Minimalism khi được dịch ra từ tiếng Anh sẽ có nghĩa là tối giản hay còn được gọi là chủ nghĩa tối giản.
Chủ nghĩa tối giản – tập trung vào những đường nét hơn là những chi tiết, được lược bỏ đi tối đa những chi tiết trang trí rườm rà và không cần thiết.
Tuy nhiên việc lược bỏ những chi tiết này vẫn sẽ không ảnh hưởng đến tính năng cũng như tính thẩm mỹ của sự vật mà vẫn tạo nên từng đường nét hài hòa không khiến cho một sản phẩm nào đó trở nên nhàm chán.
Đối với chủ nghĩa tối giản này, cách sử dụng màu sắc cũng tuân theo những quy luật nhất định, bỏ đi những gam màu phức tạp mà hướng đến những màu đơn sắc sang trọng.
Ý nghĩa của Chủ nghĩa tối giản
- Chủ nghĩa tối giản là nền tảng thiết kế
Sự giản dị trong việc giảm thiểu sử dụng vật dụng nội thất, đề cao không gian sống, áp dụng các đường nét thẳng tạo sự vuông vắn và lựa chọn màu sắc tinh tế, nhã nhặn để tạo nên không gian sống hài hòa chính là điều quan trọng nhất.
Bên cạnh đó, sự gần gũi với thiên nhiên bên ngoài và tận dụng các yếu tố tự nhiên trong thiết kế cũng tạo nên một không gian sống mộc mạc, giản đơn và hết sức tự nhiên.
- Tinh tế với màu sắc chủ đạo tự nhiên, nhã nhặn
Với tiêu chí tối giản, thiết kế nội thất phong cách Nhật Bản ưu tiên những vật dụng nội thất đa năng, không chiếm quá nhiều diện tích với kích cỡ, vóc dáng, màu sắc hài hòa, tự nhiên và nhã nhặn.
Màu sắc chủ đạo cho thiết kế nội thất tối giản mang xu hướng trung tính như trắng, đen, xám, màu be, một số tông màu lạnh như màu xanh lá, màu xanh biển…
- Gần gũi thiên nhiên và tận dụng tự nhiên
Gỗ luôn là lựa chọn đầu tiên cho nguyên liệu của đồ gia dụng và nội thất khi thiết kế nội thất theo phong cách Nhật Bản.
Kết hợp với kiến trúc phong cách Nhật Bản, nội thất thường đi cùng với các yếu tố tự nhiên như ánh sáng, không khí, cây xanh… tạo nên sự kết nối với không gian bên ngoài, khiến cho ngôi nhà thêm phần thoáng đãng và tràn đầy sức sống.
- Coi trọng sự riêng tư trong không gian sống chung
Không gian sống với nội thất phong cách Nhật Bản luôn mang trong mình sự yên tĩnh rất riêng cho mỗi cá nhân tận hưởng sự riêng tư của mình.
Việc tối ưu các vật dụng nội thất nhằm tạo ra không gian sống thoải mái, thoáng đãng để các thành viên trong gia đình có thể giữ cho mình một không gian riêng.
Vùng ứng dụng Xu hướng
Chủ nghĩa tối giản được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả thiết kế nội thất và kiến trúc.
- Thiết kế nội thất
Chủ nghĩa tối giản thường được sử dụng để tạo ra các không gian sống, phòng ngủ và phòng tắm có thiết kế đơn giản, nhưng vẫn đảm bảo tính tiện nghi và thoải mái cho người sử dụng.
Các vật dụng nội thất được chọn lựa theo màu sắc tối giản và hình dáng đơn giản, nhằm tạo ra sự cân bằng và tinh tế cho không gian.
- Kiến trúc
Các kiến trúc sư thường sử dụng những đường nét đơn giản và không gian mở trong thiết kế, tạo ra những công trình độc đáo và tinh tế.
Ví như, LG CineBea với những mảnh ghép hoàn hảo cho phong cách sống tối giản.
Với trình tối ưu hóa độ sáng và tự động chuyển sang chế độ tiết kiệm năng lượng trong phòng tối, LG CineBeam chính là một sản phẩm dành cho tương lai xanh khi có thể giảm lượng khí thải carbon vào không khí, mang đến môi trường trong lành và an toàn cho sức khỏe của cả gia đình.
Thiết kế tinh tế cùng tông màu trắng sang trọng giúp tôn lên nét nổi bật trong phòng khách, đồng thời vẫn mang đến chất lượng tuyệt vời, nâng tầm trải nghiệm giải trí cho người dùng, máy chiếu HU715QW chính là “mảnh ghép” hoàn hảo cho những ai đã và đang hướng đến chủ nghĩa tối giản – xu hướng thiết kế của tương lai.
Cẩm nang ứng dụng Xu hướng
Nguyên Tắc Khi Thiết Kế Nội Thất Theo Phong Cách Tối Giản bao gồm
- Less is more: Nguyên tắc này đi từ kiến trúc đến nội thất, không chú trọng đến số lượng và tập trung vào chất lượng, giảm thiểu tối đa các chi tiết trang trí không gian nội thất. Thiết kế nội thất theo phong cách tối giản hướng đến những đường nét thẳng và những kết cấu nội thất ẩn tường, giấu kín.
- Sử dụng hạn chế màu sắc: Không gian nội thất không quá ba màu: 1 màu chủ đạo, 1 màu nền và 1 màu là điểm nhấn, màu sắc của tường nền thường có gam trung tính tạo phông đệm cho những đồ nội thất trang trí bên trong, tạo sự tương phản mạnh mẽ.
- Dùng ánh sáng làm nội thất: Hạn chế màu sắc trong thiết kế nội thất nên ánh sáng càng có vai trò quan trọng tạo ra các hiệu ứng thị giác bắt mắt.
- Chọn đồ nội thất đơn giản: Nguyên tắc khi thiết kế một không gian nội thất tối giản tiếp theo chính là lựa chọn đồ nội thất tối giản. Tối giản ở đây là cả về số lượng, màu sắc lẫn kết cấu, hình dáng.
- Trang trí ít nhưng có điểm nhấn: Khi trang trí một không gian nội thất tối giản, các chủ nhà không nên đặt nặng vấn đề số lượng và kích thước. Đôi khi chỉ là một bức tranh độc đáo, một chiếc bình có hình dáng đẹp mắt, một món đồ thủ công... được đặt trong một không gian khoáng đạt cũng đủ tạo điểm nhấn cho toàn bộ căn phòng.
- Chọn thiết bị điện tử hợp lý: Tối giản không có nghĩa là lược bỏ, tối giản nhưng không đơn điệu và thiếu tiện nghi. Để tạo nên một không gian được thiết kế nội thất tối giản thời hiện đại, chúng ta không thể bỏ qua những thiết bị điện tử tiên tiến, chúng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống sinh hoạt của con người.