COVID-19 đã tác động đến mọi lĩnh vực trong cuộc sống, cả việc nhà tuyển dụng nhìn nhận về chuyên môn của các ứng viên đang tìm việc.

Bên cạnh kỹ năng, các công ty kỳ vọng người ứng tuyển phải sẵn sàng thích ứng với thay đổi của thời đại. 

Vì thế, bạn không nên chờ đợi cấp trên tạo cơ hội để trau dồi khả năng. Bằng cách làm chủ việc học , bạn có thể đưa sự nghiệp bản thân lên một tầm cao mới.

Cùng tìm hiểu một số phương pháp để bạn bắt đầu “nâng cấp” kiến thức của mình.

1. Khắc phục những điểm yếu trong quá trình làm việc

Trong một cuộc nghiên cứu, 80% người Mỹ thừa nhận rằng họ vẫn còn những khiếm khuyết về kỹ năng trong quá trình làm việc.

Đặc biệt hơn, 35% trong số đó thừa nhận loạt điểm yếu đó khiến bản thân họ gặp khó khăn khi xử lý các công việc được cấp trên giao phó. 

null

Ngoài ra, 87% công ty cho biết bộ phận quản lý đang phải cố gắng lấp đầy khoảng trống về kỹ năng cho nhân viên.

Nếu bạn đã có công việc ổn định, bước đầu tiên bạn nên thực hiện là kiểm tra các lỗ hổng kỹ năng trong chính vị trí mà bạn đang đảm nhận. 

Ngoài ra, quan sát những khó khăn của đồng nghiệp để rút ra kinh nghiệm cho bản thân cũng là điều bạn nên lưu tâm. Bên cạnh đó, hãy tìm lại các dự án mà bạn từng thực hiện, lập kế hoạch để có thể hoàn thành nó tốt hơn trong tương lai.

Trong quá trình xin việc hoặc thăng chức, việc bạn sở hữu một kỹ năng tốt hơn hẳn các ứng viên còn lại như ngoại ngữ trôi chảy, quản lý con người,… sẽ góp phần đẩy nhanh sự nghiệp của bạn lên tầm cao mới.

2. Chia sẻ và trò truyện với cấp trên

Nếu tinh ý, bạn có thể dễ dàng nhận ra những thiếu hụt về kỹ năng khi làm việc. Tuy nhiên, bạn cũng có thể chọn một con đường đơn giản hơn là hỏi xin ý kiến của cấp trên.

Nếu bạn có mối quan hệ tốt với sếp của mình, hãy cho họ biết bạn đang tìm cách củng cố kỹ năng bản thân để phát triển nhanh chóng hơn nữa. 

null

Bạn cũng có thể hỏi trực tiếp rằng quý công ty đang cần thêm nhân sự có chuyên môn thế nào và đề nghị được giúp đỡ nhà tuyển dụng lấp đầy thiếu sót đó nếu bạn có thể. 

Từ đó, bạn hoàn toàn được đề nghị thăng chức hoặc tăng lương. Với cam kết giúp công việc của nhà tuyển dụng phát triển hơn nữa, bạn đã tạo tiền đề có vị trí tốt hơn trong chính nơi làm việc hiện tại.

3. Tìm hiểu những xu hướng khi tìm việc mới

Tìm hiểu các xu hướng mới trong chính lĩnh vực của mình là điều quan trọng mà bạn cần để nâng cao kỹ năng chuyên môn.

Việc bổ sung này có thể không đem lại thu nhập cho bạn ngay lập tức nhưng lại rất cần thiết giúp bạn thích ứng với sự thay đổi đột ngột (nếu có) trong tương lai.

null

Đối với cách nâng cao kỹ năng nghề nghiệp trên, bạn cần nắm rõ thông tin và các sự kiện trong lĩnh vực bạn đang hoạt động bằng cách như:

Đăng ký các ấn phẩm thương mại, tham dự các hội nghị, theo dõi các chuyên gia uy tín trên mạng xã hội. 

Tiếp theo đó, soi chiếu những kỹ năng còn thiếu sót của bản thân để đề ra chiến lược phát triển sự nghiệp tốt hơn nữa.

4. Xem các tin tuyển dụng của những công ty đầu ngành

Nếu bạn đang mong muốn tìm việc mới để tìm cơ hội tốt hơn, thì việc xem các tin tuyển dụng của những công ty đầu ngành sẽ giúp bạn rất nhiều. 

null

Những nhà tuyển dụng lớn có xu hướng đi trước đối thủ cả về phương pháp hoạt động và cải tiến công nghệ.

Bằng cách xem xét những yêu cầu của họ trong tin tuyển dụng, bạn sẽ biết các kỹ năng họ đang mong muốn ứng viên của mình sẽ đáp ứng được. 

Từ đó, hãy nhanh chóng học hỏi để có thể thuận lợi cho công việc trong tương lai gần.

5. Tăng cường kỹ năng mềm

Trong bối cảnh toàn cầu hoá cùng với sự thay đổi khôn lường hậu đại dịch COVID-19, tăng cường các kỹ năng mềm như làm việc nhóm, thích ứng công nghệ mới, nâng cao thái độ sống, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới ,… cũng là điều cần thiết.

Nếu bạn muốn thăng chức, bạn nên thêm kỹ năng lãnh đạo nhằm giám sát người khác và quản lý nhóm hiệu quả hơn. Trong hầu hết các trường hợp, việc mài giũa khả năng này là bước quan trọng để sự nghiệp phát triển hơn nữa. 

Kỹ năng giao tiếp cũng rất quan trọng. Việc nắm bắt công nghệ, cởi mở với cái mới khiến bạn trở thành ứng cử viên sáng giá trong mắt nhà tuyển dụng.

null

Việc đánh giá một người thông qua các kỹ năng mềm hiệu quả hơn so với đánh giá dựa trên kỹ năng cứng. Bởi vì, phần lớn nhà tuyển dụng sẽ chọn người phù hợp với văn hoá công ty, vị trí công việc. 

Khi đánh giá ứng viên dựa trên kỹ năng mềm sẽ giúp doanh nghiệp có cơ hội tìm được một người vừa giỏi về chuyên môn, vừa phù hợp với công ty để gắn bó lâu dài.

Đặc biệt trong công việc, các kỹ năng mềm sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái với công việc đang làm.

Tiết kiệm thời gian, tìm ra quy trình làm việc nhanh và hoàn thành công việc với hiệu suất cao hơn cũng là những gì mà kỹ năng mềm đem đến cho bạn.

6. Tham gia đào tạo chéo giúp bạn tìm việc mới thuận lợi hơn

Đạo tạo chéo (cross training) là phương pháp được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng và đạt hiệu quả rất cao. Không chỉ gắn kết các bộ phận với nhau, mà còn nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên.

Việc tham gia hoạt động trên giúp bạn không gặp khó khăn khi phải thực hiện một nhiệm vụ khác chuyên môn của mình.

Mặt khác, sự đa nhiệm sẽ giúp bạn được nhà tuyển dụng đánh giá cao khi tìm việc mới.

Đây là phương pháp đào tạo được tổ chức ở một số doanh nghiệp có đội ngũ nhân viên hạn chế (hoặc quá tải), cần linh hoạt nhiệm vụ để bổ sung khi cần thiết. 

Hỗ trợ nội bộ hiệu quả. Hỗ trợ nội bộ hiệu quả.

Đồng thời với cách thức đào tạo này giúp một nhân viên có thể xây dựng nhiều kỹ năng cho mình, đa nhiệm vụ giúp không nhàm chán trong quá trình công tác.

Với phương thức đào tạo chéo trong doanh nghiệp, các nhân viên có thể lưu chuyển ở các phòng ban khác nhau mà vẫn đảm nhiệm tốt nhiệm vụ mới, không bị giảm năng suất. 

Ví dụ một nhân viên ở bộ phận bán hàng có thể di chuyển sang bộ phận Custom Services, với vai trò nhân viên Telesales mà không gặp khó khăn gì.

Theo ELLE Man