Thống kê cho thấy, ở Việt Nam, mỗi năm trung bình có khoảng 1,56 triệu trẻ em chào đời.
Con số này kéo theo nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm chăm sóc trẻ em tăng cao.
Thêm vào đó, với thu nhập được cải thiện và nhu cầu cao hơn, các sản phẩm dành cho trẻ em đã dần trở thành những sản phẩm thiết yếu trong cuộc sống của người tiêu dùng.
Thị trường đầy tiềm năng trị giá 7 tỷ đô
Thị trường sản phẩm dành cho trẻ em Việt Nam được VnDirect nhận định có quy mô lớn nhưng hiện 80% thuộc về các cửa hàng nhỏ.
Theo Euromonitor, doanh thu sản phẩm dành cho trẻ em Việt Nam (bao gồm thực phẩm, các sản phẩm dành riêng cho trẻ em và quần áo) đạt khoảng 50.100 tỷ đồng vào năm 2021.
Con số này dự kiến tăng trưởng khoảng 7,3%/năm trong giai đoạn 2021-2025.
Thị trường này đã đạt được đà tăng trưởng ổn định trong các năm gần đây bất chấp đại dịch.
Theo ước tính của Nielsen, doanh thu của thị trường này tại Việt Nam có thể đạt quy mô 7 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng lớn.
Thêm vào đó, theo nghiên cứu thị trường trẻ em của Tổng cục Thống kê, năm 2019 Việt Nam có 24,7 triệu trẻ em.
Con số này chiếm 25,75% tổng dân số cả nước và khoảng 24,2 triệu phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (từ 15 – 49 tuổi).
Ngoài ra, với khoảng 68% số dân có độ tuổi từ 15 – 64, Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn “cơ cấu dân số vàng”.
Với đặc điểm này, Việt Nam đang là thị trường đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ liên quan tới trẻ em.
Đa dạng các danh mục sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử
Theo ông Thomas. J Ngo, Tổng giám đốc Nkink, Việt Nam hiện có khoảng 20,8 triệu trẻ em độ tuổi từ 0-12.
Đây là phân khúc tiêu dùng đầy tiềm năng mà các doanh nghiệp chưa khai thác hết.
Thị trường này chia làm ba nhóm chính:
- (1) Giáo dục
- (2) Y tế
- (3) Nhóm tất cả các sản phẩm và dịch vụ khác (dành cho trẻ 0-12 tuổi)
Nhóm (3) chiếm khoảng 3,1 tỉ đô la Mỹ/năm.
Trong đó, chỉ riêng các sản phẩm sữa và thực phẩm dinh dưỡng đã chiếm đến 1,2 tỉ đô la Mỹ/năm.
Các sản phẩm khác bao gồm đồ chơi, quần áo, tã lót, mũ nó... chiếm khoảng 1,1 tỉ đô la Mỹ.
Dịch vụ vui chơi giải trí cho bé cũng lên đến 700 triệu đô la Mỹ/năm.
Tính trung bình trong cả nước, mỗi phụ huynh chi tiêu cho một trẻ khoảng 500.000 đồng/tháng.
Riêng ở TP.HCM, mức này cao gấp ba lần, khoảng 1,5 triệu đồng/tháng.
Trên các sàn thương mại điện tử, sản phẩm trẻ em chủ yếu phân bổ các mặt hàng sau:
- Sữa và thực phẩm:
Đây là dòng sản phẩm cần thiết cho gia đình cho gia đình có em bé.
Do đó, tùy theo quy mô, doanh nghiệp sẽ lựa chọn số lượng phân loại phù hợp: sữa bột, sữa nước, bột ăn dặm, bánh kẹo cho bé, cháo cho bé
- Bỉm, tả, đồ chăm sóc cho bé:
Đây được xem là nhu yếu phẩm cần thiết hằng ngày của các bé với các sản phẩm: Bỉm tã, Dầu gội, Sữa tắm, Nước vệ sinh bình sữa, Phấn thơm, Nước giặt đồ, Khăn giấy khô/ướt…
- Mặt hàng sơ sinh và trẻ nhỏ:
Quần áo sơ sinh, Đồ chơi, Bình sữa, Các vật dụng cho bé ngủ, Xe đẩy, Đai, Địu, Các dụng cụ vệ sinh, Dụng cụ ăn…
- Thời trang dành cho các bé trai, bé gái
- Đồ chơi cho bé:
Đồ chơi cho bé sơ sinh, Đồ chơi cho bé nhỏ…
Mối quan tâm ngày càng tăng của bố mẹ dành cho con với các sản phẩm, dịch vụ chất lượng
Với tầng lớp trung lưu đang tăng trưởng mạnh tại Việt Nam, nhu cầu của các bậc cha mẹ đối với những sản phẩm dành cho con sẽ ngày càng cao về cả số lượng và chất lượng.
Bên cạnh đó, chi tiêu cho bé luôn được ưu tiên, cha mẹ đầu tư cho con cái ngày một nhiều hơn.
Nhiều khách hàng cho biết các chuỗi cửa hàng mua sắm đồ dành cho mẹ và bé hiện nay mới chỉ đáp ứng được nhu cầu bình dân.
Họ chưa đáp ứng được nhu cầu của một bộ phận khách hàng trung lưu – đối tượng khách hàng được cho là không tiếc tiền mua sắm cho con trẻ.
Cụ thể, theo tìm hiểu, người tiêu dùng sẵn sàng chi tiêu tới 10 triệu đồng khi mua sắm ở nước ngoài hàng tiêu dùng cho mẹ và bé.
Tuy nhiên, họ chỉ chi khoảng 500 ngàn đồng để mua tại các cửa hàng sản phẩm chuyên dụng cho mẹ và bé.
Điều này đã phần nào chỉ ra, khách hàng tiêu dùng không phải là dễ tính.
Thêm vào đó, đặt yếu tố an toàn cho trẻ lên hàng đầu khi lựa chọn sản phẩm, người tiêu dùng Việt vốn rất chuộng các sản phẩm nhập ngoại tại các quốc gia phát triển như:
Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu, Úc…
Bên cạnh đó, nền kinh tế phát triển nhanh, ổn định, hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới, GDP đầu người tăng khá nhanh.
Nhiều hiệp định thương mại tự do được ký kết, hàng rào thuế quan giảm giúp cho các hàng hóa nhập khẩu chất lượng cao vào Việt Nam có giá cả cạnh tranh, hợp lý hơn, kích thích tiêu dùng.
Nhận thức và trình độ tư duy của trẻ em cao so với thế hệ trước, trẻ em được trao quyền để lựa chọn sản phẩm tiêu dùng cho bản thân
Khách hàng trẻ em là một phần quan trọng trong nỗ lực của các nhà phân tích bởi khách hàng trẻ em là người tiêu dùng tương lai.
Nhóm trẻ em 5 – 14 tuổi được chú ý nhất ở Việt Nam, nhất là sự quan tâm từ bố mẹ chúng.
Bởi điều các bậc phụ huynh quan tâm là: điều gì tốt nhất cho con cái họ.
Do vậy, trẻ em ngày nay được trao quyền để lựa chọn những sản phẩm phù hợp với mình.
Các bạn nhỏ được thể hiện nguyện vọng và sở thích cá nhân của mình khi bố mẹ đi mua sắm các sản phẩm tiêu dùng.
Điều này góp phần tiết kiệm chi tiêu cho bố mẹ vì hạn chế việc mua phải sản phẩm con không thích.
Hơn nữa, nhờ đó mà các thương hiệu cũng phải nghiên cứu thật chính xác để cho ra những sản phẩm thực sự phù hợp với nhu cầu của trẻ.
Hơn nữa, trẻ em được trao quyền lựa chọn sẽ học được cách chịu trách nhiệm với quyết định của mình và phát triển tư duy.
Do đó, bố mẹ ngày nay đã trao quyền lựa chọn cho cho con.
Những sản phẩm tiềm năng cho trẻ em
Với quy mô thị trường lớn, cộng với mức sống đang được nâng cao, thị trường sản phẩm dành cho trẻ em đang tiếp đón sự ngày càng tăng của những thương hiệu với đa dạng các sản phẩm.
1. Các doanh nghiệp không ngừng cải tiến và phát triển những dòng sản phẩm truyền thống
Xu hướng của thời trang cao cấp khi kinh tế phát triển, thu nhập của người dân được nâng cao thì nhu cầu làm đẹp cho trẻ em càng được chú trọng hơn.
Cũng vì vậy, ngày càng nhiều doanh nghiệp may mặc tham gia phân khúc thị trường thời trang dành cho trẻ em với đa dạng các chủng loại từ trung, cao cấp đến hàng may mặc có giá bình dân.
Không ít doanh nghiệp Việt Nam có sản phẩm là quần áo trẻ em và đã xây dựng được thương hiệu trong lòng người tiêu dùng nhí như:
Việt Thy, Nhật Tân, Won, Sanding, Dokma, Kids & Kico, Sao Kim, Ziczac…
Các thương hiệu khắc phục được điểm yếu của nhiều sản phẩm thời trang giá rẻ trên thị trường thường copy mẫu của người lớn hoặc các họa tiết trang trí sặc mùi bạo lực.
Đặc biệt, thương hiệu Dokma đã có sự đầu tư về kiểu dáng, mẫu mã thiết kế sao cho phù hợp với lứa tuổi của bé.
Mẫu mã thiết kế cũng bắt kịp với xu hướng thời trang của các nước với các tiêu chí như: dễ thương, năng động, tiện lợi và thoáng mát.
Do vậy, các loại vải jean, kaki, xô và thun cotton thường được các nhà sản xuất sử dụng.
Thời gian gần đây, thị trường đồ chơi trẻ em có nguồn gốc xuất xứ tại Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ.
Vì vậy, nhiều bậc phụ huynh có xu hướng ưu tiên lựa chọn hàng Việt Nam cho con trẻ.
Các sản phẩm đồ chơi của Việt Nam đều có thông tin, xuất xứ rõ ràng và dán nhãn hợp quy do cơ quan chức năng kiểm định nên người tiêu dùng yên tâm hơn về chất lượng.
Để có thể cạnh tranh với hàng Trung Quốc và ngoại nhập, các doanh nghiệp trong nước cần phải nhanh nhạy tạo ra những sản phẩm bắt kịp với xu hướng, bảo đảm đầy đủ các tiêu chí về giá, chất lượng và độ an toàn.
2. Các sản phẩm tiềm năng trong tương lai
Khuynh hướng thị trường đồ chơi thế giới là đồ chơi thông minh (như robot, game tương tác, robot giáo dục), tích hợp trí tuệ nhân tạo và bao gồm bộ vi xử lý, bộ nhớ, thiết bị nhập xuất.
Những đồ chơi thông minh hiện đại hơn còn có thể tích hợp cả bộ xử lý giọng nói và âm thanh và ngày càng nhiều đồ chơi được tích hợp bộ cảm biến.
Thị trường đồ chơi thông minh thế giới đang hướng đến các loại đồ chơi tương tác và sáng tạo, bao gồm cả phân khúc đồ chơi trong nhà và ngoài trời.
Bất cập là chi phí của các loại đồ chơi này khá cao.
Theo nghiên cứu thị trường đồ chơi trẻ em, hiện tại Bắc Mỹ chiếm phần lớn áp đảo thị trường đồ chơi thông minh.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của khu vực châu Á – Thái Bình Dương dự kiến là sẽ vượt Bắc Mỹ trong tương lai.
Những thương hiệu đồ tiêu dùng trẻ em nổi tiếng được các gia đình Việt tin dùng
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường mẹ và bé trong những năm gần đây có lẽ là nguyên nhân lý giải sức hấp dẫn của thị trường này trước các nhà đầu tư ngoại.
Vài năm trở lại đây, nhiều nhãn hàng nổi tiếng quốc tế đã thâm nhập thị trường Việt Nam để cùng nhau hưởng miếng bánh này.
Đó là những thương hiệu như thực phẩm Morinaga, Meiji... trong đó nổi bật trên thị trường là siêu thị của Nhật mang tên Soc&Brothers.
Trong mấy năm gần đây bùng nổ mạnh mẽ của các thương hiệu quần áo Việt như:
Dokma, Anh Thư, YF, Vietthy Kids, Anna Kids, Titione, Hoa Kim, Sun & Moon,… trên thị trường quần áo trẻ em.
Những chỉ tiêu chất lượng mà các doanh nghiệp toàn ngành nghiên cứu xây dựng sẽ là rào cản để ngăn sản phẩm kém chất lượng tồn tại, góp phần đưa sản phẩm Việt đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường.
Tham gia thị trường đồ chơi của Việt Nam những năm qua vẫn nổi lên một số tên tuổi lớn như:
Công ty Nhựa Chợ Lớn, Công ty Thiết bị Đồ chơi Giáo dục Văn Minh, Công ty ANTONA, nhựa Long Thủy, LHT, Đại Đồng Tiến…
Một phần nhờ mức sống tăng, người tiêu dùng ngày càng ý thức cao về an toàn sức khỏe nên chọn mua đồ chơi của các hãng có thương hiệu uy tín.
Mặt khác, nhờ xu hướng phát triển các TTTM, siêu thị lớn như Aeon, Lotte, SC Vivocity, VinMart…, tạo cơ hội cho chuỗi cửa hàng đồ chơi phát triển theo.
Các TTTM lớn rất chú trọng việc hợp tác với các thương hiệu nước ngoài có uy tín, tên tuổi nên việc mở kênh phân phối tại các TTTM này khá thuận lợi.
Các doanh nghiệp cần nhanh chóng thay đổi về cách thức kinh doanh và tiếp thị cho phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng
Hiện nay, yếu tố an toàn cho trẻ lên hàng đầu khi lựa chọn sản phẩm, người tiêu dùng Việt vốn rất chuộng các sản phẩm nhập ngoại tại các quốc gia phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu, Úc…
Chi tiêu dành cho con cái của các gia đình Việt hiện tại được xem là một trong những ưu tiên hàng đầu cũng giúp cho cơ hội kinh doanh ở thị trường này vô cùng rộng mở.
Đặc biệt, tầng lớp trung lưu đang tăng trưởng mạnh tại Việt Nam.
Nhưng thực tế thì các cửa hàng hàng mua sắm đồ dành cho mẹ và bé hiện nay mới chỉ đáp ứng được nhu cầu bình dân chưa có nhiều sản phẩm đáp ứng tốt được phân khúc khách hàng này.
Do đó đây cũng là một gợi ý để các doanh nghiệp hướng đến.
Thay đổi nhận thức của người tiêu dùng Việt là một hành trình khi mà các doanh nghiệp tham gia thị trường phải thực sự làm nên những sản phẩm chất lượng nhưng giá cả hợp lý, độ an toàn cao.
Hiện nay, tâm lý tiêu dùng của phụ huynh đã thay đổi, họ sẵn sàng bỏ thêm tiền để sở hữu sản phẩm chất lượng thay vì lựa chọn sản phẩm không thương hiệu.
Tuy vậy, thách thức lớn của thị trường là các doanh nghiệp không chỉ bán hàng cho các em bé mà còn bán hàng cho cả phụ huynh và thậm chí cả thế hệ sau này khi mỗi em bé sẽ sinh ra những em bé khác.
Do đó, việc đáp ứng đúng được nhu cầu của cả phụ huynh và em bé là một thách thức không hề nhỏ.
Đa số những sản phẩm có thương hiệu, sản xuất cho trẻ em Việt Nam chỉ xuất hiện ở các điểm siêu thị, nhà sách, chưa thâm nhập sâu vào các thị trường bán lẻ lớn.
Mặc dù Việt Nam có nhiều cơ hội để bán hàng Việt nhưng sản phẩm nhập ngoại vẫn khá lấn lướt khi chúng hấp dẫn về màu sắc, đa dạng về chủng loại, giá thành lại rẻ hơn.
Do đó, việc thay đổi nhận thức của người tiêu dùng Việt với những sản phẩm có thương hiệu, chất lượng vừa là cơ hội, vừa là bài toán thách thức đối với các doanh nghiệp tham gia ở lĩnh vực này.
Lời kết
Thị trường sản phẩm dành cho trẻ em Việt Nam đang sôi động và phát triển không ngừng nghỉ.
Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực này.
Do đó, các doanh nghiệp cần nhanh chóng nắm bắt cơ hội, hành động dứt khoát và nhanh chóng để bắt kịp thị trường và đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.