Trong hơn 10 năm, như không ít phụ nữ trên toàn thế giới, Lily Kew - nhà sáng lập người Singapore của nhãn hàng Kew Organic - đã phải vật lộn với tình trạng nổi mụn trên da. 

Sau khi nghiên cứu về mỹ phẩm tại Singapore và Vancouver, cô nhận ra chế độ ăn uống, sinh hoạt và sản phẩm chăm sóc da là những điều có ảnh hưởng lớn đến làn da của mình. 

Lily đã chọn "go organic" - chuyển sang sử dụng những sản phẩm hữu cơ và thành lập một thương hiệu hướng đến những người có chung câu chuyện với mình.

Mỹ phẩm Organic - chìa khóa làm đẹp xanh

Giống như Lily Kew, ngày càng nhiều người tiêu dùng, đặc biệt là thế hệ trẻ, chú ý và quan tâm đến nguồn gốc mỹ phẩm mình sử dụng hơn, với niềm yêu thích dành cho những sản phẩm hữu cơ.

Khi chất lượng cuộc sống nâng cao, lối sống “xanh” gần gũi với thiên nhiên trở thành lựa chọn của người tiêu dùng cấp tiến. Theo đó, làn sóng mỹ phẩm organic (hữu cơ) cũng ngày càng trở nên phổ biến và đa dạng.

Trong thực phẩm, khái niệm “hữu cơ” liên quan trực tiếp tới phương pháp nuôi trồng và xử lý sản phẩm.

Để có thể đóng mác “organic”, rất nhiều tiêu chuẩn cần phải đạt đủ như độ an toàn của đất, nuôi cấy tách biệt khỏi những sản phẩm không hữu cơ, không sử dụng thuốc trừ sâu tổng hợp, phân bón gốc dầu hỏa hay bùn thải và không biến đổi gen (GMO-free).

Mỹ phẩm loại này được làm từ các nguyên liệu và quy trình xử lý tự nhiên, không thử nghiệm trên động vật. Sản phẩm không chứa các hóa chất như paraffin, silicones, chất tẩy từ dầu mỏ và parabens. 

Để được công nhận là hữu cơ, mỹ phẩm phải chứa tối thiểu 95% nguyên liệu hữu cơ (thực vật được trồng theo phương thức sinh thái, không biến đổi gen), bao bì đóng gói cũng phải làm từ nguyên liệu có thể tái chế và phân hủy sinh học.

Mỹ phẩm hữu cơ được làm từ các nguyên liệu thực vật tự nhiên. Mỹ phẩm hữu cơ được làm từ các nguyên liệu thực vật tự nhiên.

Việc sử dụng mỹ phẩm hữu cơ ngày càng phổ biến và trở thành một trong những xu hướng làm đẹp được ưa chuộng trên thế giới. Lĩnh vực này cũng được dự đoán sẽ còn tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai.

Theo thống kê, năm 2020, thị trường mỹ phẩm hữu cơ toàn cầu đạt giá trị 11,9 tỷ USD, tăng 2,9% so với năm 2019.

Đến năm 2025, quy mô thị trường sẽ đạt 48,04 tỷ USD, khi nhu cầu đối với sản phẩm chăm sóc da, trang điểm và chăm sóc tóc có nguồn gốc hữu cơ ngày càng cao.

Con số ấn tượng này đến từ sự thay đổi trong thói quen của người tiêu dùng toàn cầu. Sản phẩm mỹ phẩm hữu cơ trở thành lựa chọn của nhiều người không chỉ bởi chất lượng, mà còn do những giá trị tuyệt vời mà chúng mang lại cho sức khỏe, môi trường và xã hội. 

Đóng góp vào sự phát triển bền vững của thế giới, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 lây lan.

Mỹ phẩm Organic liệu có đi cùng chất lượng?

Với yêu cầu kiểm soát từ nguyên liệu tới chế biến cao, mỹ phẩm organic thường có giá thành cao hơn những mỹ phẩm thiên nhiên thông thường. Tuy nhiên giá thành cũng như nguyên liệu sạch chưa hẳn đã đảm bảo hiệu quả tối ưu.

Không phải thành phần tổng hợp nào cũng có hại và không phải thành phần tự nhiên nào cũng tốt. Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) trả lời rằng:

“Nguồn gốc của thành phần không xác định được sự an toàn của nó. Ví dụ, nhiều loại thực vật dù có được trồng hữu cơ hay không vẫn có thể chứa các chất độc hại hoặc gây dị ứng”. 

Cần lưu ý khi lựa chọn mỹ phẩm organic. Cần lưu ý khi lựa chọn mỹ phẩm organic.

Mỹ phẩm organic liệu có an toàn hơn mỹ phẩm thiên nhiên hay mỹ phẩm tổng hợp thông thường không? 

Quả trứng dưỡng môi EOS với nhiều dòng sản phẩm 100% thành phần thiên nhiên, 95% trong đó là organic, không chứa paraben, dầu khoáng, được nhiều ngôi sao ưa chuộng nhưng lại trở thành tâm điểm của nhiều vụ kiện kéo dài do sản phẩm gây kích ứng mạnh. 

Hiệu quả của một sản phẩm dựa vào không chỉ nguyên liệu, mà còn chế biến, thử nghiệm công thức. Nguyên liệu thô chưa chắc đã có khả năng hấp thu tốt như nguyên liệu tổng hợp dù có nguồn gốc organic hay không. 

Một số loại dầu ép hữu cơ có khả năng bít lỗ chân lông gây mụn nếu như dùng trực tiếp lên da, kể cả dầu dừa và dầu ôliu. Vì vậy không nên cứ vì là dầu hữu cơ ép lạnh mà tùy ý đắp lên da.

Để chọn mỹ phẩm organic tốt, rất nhiều yếu tố cần được tính toán kỹ lưỡng. Đặc biệt là với sản phẩm hiệu quả cao với tác dụng làm mờ vết thâm nám, sáng da hay chống nhăn đôi khi cần tới sự can thiệp của những công thức tổng hợp độc quyền. 

Kem rửa mặt chiết xuất hoa cúc AURELIA. Kem rửa mặt chiết xuất hoa cúc AURELIA.

Pitera™ của SK-II, NCTF của Filorga hay 4MSK của Shiseido tuy không phải là những chất organic nhưng luôn đem lại hiệu quả hàng đầu về cải thiện làn da.

Để hạn chế chất bảo quản trong mỹ phẩm, giảm thành phần nước cũng là một hướng phát triển tiềm năng. Khi nhìn vào danh sách nguyên liệu của tủ mỹ phẩm nhà bạn, water/aqua (nước) luôn là nguyên liệu đầu tiên. Chúng có thể chiếm tới 70%. 

Nước là điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển. Phần lớn chất bảo quản cần thiết để hạn chế hiệu quả các vi sinh vật có hại sinh sôi.

Do đó, công thức không chứa nước cho phép cải thiện độ ổn định, loại bỏ chất nhũ hóa hoặc chất phụ gia khác trong mỹ phẩm.

Thành công khi phát triển theo hướng hữu cơ, bền vững

Là một trong những người đam mê và theo đuổi mỹ phẩm hữu cơ, Lily Kew cho biết bản thân cô đã trải qua thời dậy thì và trưởng thành với làn da bị mụn và sẹo. 

LiLy Kew sáng lập Kew Organics với mong muốn mang đến những sản phẩm hữu cơ gốc nước, chất lượng cao nhưng hợp túi tiền. LiLy Kew sáng lập Kew Organics với mong muốn mang đến những sản phẩm hữu cơ gốc nước, chất lượng cao nhưng hợp túi tiền.

Cô chia sẻ: "Tôi đã trải qua tuổi thanh xuân và trưởng thành với làn da đầy mụn và sẹo. Để điều trị các vấn đề về da của mình, tôi đã thực hiện vô số chuyến đi (và không có kết quả) đến các bác sĩ và thẩm mỹ viện, nơi tôi được kê các sản phẩm và 'phương pháp điều trị' khắc nghiệt. 

Nhưng tất cả các thành phần chứa cồn và hóa chất đã khiến da tôi nổi nhiều mụn hơn và trở nên nhạy cảm, khô và mỏng. Tôi đã phải trang điểm rất nhiều để che đi những vết thâm và sẹo, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến lòng tự trọng của tôi”.

Năm 29 tuổi, Lily theo học trường về mỹ phẩm, quyết định tự tìm ra một giải pháp lâu dài cho làn da và lấy lại sự tự tin. 

Sự thay đổi của chính mình sau khi sử dụng sản phẩm hữu cơ khiến Lily quyết định mở thương hiệu chăm sóc da riêng - Kew Organics Facial Bar - từ năm 2014 tại Everton Park, để giúp những người gặp vấn đề về da tương tự ở Singapore.

Với những dịch vụ chăm sóc mặt và cơ thể hữu cơ được thiết kế riêng, hướng đến kết quả, Kew Organics Facial Bar nhanh chóng được yêu thích và có cơ sở thứ hai ở Clarke Quay Central vào năm 2016.

“Đến nay, chúng tôi có hơn 40 sản phẩm giúp mang lại làn da sạch mụn và khỏe mạnh. Trên thực tế, chúng tôi nổi tiếng vì đã giúp khách hàng loại bỏ lớp trang điểm vì không có gì trên da để họ che phủ!” Lily Kew cho biết.

Các sản phẩm và gói trị liệu của Kew Organics đều là hữu cơ, thân thiện với môi trường, trong đó một số được xác nhận là mỹ phẩm chay. Với danh mục đa dạng, sản phẩm được làm thủ công theo lượng nhỏ để đảm bảo chất lượng và độ tươi. 

Các công thức sử dụng nguyên liệu hữu cơ được kiểm nghiệm và tuân theo quy định thương mại công bằng, tự nhiên, chiết xuất thực vật và không hóa chất. Sản phẩm cũng không chứa hương liệu nhân tạo, phụ phẩm dầu mỏ và parabens.

null

Năm 2017, Sugar K Organic Peel Bar ra đời, đem đến dịch vụ peel da độc đáo, chuyên nghiệp.

Sự sáng tạo cũng như tâm huyết với làm đẹp hữu cơ đã đưa Lily đến thành công vững chắc, với giải Women Entrepreneur Award năm 2018 và Spirit of Enterprise năm 2019. 

Cô chia sẻ: "Tôi thực sự yêu thích điều mình làm, nên với tôi, đó không phải công việc. Tôi thật sự rất biết ơn và cảm thấy may mắn khi có thể biến đam mê của mình thành công việc kinh doanh".

Sự phát triển đáng kinh ngạc của thương hiệu này cho thấy xu hướng của người dùng, cũng như tiềm năng phát triển bền vững của lĩnh vực mỹ phẩm hữu cơ trong tương lai.

Nếu có dịp khi đến Singapore, bạn có thể dành thời gian đến một salon của Kew Organics để trải nghiệm những dịch vụ, sản phẩm hữu cơ chất lượng cao, từ đó có cái nhìn mới về mỹ phẩm hướng đến làn da khỏe mạnh lâu dài.

Theo Zing news