Sự “vực dậy” mạnh mẽ của thị trường thương mại điện tử Việt Nam hậu đại dịch COVID-19

Theo báo cáo toàn cảnh kinh doanh sàn TMĐT nửa đầu năm 2022 của công ty nghiên cứu dữ liệu Metric, Việt Nam đang trở thành thị trường lớn thứ 2 tại khu vực Đông Nam Á, chỉ xếp sau Indonesia.

Bất chấp hai năm hứng chịu sự ảnh hưởng của đại dịch, quy mô ngành TMĐT của Việt Nam vẫn tiếp tục được mở rộng và bùng nổ.

null
Quy mô thị trường thương mại điện tử ngày càng “bành trướng” hậu đại dịch COVID-19.

Hãng nghiên cứu Statista cũng cho thấy giá trị thị trường TMĐT ở Đông Nam Á đã tăng 24 lần trong 6 năm qua.

Từ 5 tỷ USD trong năm 2015 lên 120 tỷ USD trong năm 2021, dự kiến đạt 234 tỷ USD vào năm 2025.

Tương tự, thị trường TMĐT bán lẻ Việt Nam được dự báo có mức tăng trưởng lên tới 300%, từ 13 tỷ USD trong năm 2021 lên 39 tỷ USD vào năm 2025.

null
Quy mô thị trường TMĐT Đông Nam Á giai đoạn 2019 - 2021 và dự báo 2025.

Những ông lớn tiếp tục nắm “trùm” thị trường sàn thương mại điện tử Việt Nam

Hiện, Shopee, Lazada, Tiki, Sendo là 4 sàn TMĐT lớn nhất tại thị trường Việt Nam.

null

Từ tháng 11/2021 đến tháng 5/2022, Shopee vẫn giữ vững vị thế dẫn đầu với 72% thị phần, doanh số đạt 43.118 tỷ đồng.

Lazada đứng kế sau với 20,9% thị phần, doanh số đạt 12.539 tỷ đồng. Dư địa còn lại được chia cho Tiki và Sendo.

null
Lượng doanh số khổng lồ có sự đóng góp không nhỏ từ các chương trình sale do sàn tổ chức.

Bên cạnh đó, xu hướng kết hợp truyền thông giữa sàn và nhãn hàng đã tạo nên làn sóng mua sắm trong suốt thời điểm dịch đến nay.

null

Đối với Shopee, tính riêng giai đoạn 14/4-13/5, tổng doanh số của thị trường TMĐT đạt mức 7.200 tỷ đồng và có hơn 85,5 triệu sản phẩm được bán ra.

Nhóm sản phẩm làm đẹp đang đạt doanh số cao nhất giai đoạn này với tổng giá trị hơn 1.200 tỷ đồng, ghi nhận hơn 13 triệu đơn vị được bán ra.

Doanh số nhóm thời trang nữ đạt gần 948 tỷ đồng với 10,4 triệu sản phẩm.

null

Một số ngành hàng tiêu biểu khác là nhà cửa và đời sống, khác, mẹ và bé, điện thoại và phụ kiện, thời trang nam, sức khỏe…

null
Các sản phẩm có mức giá 100.000-500.000 đồng được người dùng giao dịch tích cực nhất, doanh số vượt 3.300 tỷ đồng.

Mặt khác, giá trị giao dịch sản phẩm có mức giá dưới 10.000 đồng thấp nhất, chỉ đạt hơn 128 tỷ đồng.

Xu hướng tiêu dùng này cũng được ghi nhận trên Lazada.

Tuy nhiên, đối với Tiki, doanh số bán hàng tập trung chủ yếu ở những ngành hàng như điện thoại và phụ kiện, điện gia dụng, gia dụng và đời sống, xe máy và xe điện.

Do vậy, các sản phẩm có giá trên 5 triệu đồng là đối tượng chính đóng góp cho doanh số trên sàn.

Ngoài ra, thống kê trên Shopee và Lazada hai tháng đầu năm, Metric cho biết Hà Nội và TP.HCM là hai thành phố có hoạt động TMĐT sôi nổi nhất, chiếm lần lượt 48,9% và 37,8%.

null
Đáng chú ý, nhóm ngành hàng quốc tế cũng bắt đầu vươn lên, chiếm 8,4%.

Dù vậy, tốc độ này bị đánh giá là chưa mạnh mẽ do tác động tiêu cực từ đại dịch.

Dự báo mức tăng trưởng sẽ cao hơn nhiều trong năm 2022 nhờ kiểm soát tốt dịch COVID-19 và những động lực phát triển từ làn sóng thứ hai.

null
Việt Nam đã có thêm 8 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới.

Có tới hơn một nửa trong số họ đến từ các khu vực không phải thành phố lớn, tính từ khi bắt đầu đại dịch đến nửa đầu năm 2021.

Có 99% người tiêu dùng kỹ thuật số Việt Nam có ý định tiếp tục sử dụng các dịch vụ trực tuyến trong tương lai, cho thấy mức độ gắn bó rất cao với các dịch vụ, sản phẩm kỹ thuật số của người dùng Việt Nam.

Đây là những động lực giúp TMĐT nước ta tăng trưởng tốt.