Bức tranh thảm họa của đại dịch Covid-19 bắt đầu từ cuối năm 2019 đến nay đã nhuốm màu ảm đạm lên mọi phương diện của cuộc sống.
Ông Nguyễn Việt Hòa, CEO thương hiệu thời trang YODY.
Theo ông Nguyễn Việt Hòa, nếu chúng ta thỏa hiệp với khó khăn hay chùn bước, kể là trong cuộc sống hay kinh doanh đồng nghĩa chúng ta đang tự xem mình là nạn nhân.
Với tư cách thuyền trưởng của YODY, CEO Việt Hòa nhấn mạnh, bản thân chúng ta dù muốn hay không vẫn phải chấp nhận sự thật nhưng cần thay đổi nhận thức, lựa chọn trách nhiệm tới cùng và luôn xem mình là gốc rễ thì may ra mới có thể hi vọng giúp thay đổi thời cuộc.
Không mang tâm lý thỏa hiệp, YODY đã chủ động xây dựng hình ảnh chiến binh trong mùa dịch.
Tinh thần chiến binh trong kinh doanh
Nhân vật nổi bật cho tinh thần chiến binh trong lịch sử nhân loại: Samurai
Samurai là một trong những đặc trưng của Nhật Bản.
Nhắc đến cụm từ “chiến binh”, chúng ta không quá xa lạ với hình ảnh mạnh mẽ, rắn rỏi, nghĩa khí của Samurai.
Hình ảnh này vốn xuất phát từ văn hóa tiềm thức của người dân xứ sở phù tang - Nhật Bản.
Nguồn gốc của Samurai thực chất là lực lượng võ sĩ được Mạc Phủ Đằng Nguyên dạy dỗ với mục tiêu huấn luyện một thế lực trung thành cho dòng họ này.
Họ được bồi dưỡng đến độ phải đạt đến cấp bậc “đạo”, tức hội tụ ba phẩm chất chính: trung thành - can đảm - danh dự.
Thấm nhuần tư tưởng “đạo”, rèn luyện và trau dồi đầy đủ những tố chất này, nhờ vậy, các võ sĩ sẽ được chính thức công nhận là một samurai hay võ sĩ đạo.
Tinh thần võ sĩ đạo trong Samurai Nhật Bản.
Từ “đạo” trong từ “võ sĩ đạo” tức ám chỉ các yếu tố mà một võ sĩ cần phải có để trở thành samurai.
D.J. Vanas - chuyên gia phát triển cá nhân, tác giả quyển sách "Spirit on the run".
"Một chiến binh chiến đấu vì điều gì đó vĩ đại hơn bản thân, là người dẫn đầu và không tập trung vào những gì họ có thể nhận được mà là những gì họ có thể làm cho người khác.” - D.J. Vanas
Cũng theo quan điểm khẳng khái của tác giả cuốn “Spirit on the run”: “Trong một thế giới liên tục thay đổi, khái niệm chiến binh truyền thống vẫn không thay đổi.”
Nguồn cảm hứng cho các "chiến binh" doanh nghiệp thời hiện đại
Ngày nay, hình ảnh sống động của những chiến binh đi ra từ các tố chất của Samurai đã trở thành cẩm nang đầu giường cho mọi doanh nhân.
Từ những bài học vỡ lòng đến chuyên sâu, các doanh nghiệp gần như luôn phải đấu tranh và học hỏi mỗi ngày với xoay chuyển của cuộc sống.
Thứ nhất, đối với một võ sĩ đạo, đầu hàng không bao giờ là phương án trong mọi cuộc chiến của kẻ chọn cách lao vào chiến trận.
Thứ hai, cuộc chiến chỉ thực sự bắt đầu khi chiến thắng ấy đến từ việc đánh bại bản thân. Họ học cách chiến thắng bản thân trước khi chiến thắng trong kinh doanh.
Thứ ba, với một samurai đích thực, họ tuyệt đối không chấp nhận lời lẽ nào để bào chữa cho sự thất bại kể cả lý do ấy hợp lý.
Thứ tư, để có thể duy trì chữ “đạo” trong danh nghĩa của một võ sĩ đạo, họ luôn phải không ngừng hoàn thiện và trau dồi bản thân mỗi ngày để giữ vững danh hiệu ấy.
Chiến binh đầu tiên là chiến thắng bản thân mình, vượt qua nỗi sợ thất bại
Cuộc chiến bắt đầu với chiến thắng chính bản thân chúng ta - một cuộc chiến nội tại để tạo nên tinh thần thép.
Số liệu thực tế ngày nay chứng minh, hơn 90% số lượng doanh nghiệp startup không thể cầm cự đến năm thứ 2 để tổ chức “sinh nhật”.
Giám đốc Quỹ đầu tư mạo hiểm Nextrans (Hàn Quốc) tại Việt Nam- Bà Lê Hàn Tuệ Lâm.
Bà Lê Hàn Tuệ Lâm chia sẻ: "Những case study thất bại đều sẽ dạy cho chúng ta bài học tốt hơn những công ty thành công."
Dẫu đó là một con số chạnh lòng cho thị trường startup của Việt Nam nhưng rõ ràng, tâm thế không ngại thất bại để học hỏi chắc chắn sẽ tạo nên bài học thành công.
Đó là ý chí hàng đầu cho mọi startup muốn ngồi lên vị trí thành công.
Mặc dù vậy, bản thân các doanh nghiệp đang phải chập chững với những bước đi đầu tiên đầy gian nan và vất vả.
Chiến binh đích thực là không ngừng hoàn thiện bản thân mỗi giờ
Học cách nâng cấp và phát triển bản thân mỗi ngày dù ở bất kỳ vị trí nào.
Không riêng gì lĩnh vực kinh doanh, mọi ngành nghề, dù là công việc lớn nhỏ, từ vị trí thấp đến vị trí cao, người kinh doanh luôn phải trau dồi kiến thức mới.
Là người đứng đầu doanh nghiệp thời trang quốc dân YODY, anh Nguyễn Việt Hòa luôn tạo điều kiện thúc đẩy bản thân cũng như toàn thể đội ngũ nhân viên phát triển năng lực và tiến về phía trước.
Sẵn sàng tham gia các lớp học kinh doanh, tổ chức các buổi đào tạo cho nhân viên, đó là cách thức hiệu quả giúp mọi người được phát triển tối đa về chuyên môn.
Khi bạn tạo ra di sản phục vụ người khác - Bạn là chiến binh
Hình ảnh vị thuyền thưởng minh họa cho tầm quan trọng của người đứng đầu khi họ chịu trách nhiệm lèo lái, chỉ đạo con thuyền.
Mang trong mình sứ mệnh và tinh thần chiến binh, "thuyền trưởng" Nguyễn Việt Hòa đã vững tay lèo lái con thuyền YODY qua những “con sóng lớn’’ rất ấn tượng.
Minh chứng cho điều này, thương hiệu thời trang cũng như bao doanh nghiệp khác, đều phải trải qua cơn sóng ồ ạt và quyết liệt của Covid-19.
Mặc dù vậy, YODY vẫn không ngừng lan tỏa tinh thần nhân văn với sản phẩm áo gió 5K mới nhất cùng khả năng bắt lấy điểm sáng về mặt truyền thông.
Bản thân doanh nghiệp YODY chính là bức tranh tổng hợp của câu chuyện mùa dịch.
Mặc dù là “người mẫu không chuyên” và bất đắc dĩ, anh Nguyễn Việt Hòa cùng vợ đã cho ra lò những bộ ảnh sinh động và gần gũi.
Có thể nói, trong chính giai đoạn khó khăn nhất của mọi doanh nghiệp, anh CEO Nguyễn Việt Hòa dám thử thách bản thân trong vai trò “mới”.
Trình làng giới thời trang nội địa với tư cách “người mẫu ảnh” cho dòng sản phẩm mới, CEO YODY tích cực chia sẻ nguồn năng lượng, lòng dũng cảm đến mọi người.
Bật mí, đây cũng là “lần đầu tiên” của anh trong vai trò thú vị này.
Một phần, anh cũng muốn truyền tải những giá trị tốt đẹp đến cộng đồng, mặt khác, đó là cách động viên gián tiếp đến toàn thể nhân viên của YODY.
Bên cạnh đó, áo khoác YODY trong lần ra mắt mới nhất này chú trọng đến chất liệu 5K của sản phẩm: “Không xù, không co, không nhăn, không tĩnh điện, không giới hạn.”
Với tinh thần xung phong, chủ động đón đầu dịch bệnh, CEO Nguyễn Việt Hòa là một chiến binh thực thụ khi không ngại thử thách, kiên định vượt qua khó khăn.
Xóa bỏ suy nghĩ là “nạn nhân của tình hình chung”, chọn tính cách “trách nhiệm” để xây dựng thương hiệu, đó là lối tư duy khác biệt của chiến binh YODY.
Thảo Vi - Trends Việt Nam