Khi chủ nghĩa tối giản không chỉ là phong cách sống

Minimalism hay còn gọi là chủ nghĩa tối giản, là một phong cách thiết kế phát triển mạnh mẽ ở Mỹ trong những năm của thập niên 60 và 70.

null
Chủ nghĩa tối giản - Minimalism còn là phong cách sống.

Dưới góc độ thiết kế, tối giản có nghĩa là giảm thiểu tối đa các chi tiết thừa, mọi chi tiết trong thiết kế từ các hình khối, bảng màu, cho tới typography đều chỉ sử dụng nếu cần thiết.

null
Lược bỏ vật dụng không cần thiết và chỉ đặt vào những món nội thất quan trọng là một đặc trưng của phong cách tối giản.

Minimalism thể hiện khuynh hướng sự đa dạng của nghệ thuật nhưng theo hướng tối giản nhất, lược bỏ những yếu tố không cần thiết nhưng không làm mất đi giá trị cốt lõi.

Chủ nghĩa tối giản lên ngôi và trở thành xu hướng mới trong cuộc sống hiện đại và thiết kế đồ hoạ không phải là ngoại lệ.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra ánh mắt và não bộ con người chỉ dành sự chú ý cho một số chi tiết nhất định trong bản thiết kế.

Chính vì vậy, những thiết kế với các chi tiết tối giản dễ dàng thu hút được ánh mắt của người xem và gây ấn tượng trong trí nhớ của họ.

Điều này khiến Minimalism hay phong cách tối giản ngày càng được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực trong thiết kế, từ thiết kế logo, ấn phẩm truyền thông và in ấn đến các bao bì sản phẩm.

null
Những sản phẩm theo phong cách tối giản luôn được ưa chuộng bởi người dùng.

null
Bộ nhận diện thương hiệu theo phong cách tối giản trang nhã.

Các nguyên tắc cơ bản của phong cách kiến trúc Minimalism bao gồm đường nét, hình khối rõ ràng, đồ nội thất nhỏ gọn và sắc thái nhạt luôn giành được sự yêu thích nhất định từ người xem.

4 yếu tố chính của những thiết kế thuộc phong cách tối giản

1. Phong cách thiết kế tối giản “Less is more”

Nguyên tắc đầu tiên của phong cách thiết kế nhà tối giản thường gặp là “Less is more”.

null

Các vật dụng được lựa chọn luôn là các vật dụng thông minh, đơn giản nhưng có công năng lớn. 

null

Các thiết bị điện tử thông minh, thích hợp nhiều tính năng  chính là sự lựa chọn hàng đầu khi lựa chọn nội thất theo phong cách tối giản.

Dù theo phong cách đơn giản nhưng phong cách Minimalism phải luôn tuân thủ theo nguyên tắc cân xứng, hài hòa và bố cục chặt chẽ của các vật thể trong căn nhà.

null
Thiết kế cân xứng thường thấy trong chủ nghĩa tối giản.

Một điểm nhấn cho toàn bộ phong cách đơn giản tạo nên sự cân bằng và hoàn hảo cho toàn bộ không gian.

2. Màu sắc tối giản

Việc lựa chọn màu sắc cũng phải tuân theo quy luật tương tự như chọn nội thất trong phong cách tối giản.

Một căn phòng chỉ được chọn tối đa 4 màu, ưu tiên là 3 màu, bao gồm màu chủ đạo, màu nền và màu điểm nhấn.

null
Những màu sắc trung tính sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo với những ai theo đuổi Minimalism.

Màu nền thông thường là các gam màu trung tính để tô điểm cho nội thất trong nhà.

3. Ánh sáng “thổi bừng” không gian trong phong cách tối giản

Ánh sáng là yếu tố rất quan trọng trong phong cách Minimalism, đặc biệt là ánh sáng tự nhiên.

Nếu sử dụng ánh sáng nhân tạo thì nhà thiết kế phải lựa chọn các loại đèn chiếu một cách cẩn thận về cả hình dáng lẫn màu sắc để hạn chế đối lập với những nội thất trong phòng.

null

Chính vì điều này, các nhà thiết kế đều tận dụng ánh sáng tự nhiên, lợi dụng các vệt sáng đổ bóng thông qua cây cối, rèm cửa tạo để tạo nên nét chấm phá cho căn phòng.

4. Lựa chọn nội thất thật đơn giản

Các vật dụng trang trí thường được lựa chọn tối giản về màu sắc cũng như kiểu cách.

Với phong cách tối giản, người thiết kế thường ưu tiên lựa chọn những vật dụng có bề mặt trơn sáng bóng, đường thẳng tạo nên không gian có chiều sâu và tinh tế.

null

Phong cách Minimalism hướng tới các vật dụng thông minh có nhiều chức năng thay vì chỉ là vật dụng trang trí.

Các vật liệu được lựa chọn đa số đều có vật liệu là gỗ, đá nhân tạo.

Đồ nội thất được sắp xếp ở các vị trí tương xứng với nhau tạo không gian rộng rãi thoáng mát.

Ứng dụng phong cách tối giản trong thiết kế và sắp xếp nội thất

1. Phong cách nội thất Minimalism cho phòng khách

Phong cách nội thất Minimalism đơn giản nhưng sang trọng với thiết kế phòng khách.

null
Các vật dụng ở phòng khách luôn được tối giản một cách tối đa với vật dụng đơn sắc, ít thiết kế, mặt phẳng trơn láng.

Với phong cách này, phòng khách luôn được lựa chọn ốp đá tự nhiên để tăng thêm sự sang trọng và không bị nhàm chán.

2. Phong cách nội thất tối giản với ban công

Ứng dụng phong cách nội thất tối giản vào sắp xếp ban công sẽ mang lại không gian ban công đơn giản nhưng lại hiện đại cho gia chủ.

Sử dụng đá ốp kết hợp với các vật trang trí đơn giản trung tính sẽ tạo nét chấm phá cho ban công, vừa tiết kiệm không gian vừa tạo nên sự tiện nghi cho người sử dụng.

null

3. Phong cách Minimalism trong nội thất phòng ngủ

Phòng ngủ luôn là nơi quan trọng nhất trong thiết kế nội thất.

Phòng ngủ theo chủ nghĩa tối giản thường theo phong cách nhẹ nhàng, đơn giản và hiện đại.

null

Tận dụng các thiết kế thông minh như tủ quần áo âm tường, tủ âm tường để tạo không gian rộng rãi.

Một lưu ý khi thiết kế phòng ngủ thuộc chủ nghĩa tối giản chính là phải luôn có cửa sổ lớn để tận dụng được ánh sáng của tự nhiên.