Trong xã hội hiện nay xuất hiện rất nhiều những căn bệnh mà chúng ta khó có thể lý giải, cắt nghĩa chính xác được.
Bệnh tâm lý gây ra bởi sự rối loạn chức năng, hệ điều hành của não bộ dẫn đến sự rối loạn tâm lý, tinh thần của người bệnh.
Người mắc bệnh tâm lý thường xuyên có những hành vi, suy nghĩ, cảm nhận bất ổn và một kết quả đáng buồn là người bệnh ngày càng trở nên xa lánh xã hội, trốn tránh thực tại.
Tại chương trình tọa đàm “Khoa học Enzyme với với sức khỏe, trí tuệ và sáng tạo văn học”, Tiến sĩ Trịnh Xuân Đức đã có những chia sẻ về 4 căn bệnh phổ biến trong xã hội ngày nay.
Đến nay ông đã có nhiều công trình nghiên cứu về nước được xuất bản thành sách.
Gần đây bộ tuyển tập Enzyme gồm 4 tập sách với hơn 1000 trang đã tạo được chỗ đứng trong lòng bạn đọc, và trở thành những đầu sách bán chạy nhất hiện nay trên thị trường sách.
1. Bệnh lười và trì hoãn
Trong xã hội chạy đua với tốc độ như hiện nay, có một chứng bệnh mà khi nó phát tác, con người ta chỉ muốn thế giới ngừng quay, quên đi hối hả và trách nhiệm.
Đó chính là bệnh trì hoãn.
Sự phát tán liên tục của bệnh trì hoãn sẽ diễn ra theo vòng tuần hoàn ác tính.
Con người càng trì hoãn càng hoang mang và lạc lối, từ đó ảnh hưởng đến việc học tập và cuộc sống.
Solomon & Rothblum (1984) đã nghiên cứu chứng minh nguyên nhân của bệnh trì hoãn bao gồm:
Lo lắng, chủ nghĩa hoàn hảo, khó đưa ra giải pháp, ỷ lại và tìm kiếm sự giúp đỡ, chán ghét nhiệm vụ và khả năng chịu đựng trắc trở kém, lười nhác, thiếu quyết đoán, quản lý thời gian không tốt, bị ảnh hưởng bởi người xung quanh…
Ví dụ, nhiều người trước khi thực hiện một công việc nào đó thường tự vẽ ra viễn cảnh kết quả thất bại, sau đó nảy sinh sự lo lắng, cho rằng bản thân không thể hoàn thành, không thể chấp nhận kết quả này.
Vậy nên, họ như con đà điểu chôn đầu vào đống cát, không muốn đối diện với hiện thực.
Nhưng thế giới này làm gì có chuyện thành công 100%.
Trì hoãn và trốn tránh khiến con người không bao giờ tìm thấy hướng giải quyết vấn đề.
Chỉ muốn an toàn, lo sợ thất bại hay theo đuổi sự hoàn hảo... có thể trở thành nguyên nhân mà người trì hoãn lựa chọn để bao biện cho sự yếu đuối trong lý trí.
2. Hiện tượng ám ảnh bởi ánh sáng xanh hay chứng nghiện smartphone
Lạm dụng điện thoại có thể gây tổn thương vĩnh viễn hoặc khó điều trị các bệnh lý liên quan đến mắt, bao gồm mắt nháy, ngứa và đỏ, khó tập trung vào một vật gì đó, mắt mỏi hoặc mờ.
Ngồi dùng điện thoại quá nhiều còn gây nên các vấn đề về cổ như đau cổ, thoái hóa cột sống cổ, hội chứng co cứng cơ cột sống cổ do nhìn xuống điện thoại di động hoặc máy tính bảng liên tục, kéo dài.
Ánh sáng chói có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ.
Việc sử dụng điện thoại thông minh có thể làm tăng lượng thời gian cần thiết để ngủ.
Ánh sáng phát ra từ điện thoại di động có thể kích hoạt não bộ, suy giảm trí nhớ, giảm khả năng kết nối và tương tác trong não bộ, rối loạn giấc ngủ, đau đầu kéo dài.
Khi tình trạng này kéo dài, những tổn thương sâu sắc trên bộ não sẽ là rất khó hồi phục, lâu dài dẫn đến trầm cảm, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, các mối quan hệ ngoại tuyến có thể bị ảnh hưởng.
Đặc biệt, dùng smartphone quá nhiều làm tăng nguy cơ xuất hiện ý định tự tử và thực hiện chúng, đặc biệt ở trẻ vị thành niên.
Do đó, tương tác "mặt gặp mặt - tay nắm tay nhau" trong đời sống thực là điều hạnh phúc của con người, không có nó, tâm trạng của chúng ta sẽ bắt đầu đau khổ và tự kỷ.
3. Bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế có tên gọi khác là rối loạn ám ảnh cưỡng bức và được viết tắt là OCD.
Đây là một bệnh lý thần kinh liên quan đến suy nghĩ và hành vi của người bệnh và phổ biến dưới nhiều nhiều dạng khác nhau.
Người bệnh mắc chứng OCD thường có những hành vi, suy nghĩ lặp đi lặp lại một cách vô nghĩa để giảm bớt căng thẳng hay lo âu.
Về lâu dài, OCD sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh cũng như mọi người xung quanh.
Theo Viện Sức khỏe Tâm thần Hoa Kỳ, sự phát triển không thường xuyên và suy giảm ở một số khu vực của não cũng có liên quan đến tình trạng này.
Một số bằng chứng cho thấy Rối loạn ám ảnh cưỡng chế có thể liên quan một phần đến cách bộ não của bạn phản ứng với serotonin.
Bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường khởi phát ở độ tuổi từ 15 - 25, tỷ lệ nam phát bệnh sớm hơn nữ nhưng tỷ lệ nữ mắc bệnh lại cao hơn nam giới.
Căn bệnh này gây ra khá nhiều rắc rối cho người bệnh và những người xung quanh như:
Ảnh hưởng đến công việc, ngoại hình, tăng xung đột trong xã hội, gây hại cho mọi người xung quanh bởi suy nghĩ tiêu cực,...
4. Ăn uống không khoa học - nhiều thịt, ít rau và thiếu vi chất
Con người ngày nay đang có xu hướng ăn nhiều thịt, muối nhưng lại thiếu vi chất.
Mức tiêu thụ rau quả mới chỉ đạt khoảng 66,4 - 77,4% so với nhu cầu khuyến nghị cho người trưởng thành.
Chúng ta đang tiêu thụ muối nhiều gấp đôi và tiêu thụ rau lại chỉ bằng 1/2 so với khuyến cáo của WHO.
Đó là lý do khiến các bệnh về tim mạch đái tháo đường gia tăng nhanh.
Việc ăn nhiều quá mức thịt, mỡ động vật làm tăng nguy cơ rối loạn chuyển hóa và các bệnh về tim mạch, huyết áp, lâu dài tăng nguy cơ đột quỵ.
Xu hướng gia tăng tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn như:
Thịt hun khói, xúc xích, dưa muối, cà muối (đóng hộp) thường là những thực phẩm nghèo vi chất dinh dưỡng và nhiều muối.
Đó là yếu tố liên quan tiêu thụ muối của người Việt Nam hiện nay.
Vi chất ảnh hưởng đến dinh dưỡng và phát triển chiều cao của người dân, thiếu vi chất là “nạn đói tiềm ẩn”.
Thiếu vi chất như vitamin A, kẽm, sắt, canxi, i ốt..., cơ thể không cảm thấy đói.
Nhưng khi thể hiện và phát hiện được thì đã gây hậu quả, trong đó có tình trạng thấp còi.
Do đó, bữa ăn gia đình, bữa ăn học đường cần đa dạng thực phẩm để cung cấp đủ các vi chất.
Lời kết
Để cơ thể phát triển toàn diện cả về thể lực, trí lực và tầm vóc, chúng ta cần ăn uống đầy đủ theo nhu cầu, ăn uống hợp lý và cân đối các chất dinh dưỡng.
Đồng thời, mỗi người cần có ý thức nuôi dưỡng sức khỏe bằng cách suy nghĩ tích cực và hạn chế sử dụng smartphone để ngăn chặn các căn bệnh tâm lý.