Tổng quan thị trường đồ chơi trẻ em tại Việt Nam

Theo đánh giá của giới chuyên gia, thị trường đồ chơi Việt Nam vẫn đang bị chi phối mạnh bởi các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc.

Tham gia thị trường đồ chơi của Việt Nam những năm qua vẫn nổi lên một số tên tuổi lớn như:

Công ty Nhựa Chợ Lớn, Công ty Thiết bị Đồ chơi Giáo dục Văn Minh, Công ty ANTONA, nhựa Long Thủy, LHT, Đại Đồng Tiến…

Tuy nhiên, những sản phẩm của các doanh nghiệp này vẫn đang thiếu chỗ đứng trên thị trường đồ chơi trẻ em.

null
Tiềm năng kinh doanh đồ chơi thông minh cao do nhu cầu ngày càng tăng.

Sản phẩm đồ chơi đang tập trung vào hai mảng phân khúc gồm đồ chơi giáo dục và đồ chơi vận động.

Trong khi đó, qua nghiên cứu thị trường, đồ chơi cho trẻ em yêu cầu phải đa tính năng.

Theo ông Thomas. J Ngo, Tổng giám đốc Nkink, Việt Nam hiện có khoảng 20,8 triệu trẻ em độ tuổi từ 0-12.

Đây là phân khúc tiêu dùng đầy tiềm năng mà các doanh nghiệp chưa khai thác hết.

Tính trung bình trong cả nước, mỗi phụ huynh chi tiêu cho một trẻ khoảng 500.000 đồng/tháng.

Riêng ở TP.HCM, mức nào cao gấp ba lần, khoảng 1,5 triệu đồng/tháng.

Với quy mô thị trường lên tới hơn 5 tỷ USD/năm, tỷ lệ trẻ em từ 0-14 tuổi chiếm gần 40% trong số gần 90 triệu dân, cộng với mức sống đang được nâng cao, thị trường đồ chơi Việt Nam đang đón nhận sự gia tăng của các thương hiệu đồ chơi trên thế giới.

Phân khúc khách hàng và đặc điểm tiêu dùng của thị trường đồ chơi trẻ em

Công ty Nghiên cứu thị trường FTA cho biết, nhóm ra quyết định mua sản phẩm cho trẻ em là nhóm phụ nữ trung niên, độ tuổi từ 30-55.

Theo ông Trần Ngọc Dũng, Giám đốc điều hành FTA, đây là nhóm tuổi khá năng động với 40% đi làm và có công việc kinh doanh riêng.

Mức thu nhập trung bình của nhóm phụ nữ độc lập về tài chính này là trên 20 triệu đồng/tháng, chủ yếu là từ lợi nhuận của công việc kinh doanh.

null
Nhóm sản phẩm đồ chơi cho trẻ em nhiều năm nay bị đồ chơi nhập khẩu áp đảo.

Tuy nhiên, theo FTA, đồ chơi có xuất xứ trong nước rất được các bà mẹ quan tâm.

Có đến 52% bà mẹ được hỏi cho biết họ ưu tiên chọn đồ chơi sản xuất trong nước.

Đây là cơ hội tốt cho các công ty trong nước.

Đa dạng kênh phân phối của thị trường đồ chơi trẻ em ở Việt Nam

Đồ chơi trẻ em được bán từ các chợ quê ở những vùng nông thôn đến các siêu thị, trung tâm thương mại hay vô số những cửa hàng tạp hoá nhỏ lẻ trong các ngõ ngách phố phường.

Không chỉ thế, mặt hàng này còn chiếm phần lớn không gian và gắn liền với tên tuổi các khu phố, khu chợ ở các thành phố lớn như:

Lương Văn Can, Hàng Mã, chợ Đồng Xuân (Hà Nội), khu vực Chợ Lớn, Chợ An Đông (TP.HCM).

Một phần nhờ mức sống tăng, người tiêu dùng ngày càng ý thức cao về an toàn sức khỏe nên chọn mua đồ chơi của các hãng có thương hiệu uy tín.

Mặt khác nhờ xu hướng phát triển các TTTM, siêu thị lớn như Aeon, Lotte, SC Vivocity, VinMart…, tạo cơ hội cho chuỗi cửa hàng đồ chơi phát triển theo.

null
Đa dạng kênh phân phối của thị trường đồ chơi.

Các TTTM lớn rất chú trọng việc hợp tác với các thương hiệu nước ngoài có uy tín, tên tuổi nên việc mở kênh phân phối tại các TTTM này khá thuận lợi.

Thực tế, nhiều sản phẩm của các thương hiệu lớn chỉ đắt hơn đồ chơi Trung Quốc 20 – 30% nên nhiều phụ huynh vẫn chấp nhận.

Tiềm năng thị trường đồ chơi thông minh hiện nay

Đồ chơi thông minh có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau.

Nó có thể là những món đồ chơi được kết hợp nhiều yếu tố công nghệ hiện tại, có thể tương tác với người chơi hoặc tự động xử lý, điều khiển từ xa,...

Đồ chơi thông minh, đồ chơi giáo dục cũng có thể là những món đồ giúp nâng cao và rèn luyện trí thông minh.

Thông qua những món đồ chơi này, người chơi có thể thể hiện được sự sáng tạo, suy nghĩ logic và khả năng trí tuệ vượt trội của mình.

null
Những loại đồ chơi này cũng mang tính chất giáo dục sâu sắc.

Ví dụ như các loại đồ chơi ghép hình lego, bộ môn rèn luyện trí não như cờ vua, cờ tướng,...

Thị trường đồ chơi thông minh thế giới đang hướng đến các loại đồ chơi tương tác và sáng tạo, bao gồm cả phân khúc đồ chơi trong nhà và ngoài trời.

Bất cập là chi phí của các loại đồ chơi này khá cao.

Theo vị trí địa lý, thị trường chủ yếu của đồ chơi thông minh bao gồm:

Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, Hồng Kông, Nhật Bản), và LAMEA (Nam Mỹ, Trung Đông, và châu Phi).
null
Thị trường đồ chơi thông minh thế giới đang hướng đến các loại đồ chơi tương tác và sáng tạo.

Theo nghiên cứu thị trường đồ chơi trẻ em, hiện tại Bắc Mỹ chiếm phần lớn áp đảo thị trường đồ chơi thông minh.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của khu vực châu Á – Thái Bình Dương dự kiến là sẽ vượt Bắc Mỹ trong tương lai.

Các doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu các thị trường ngách để phát triển

Đề khai thác thành công thị trường đồ chơi trẻ em, doanh nghiệp đi sau cần tìm những thị trường đồ chơi ngách mà các sản phẩm nhập khẩu cũng như các công ty nước ngoài chưa nắm giữ.

Việc lựa chọn sản phẩm chuyên sâu làm thế mạnh chính là tôn chỉ mục đích trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

null
Mỗi doanh nghiệp đồ chơi cần có định hướng chuyên sâu.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần nghiên cứu đối thủ để tìm ra những ưu nhược điểm của họ và so sánh với mình để dần cải thiện song song với phát huy điểm mạnh mà mình có.

Những loại đồ chơi mà doanh nghiệp lựa chọn không những phải đảm bảo đúng yếu tố "thông minh" mà còn phải đạt tiêu chuẩn về màu sắc, mẫu mã, kích thước.

Đặc biệt là đa dạng sản phẩm để các bậc phụ huynh có thể tùy ý lựa chọn theo sở thích và túi tiền của mình.

Lời kết

Càng ngày nhu cầu về lựa chọn đồ chơi thông minh cho trẻ càng tăng cao.

Không bố mẹ nào mà lại không muốn con em mình được sở hữu những món đồ chơi giúp trẻ phát triển toàn diện.

Chính vì vậy, kinh doanh đồ chơi thông minh dần trở thành một thị trường tiềm năng.