Thị trường Out of School tại Việt Nam “nóng lên” bất chấp bối cảnh đại dịch COVID-19
Đại dịch COVID-19 và những hệ lụy kéo theo của nó là một thách thức không thể tránh khỏi của hệ thống giáo dục chính chuyên.
Song, với thị trường Out of School (thị trường kinh doanh giáo dục ngoài trường học), nó mang lại nhiều cơ hội đổi mới, số hóa ngành giáo dục tại Việt Nam.
Theo Chương trình chuyển đổi số quốc gia của Chính phủ từ năm 2025, định hướng đến năm 2030, giáo dục là một trong tám lĩnh vực ưu tiên.
Việc phát triển các nền tảng học tập trực tuyến và các chính sách khuyến khích đầu tư vào giáo dục là rất quan trọng cho quá trình chuyển đổi kỹ thuật số.
Với sự hỗ trợ từ các chính sách và sáng kiến của Chính phủ cho các công ty khởi nghiệp, thị trường Out of School đã có sự tăng trưởng tương đối ngoạn mục, thu hút rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Theo nghiên cứu của các tổ chức quốc tế, thị trường Out of School tại Việt Nam có nhiều tiềm năng với quy mô lớn và tốc độ tăng trưởng doanh thu hơn 40% / năm.
Theo báo cáo của Ken Research, vào năm 2023, thị trường này dự kiến sẽ đạt doanh thu khoảng 3 tỷ USD.
Việt Nam cũng lọt vào danh sách 10 thị trường Out of School phát triển nhanh nhất trên toàn cầu, với mức tăng trưởng hàng năm là 44,3%, theo Báo cáo của Vietnam Edtech 2021.
Với hơn 60% dân số sử dụng Internet, Việt Nam được cho là thị trường tiềm năng để phát triển E-learning.
Phần lớn đối tượng sử dụng Internet là những người trẻ tuổi có nhu cầu học tập cao.
Thị trường này đã thu hút sự chú ý của những tên tuổi quen thuộc xuất hiện từ những ngày đầu phát triển.
Nhiều startup Việt và các nguồn đầu tư nước ngoài đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc hay Singapore.
Điểm danh những đổi mới, sáng tạo của thị trường Out of School hiện nay
Trước sự tăng trưởng nhanh của thị trường và sự yêu cầu phát triển không ngừng của người tiêu dùng, nhiều doanh nghiệp đã liên tục đổi mới và tạo ra nhiều sáng kiến hữu ích, bao gồm:
Đổi mới về hình thức kinh doanh, Đổi mới về công nghệ kinh doanh, và Đổi mới về chất lượng kinh doanh.
Đổi mới về hình thức kinh doanh: Từ kinh doanh giáo dục truyền thống đến giáo dục trực tuyến
Với sự ra đời của Internet, mô hình giáo dục trực tuyến góp phần hạn chế những khó khăn người học hay gặp phải: tốn thời gian di chuyển, giờ học cố định, v.v.
Hơn nữa, với sự bùng nổ của COVID-19, cách thức học tập buộc phải được thay đổi.
Tình hình này đã cho thấy những điểm hạn chế của hệ thống giáo dục truyền thống và nhu cầu bức thiết phải số hóa nền giáo dục tại Việt Nam.
Trong bối cảnh đại dịch kể trên, hệ thống giáo dục trực tuyến đã cho thấy những cơ hội tăng trưởng sinh lợi trong bối cảnh đại dịch đang đe dọa.
Do đó, dù chi phí sản xuất lớn, các doanh nghiệp đã chuyển đổi/đẩy mạnh mô hình kinh doanh sang giáo dục trực tuyến.
Ở thị trường nước ngoài, nền tảng xây dựng khóa học trực tuyến đã khá phổ biến với nhiều đơn vị cung cấp như Teachable, Udemy, Coursera, v.v.
Tại Việt Nam, từ năm 2010, khi E-learning bắt đầu trở thành một hiện tượng toàn cầu và lan rộng ra nhiều nước trên thế giới, nhiều công ty trong nước cũng đã có những bước đi đầu tiên.
Đơn cử, đó là sự ra mắt một số nền tảng học trực tuyến như Violet.vn, Hocmai.vn, Topica, Onluyen.vn, Speakup.vn, Mathplay, Edupia, v.v.
Trong số những cái tên kể trên, có một nền tảng E-learning đã trở thành cái tên quen thuộc với sinh viên Việt Nam là Hocmai.vn - một sản phẩm của Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Giáo dục.
Sau hơn 10 năm hoạt động, website đã thu hút tới 3,5 triệu thành viên với hơn 10.000 lượt truy cập và tìm hiểu.
Nền tảng cung cấp hơn 1.000 khóa học, 30.000 bài giảng mỗi năm của hơn 200 giáo viên trên máy tính, laptop, điện thoại, v.v.
Một ví dụ khác là công ty khởi nghiệp Edupia, được hình thành vào năm 2018 với tầm nhìn cung cấp chương trình giảng dạy tiếng Anh trực tuyến theo tiêu chuẩn quốc tế.
Nền tảng được xây dựng nhằm mục đích tận dụng sự phát triển công nghệ để cung cấp các bài học tiếng Anh tiêu chuẩn cao với chi phí hợp lý.
Đổi mới về công nghệ kinh doanh: Số hóa giáo cụ - Từ sách dạy kỹ năng đến ứng dụng hỗ trợ học tập
Không dừng lại ở việc chuyển đổi mô hình kinh doanh, nhiều Startup còn cho ra mắc nhiều công cụ giúp hỗ trợ việc dạy và học online.
Các công cụ trợ giảng cho phép các giáo viên tạo ra video, clip âm thanh, đồ họa, câu đố, v.v. một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Từ đó, việc học trở nên hấp dẫn hơn, mang tính tương tác hơn.
Thêm vào đó, nhiều doanh nghiệp còn sử dụng AI, Deep Learning nhằm tối ưu hóa trải nghiệm cho học viên.
Nhiều Startup Việt Nam đã để lại rất nhiều dấu ấn trên thị trường Out of School, GotIt! chính là một trong số đó.
Tiếp nối hoàn thành vòng gọi vốn đầu tiên với hơn 10 triệu USD, GotIt! vừa đạt được thành công với khoản đầu tư 12,5 triệu USD từ các quỹ đầu tư của Mỹ.
Ngoài ra, GotIt! đã tham gia vào quan hệ đối tác với Microsoft Office, bao gồm bộ chương trình, máy chủ và dịch vụ văn phòng phổ biến nhất thế giới.
Cùng với GotIt!, Elsa Speak, một ứng dụng luyện phát âm tiếng Anh của người Việt, đã đánh bại 1.000 ứng cử viên quốc tế để mang về giải thưởng cao nhất trong cuộc thi SXSWedu Launch dành cho các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực giáo dục.
Elsa Speak hiện có hơn 4 triệu người dùng từ 101 quốc gia khác nhau và có hơn $ 15 triệu USD tài trợ từ nhiều vòng khác nhau.
Cùng với Google Allo và Cortana của Microsoft, công ty này trước đây đã đứng trong top 5 ứng dụng AI hàng đầu.
Mới nhất phải kể đến IZi, một công ty khác cung cấp các công cụ để số hóa các tài nguyên giáo dục.
Ứng dụng này hỗ trợ giáo viên trong việc chuyển đổi thông tin mà họ muốn truyền đạt thành các trò chơi khác nhau, giúp việc học trở nên đơn giản hơn, dễ tiếp cận hơn và dễ nhớ hơn.
Đổi mới về chất lượng kinh doanh: Chuyên môn hóa cao khóa học ngắn hạn, hội thảo, sự kiện đào tạo có thu phí
Hiện nay, trên thị trường có số ít các doanh nghiệp thực sự theo đuổi hoặc kết hợp mô hình này, có thể kế đến như HBR Business School, Sage Academy hay Dale Carnegie Việt Nam.
Sự chuyên môn hóa được thể hiện khi những yêu cầu cơ bản sau được đảm bảo:
Một là, có sẵn khả năng mời các chuyên gia đầu ngành hoặc những diễn giả có uy tín nhằm thu hút lượng người tham gia tùy thuộc vào mục đích của hội thảo/sự kiện.
Hai là, đội ngũ hỗ trợ tổ chức đảm bảo nội dung chương trình được vận hành thuận lợi, trơn tru.
Ba là, khách hàng mục tiêu là những người đã có kinh nghiệm làm việc, mong muốn nâng cao khả năng và cơ hội được tiếp xúc trực tiếp với những nhân vật có tầm ảnh hưởng trong nghề.
Khóa LOL (Live Online Learning) của DCVN chính là một ví dụ tiêu biểu cho khái niệm "chuyên môn hóa cao" với các ưu điểm nổi bật:
Trước hết, khóa học có sự đồng hành của 2800 chuyên gia huấn luyện nội bộ trên toàn thế giới.
Khi tham gia khóa học, các học viên sẽ được tiếp xúc với những chuyên gia có kinh nghiệm kinh doanh thực tiễn và tâm huyết.
Tiếp đó, LOL được triển khai dưới dạng lớp học online trên nền tảng công nghệ hàng đầu thế giới - Zoom
Với các công cụ chia nhóm, bảng tương tác thông minh, bỏ phiếu, v.v. người học có thể thoải mái bày tỏ ý kiến, lắng nghe và tương tác ở trong lớp học trực tiếp.
Từ đó, việc học tập trở nên dễ dàng, trơn tru hơn.
Cuối cùng, khóa LOL đem đến phương pháp huấn luyện Coaching In the Moment, vốn được xem là một giải pháp đột phá của DCVN.
Phương pháp này cho phép học viên được tương tác trực tiếp với Chuyên gia huấn luyện qua các tình huống, đóng góp có ý nghĩa cho buổi huấn luyện, được tương tác, thảo luận và học hỏi kinh nghiệm từ những người tham dự khác.
Lời kết
Với xu thế phát triển tất yếu của mô hình giáo dục trực tuyến, thị trường Out of School tại Việt Nam đã chứng kiến nhiều sự đổi mới sáng tạo về cả mô hình, công nghệ và chất lượng kinh doanh.
Từ đó, nhiều doanh nghiệp không những kêu gọi được nguồn đầu tư lớn mà còn đáp ứng được nhu cầu không ngừng tăng lên của người dùng.