Thuê nhà hay mua nhà? - Câu trả lời của những triệu phú và chuyên gia kinh tế

Năm 2019, ông trùm bất động sản Trung Quốc, Vương Thạch đã nói: 

"Ngay cả khi những người trẻ tuổi có đủ khả năng mua nhà, cũng đừng vội mua nhà, hãy thuê nhà trước. Bởi vì một khi đã mua nhà, tức là bạn đang thực sự giới hạn bản thân ở đó."

Phan Thạch Ngật, một tỷ phú bất động sản cũng khuyên các bạn trẻ nên thuê nhà trước khi mua nhà.

Vào cuối năm 2020, theo số liệu khảo sát từ một số tổ chức cũng cho thấy người trẻ ở các thành phố hạng nhất ngày càng có xu hướng sống ở nhà thuê. 

Các tỷ phú ủng hộ các bạn trẻ ở nhà thuê (Ảnh: Unsplash).
Các tỷ phú ủng hộ các bạn trẻ ở nhà thuê (Ảnh: Unsplash).

75,4% người được hỏi cho rằng dù mua nhà tốt nhưng chi phí lớn và phải thấu chi trước lương cho 20 đến 30 năm tiếp theo, ngược lại, thuê nhà sẽ tự do và tiết kiệm hơn.

Chúng ta phải thừa nhận rằng thuê nhà thực sự tiết kiệm chi phí hơn mua nhà. 

Người thuê nhà chỉ dùng một phần tiền lương hàng tháng để trả tiền thuê nhà (20% - 40%).

Họ có thể tiết kiệm được một khoản đáng kể để dành cho những chi tiêu khác nếu muốn như du lịch, giải trí.

Với những người mua nhà trả góp, phần lớn tiền lương hàng tháng sẽ dùng để trả nợ ngân hàng.

Điều này đồng nghĩa với việc các khoản tiêu dùng khác sẽ bị hạn chế. 

Mua nhà trả góp mang nhiều nỗi lo lắng về tài chính (Ảnh: Internet).
Mua nhà trả góp mang nhiều nỗi lo lắng về tài chính (Ảnh: Internet).

Tuy vậy, các chuyên gia kinh tế lại ủng hộ người trẻ mua nhà. 

Bởi theo con mắt của các nhà kinh tế, sau 5 năm sẽ thấy rõ sự khác biệt giữa thuê và mua nhà: 5 năm sau khi mua nhà, không chỉ có cuộc sống ổn định hơn mà còn có thể gia tăng tài sản rất lớn, đồng thời có thể sẽ mang lại cho con cái những cơ hội giáo dục tốt. 

Mặc dù thuê nhà là sẽ tốn ít chi phí hơn, nhưng sự "cắt xén" trong chi tiêu vẫn là điều không thể tránh khỏi.

Trước hết, những người mua nhà sau 5 năm có thể thấy sự giàu có có thể tăng lên, trong khi những người thuê nhà có thể phải đối mặt với khoản chi lớn hơn. 

Ở giai đoạn hiện tại, giá nhà đất tại nhiều thành phố vẫn đang tăng cao. 

Giá bất động sản ngày càng tăng cao (Ảnh: Internet).
Giá bất động sản ngày càng tăng cao (Ảnh: Internet).

Điều này có nghĩa là người thuê nhà không chỉ phải đối mặt với tình huống giá nhà sẽ tăng cao, không đủ tiền mua nhà trong tương lai mà còn phải gánh thêm nỗi lo giá thuê nhà cũng sẽ tăng. 

Giả sử giá nhà trung bình tăng 50% và giá thuê tăng 40% sau 5 năm, điều này có nghĩa là đối với người mua, tài sản đứng tên họ đã tăng giá 50%. 

Nhưng đối với những người đi thuê nhà, không những tương lai khó mua nhà hơn mà còn phải trả thêm tiền thuê nhà.

Đồng thời, câu chuyện “an cư lạc nghiệp” có vẻ khá được nhiều người quan tâm. 

Nhà là nền tảng của gia đình, mua được nhà là điều mà nhiều người mơ ước cả đời (Ảnh: Unsplash).
Nhà là nền tảng của gia đình, mua được nhà là điều mà nhiều người mơ ước cả đời (Ảnh: Unsplash).

Người có nhà sẽ dễ dàng tiến đến kết hôn, yên bề gia thất trong khi người thuê nhà vẫn phải đắn đo, lo lắng về nhiều vấn đề khác. 

Nguyễn Kim Yến - Kết hợp giữa đi thuê nhà và cho thuê nhà

Nguyễn Kim Yến (38 tuổi), chuyên gia tái thẩm định khách hàng định chế tài chính tại một ngân hàng thương mại, vẫn ở nhà thuê, đầu tư bất động sản, vàng và cổ phiếu. 

Kim Yến từng mua nhà ở Hà Nội, đầu tư đất ở khu vực Hải Phòng và Khánh Hòa. 

Cô cho biết cô mua căn nhà đầu tiên năm 2010, lúc 26 tuổi. 

Sau đó, cô không thích điều kiện sống ở khu vực đó nên sau khoảng 3 năm, cô bán lại cho hàng xóm bằng giá gốc, chưa đến 500 triệu đồng (vì lúc đó cô chưa có điều kiện nên mua nhà với giá rẻ và chỉ cam kết bằng giấy viết tay).

Mua nhà hay thuê nhà thì ngôi nhà mà chúng ta sống cũng nên phù hợp với nhu cầu cần thiết (Ảnh: Unsplash).
Mua nhà hay thuê nhà thì ngôi nhà mà chúng ta sống cũng nên phù hợp với nhu cầu cần thiết (Ảnh: Unsplash).

Năm 2015, cô mua một căn chung cư giá cả vừa phải, cả khu có hồ điều hòa và có mật độ xây dựng không quá đông đúc. 

Nhà rộng 70 m2, có 2 phòng ngủ, trị giá hơn 1 tỷ đồng. 

Vì không dư dả về tiền bạc nên cô phải mua nhà trả góp, chỉ cần đóng tối thiểu 30%, ngân hàng cho vay tối đa 70%.

Khi đó cô đã vay mức 60% giá trị căn nhà, khoảng 600 triệu. 

Số tiền còn dư và những tích cóp về sau được dùng cho dự phòng; hoàn thiện nhà sau này hoặc có thể trả nợ sớm nếu muốn.

Sau đó, cô không ở nhà mà lại cho thuê lại vì cơ quan ở trung tâm Hoàn Kiếm, cách nhà 14 km. 

Kim Yến mua nhà nhưng không ở mà lại cho thuê (Ảnh: Unsplash).
Kim Yến mua nhà nhưng không ở mà lại cho thuê (Ảnh: Unsplash).

Thời gian di chuyển vào giờ cao điểm khoảng 1,5 tiếng/ngày, chưa kể mưa nắng gió bão.

Cô may mắn tìm được một căn nhà sạch sẽ, thoáng mát, có ban công rộng, đi bộ đi làm chỉ mất 5 phút. 

Vì ở thuê nên cô học cách sống đơn giản hơn, ít mua sắm linh tinh hơn. 

Căn hộ đi thuê của Kim Yến gọn gàng, sạch sẽ (Ảnh: Zing).
Căn hộ đi thuê của Kim Yến gọn gàng, sạch sẽ (Ảnh: Zing).

Tiền cho thuê căn hộ, cô dùng để bù vào khoản tiền đi thuê nhà.

Khi cả khu căn hộ hoàn thiện khang trang đẹp đẽ, người dân vào ở đầy đủ, cô nghĩ đó là thời điểm tốt nhất để bán. 

Tính từ khi cô nộp xong 95% tiền nhà đến khi bán là khoảng 2 năm, tiền lời (không tính tiền cho thuê nhà) ở mức 35%. 

Lời kết

Nhìn chung, không có câu trả lời chuẩn nhất cho việc nên "mua nhà" hay "thuê nhà". 

Mua nhà hay thuê nhà đều có những ưu và nhược điểm riêng. 

Kết hợp giữa việc thuê và mua như Kim Yến cũng là một ý kiến rất hay nhưng nên lưu ý, cô cũng đã có một khoảng thời gian tích lũy rất dài và xem xét kỹ lưỡng.

Tư duy tài chính của Kim Yến cho chúng ta một bài học rằng: 

Ngôi nhà chỉ là sự lựa chọn, phục vụ lợi ích và chất lượng cuộc sống. Chúng ta có thể biến nó thành nơi sinh sống, thậm chí là một công cụ sinh lời nếu chúng ta muốn.

Vậy nên, việc mua nhà hay thuê nhà chỉ tùy thuộc vào điều kiện từng cá nhân, gia đình và nhu cầu, sự tiện lợi của chính bản thân chúng ta.