Trong thập kỷ qua, túi xách thường xuyên lọt vào top 5 trong bảng xếp hạng các khoản đầu tư xa xỉ hàng năm do Knight Frank tổng hợp. 

Vào đầu năm 2020, khi các nền kinh tế thay nhau tê liệt vì virus Corona, lúc bấy giờ, một chiếc Hermès Himalaya Kelly đã trở thành chiếc túi xách đắt nhất được bán đấu giá tại Hồng Kông, lên đến 437.330 USD. 

Nhưng vào năm 2020, những chiếc túi xách đã đứng đầu trong danh sách 10 khoản đầu tư xa xỉ phổ biến, với mức tăng trưởng 17% so với cùng kỳ năm trước. 

Giá trung bình của chiếc túi này đã thay đổi trong năm nay, vào quý II năm nay, nó được ghi nhận mức tăng 4% so với cùng kỳ năm trước, và được dự đoán có xu hướng tiếp tục tăng trong vòng 10 năm tới.

null

Những người theo dõi thị trường cho rằng điều này sẽ làm thay đổi hành vi của người tiêu dùng. 

null
Bà Tresor Anne Tan, Giám đốc điều hành của Hunt Street, cho biết: “Định kiến của xã hội đối với việc mua và bán hàng xa xỉ đã qua sử dụng đang dần lu mờ, đặc biệt là ở châu Á.” 

Đó là do người tiêu dùng ngày nay đa phần đã ý thức tốt hơn về giá trị cũng như tính thời trang trong việc chọn lựa thứ họ mua và sử dụng. Mặt khác, sự giàu có ngày càng tăng ở châu Á trong 10 năm qua cũng góp phần làm cho tiêu dùng đồ hiệu tăng đột biến. 

Có một vài yếu tố chung tác động đến giá cả của các món đồ sưu tầm, cho dù đó là xe cổ, đồng hồ hay túi xách.  

Tính độc quyền, rồi đến tình trạng của sản phẩm, Nhưng “vốn văn hóa” cũng vô cùng quan trọng

Trước khi đại dịch COVID xuất hiện, đã có những làn sóng mang theo yếu tố ảnh hưởng như K-pop, nó đã đóng một phần quan trọng trong việc thúc đẩy nhu cầu và giá bán lại của một số mẫu sản phẩm nhất định. 

null

Giá bán lại cũng bị ảnh hưởng bởi tình trạng của túi. Các yếu tố bao gồm tình trạng nguyên vẹn, bao bì gốc và thậm chí có biên lai gốc. 

Yếu tố ảnh hưởng còn lại là các nền tảng mạng xã hội

Như TikTok, một nền tảng cực kỳ phổ biến trong thời kỳ đỉnh cao của COVID, chắc chắn là một trong những yếu tố thúc đẩy nhu cầu về một số phong cách nhất định. 

Túi xách sưu tập có thể bắt đầu ở mức giá cả phải chăng. Nhưng ở thị trường cao cấp, giá cả không phải là rào cản duy nhất để bắt đầu sưu tập. 

Ví dụ, bạn không thể đơn giản bước vào cửa hàng Hermès và mua một trong những chiếc túi được săn lùng nhất của hãng. Những chiếc túi này thường dành cho những khách hàng VIP. 

Nhà sưu tập Jasmine Chong đã có “một bài học”  khi lần đầu cố mua một chiếc túi xách sang trọng trong chuyến đi đến Paris mà không hề biết trước về điều này. 

Một lựa chọn cho những người không thể mua trực tiếp, đó là tìm kiếm trong thị trường bán lại. Mặc dù giá cả đã được tăng, những người nghiên cứu kỹ vẫn có thể kiếm được lợi nhuận. 

null
Bà Jasmin Chong chia sẻ: “Những chiếc túi tôi đã mua trên thị trường bán lại đều có phong cách cổ điển mà tôi biết rằng sẽ không bao giờ lỗi mốt. Nếu tôi quyết định bán nó trong tương lai, họ có thể sẽ ở cùng một mức giá hoặc thậm chí cao hơn.” 

Yếu tố cuối cùng cần xem xét là không phải tất cả các túi xách hiệu đều sẽ tăng giá

Chỉ một số túi xách nhất định mới có tiềm năng tăng giá - và không phải lúc nào cũng dễ dàng hoặc có thể mua được những chiếc túi xách này. 

Ông Sebastian Duthy, Giám đốc điều hành của Art Market Research, cho biết: “Thị trường túi xách thứ cấp cho tôi thấy rằng đó không phải là nơi để kiếm tiền nhanh chóng. Có rất nhiều rủi ro liên quan.”  
Ông nói thêm: “Nếu bạn không biết mình đang làm gì, rất có thể bạn sẽ bị mất tiền. Ngoài ra, bạn phải có “ví dày” rồi đi đến phân khúc cao nhất của thị trường để bắt đầu kiếm tiền.” 

null
Bà Tan của Hunt Street nói thêm: "Không phải mọi giao dịch mua hàng xa xỉ sẽ mang lại cho chúng tôi lợi nhuận tích cực khi bán lại. Khi bạn mua hàng thời trang cao cấp, đừng mua vì lý do đầu cơ". 
Theo Nhịp Cầu Đầu Tư