thành lĩnh vực phát triển nhanh nhất trong nước.
Khoảng 37% người dùng điện thoại thông minh Hàn Quốc sử dụng ứng dụng bán đồ cũ, theo dịch vụ phân tích ứng dụng Wiseapp/Retail/Goods.
Hai xu hướng song song này đã thúc đẩy ngành công nghiệp thời trang second-hand của Hàn Quốc đạt giá trị hơn 400 tỷ Won (330 triệu USD) vào năm 2020, theo Boston Consulting Group.
Trong đó, thời trang xa xỉ đã qua sử dụng chiếm hơn 40% “chiếc bánh”.
Ngành này được dự đoán sẽ tăng trưởng nhanh gấp 11 lần so với quần áo bán lẻ hoàn toàn mới trong vài năm tới để trở thành thị trường trị giá 77 tỷ USD vào năm 2025.
Nhu cầu được khác biệt
Sự khác biệt cũng là điều đưa mọi người đến với Cat Selling Clothes, một cửa hàng đồ cũ nằm trong hai nhà kho cách Seoul không xa.
Cat Selling Clothes mở cửa vào năm 2017 bởi Kim Young, người có ước mơ biến cơ sở của mình thành một cửa hàng nhượng quyền toàn cầu tương tự America’s Goodwill hay Japan’s 2nd Street.
Khoảng 10% quần áo được nhân viên chọn bằng tay, sau đó giặt, ủi và treo lên giá, quy tắc chung là quần áo được bán với giá thấp hơn 30% so với sản phẩm mới tương đương trong các cửa hàng thông thường.
Hiện tại, doanh thu hàng năm của Kim là khoảng 900 triệu Won (744.000 USD), với tỷ suất lợi nhuận tăng 5%/năm.
Ngoài nhiều cửa hàng thời trang Vintage hoạt động ngoài tầng hầm hoặc các cửa hàng nhỏ, ngày càng có nhiều cửa hàng xuất hiện trên Instagram.
Xu hướng của giới trẻ
Lee Kye-Hwan là quản lý B.R.O Vintage, tài khoản Instagram của thương hiệu với gần 10.000 người theo dõi.
Giống như nhiều cửa hàng đồ cũ khác trên mạng, anh tải lên các bức ảnh chụp khoảng 10 chiếc quần, áo mỗi ngày, mô tả rõ tình trạng và giá của chúng.
Sự xuất hiện của chủ nghĩa tiêu dùng có ý thức trong giới trẻ đã thúc đẩy thói quen mua đồ vintage trong ngành thời trang của Hàn Quốc.
Với hơn 17,75 triệu người dùng trên các ứng dụng mua bán đồ cũ, thậm chí còn có các nền tảng như Kream và Koodon đặc biệt tập trung vào quần áo và thương hiệu cao cấp.
Kết luận
Đại dịch đã làm thay đổi thói quen tiêu dùng, vì tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và khó tìm việc làm khiến nhiều người có ít tiền hơn để chi tiêu.
Hầu hết khách hàng đều ở độ tuổi 20 và 30, họ chuyển sang các cửa hàng đồ second-hand vì không đủ khả năng mua những bộ quần áo mới với giá gốc.
Loại hình mua sắm này thậm chí còn dễ tiếp cận hơn vì những người trẻ tuổi cảm thấy thoải mái nhất khi giao tiếp thông qua tin nhắn trực tiếp hoặc theo dõi livestream.
Theo Zingnews