Sống chậm - Xu hướng tiêu dùng mới nổi tăng trưởng nhanh chóng

Một trong những tác động phụ về văn hóa của đại dịch COVID-19 là tốc độ cuộc sống của chúng ta chậm lại rõ rệt. 

Chúng ta đang ở trong một kỷ nguyên của sự “sống chậm” mới và nhiều người tiêu dùng đang đón nhận nó.

Xu hướng sống chậm đang phát triển theo cấp số nhân gắn liền với các chủ đề phổ biến về lối sống giản dị cũng như chủ nghĩa tối giản.

null

Ăn chậm - xu hướng ẩm thực thuần chay 

Khi đại dịch COVID-19 hoành hành đã làm thay đổi thói quen sống của nhiều người, hầu hết các gia đình đều có lối sống lành mạnh hơn. 

Theo một nghiên cứu của Nielsen trong năm 2020 tại các nước châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng đã cho ta kết quả: 

Có khoảng hơn 48.6% những người Việt Nam trong độ tuổi 24 - 34 tuổi.

43.3% những người Việt từ 18 - 24 tuổi và trên 10% những người Việt Nam trên 35 tuổi lựa chọn chế độ ăn chay thuần, ăn các sản phẩm hữu cơ để bảo vệ sức khỏe. 

Ăn chay, sống xanh vì chính mình và môi trường. Ăn chay, sống xanh vì chính mình và môi trường.

Ở nước Anh, trong khoảng thời gian đại dịch COVID-19 xảy ra, những người dân đã ở nhà nhiều hơn và bị ảnh hưởng bởi lối sống thuần chay từ các blogger nổi tiếng. 

Một nghiên cứu của Mintel đã chỉ ra rằng có đến 25% người tiêu dùng ở độ tuổi từ 21 – 40 cho biết họ quan tâm đến chế độ ăn thuần chay. 

Bên cạnh đó, những bạn trẻ và các gia đình có con dưới 20 tuổi chính là nhóm đối tượng tích trữ thực phẩm chay lành mạnh, thuần chay và giàu chất dinh dưỡng nhiều nhất tại nhà trong giai đoạn dịch bệnh (hơn 25%). 

Một vài quốc gia khác trên thế giới những năm gần đây, số liệu ăn chay đã được Liên Hợp Quốc nghiên cứu và cho ra kết quả số người ăn chay hoàn toàn ở châu u là khoảng 10% và vẫn đang có xu hướng tăng trưởng không ngừng. 

Một công ty nghiên cứu thị trường Mintel tại Đức cho biết, khoảng 15% người ở lứa tuổi từ 16 - 24 là người ăn chay thuần, ăn chay theo chế độ ăn kiêng. 

Ở nhãn hàng Nestle tại Đức, các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho biết nhiều người trở thành người ăn chay do lo ngại các sản phẩm từ thịt được dung nạp quá nhiều sẽ ảnh hưởng sức khỏe.

Họ muốn bảo vệ môi trường và muốn bảo vệ động vật vì vậy ngày càng nhiều người ăn chay tăng khiến số lượng các quán ăn chay tăng theo.

​​Ăn chay đã trở thành xu hướng phổ biến trong ngành thực phẩm và đồ uống trên toàn cầu. 

Ăn chay đúng cách mang lại nhiều lợi ích. Ăn chay đúng cách mang lại nhiều lợi ích.

Sự gia tăng tỷ lệ mắc các chứng rối loạn sức khỏe khiến người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến những thực phẩm có lợi cho sức khỏe.

Từ đó thúc đẩy nhu cầu thực phẩm chay trên khắp thế giới, là các sản phẩm có nguồn gốc thực vật để thay thế sữa và thịt, nhất là những thị trường trọng điểm như Bắc Mỹ và Châu Âu.

Uống chậm - khi thức uống tươi trở thành xu hướng của lối sống khoẻ 

Xu hướng sống xanh và lành mạnh, quan tâm nhiều hơn đến sức khoẻ, chọn lọc thực phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên đang lan toả khắp thế giới. 

Thay vì lựa chọn các thức uống giải khát có gas thường chứa nhiều chất bảo quản, người tiêu dùng ngày càng có nhu cầu nhiều hơn về các loại nước sạch, tốt cho sức khoẻ.

Tại Việt Nam, một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng đang ưa chuộng sử dụng nước từ trường.

Nước từ trường là nước thẩm thấu tốt nhất vào tế bào. Nước từ trường là nước thẩm thấu tốt nhất vào tế bào.

Loại nước này được xử lý bằng từ trường, chỉ đơn giản là khôi phục năng lượng tự nhiên và cân bằng mà thiên nhiên sẵn có. 

Được thành lập vào năm 2020, công ty cổ phần KORO ra đời với mục đích mang đến một nguồn nước thực sự sạch, an toàn và cải thiện cho sức khỏe người mua thông qua việc cung cấp những sản phẩm máy lọc nước chất lượng cao, đẳng cấp quốc tế, với chi phí hợp lý phù hợp với mọi người dân.

Để đáp ứng được những điều trên, KORO đã tìm kiếm hàng trăm nghiên cứu khoa học khác nhau để chọn ra một loại nước ưu việt. 

Sau một thời gian dày công tìm kiếm, KORO đã lựa chọn loại nước từ trường để đưa vào làm sản phẩm chủ lực của công ty.

Mọi người vẫn thường nói về nước từ trường như một loại nước “thần thánh” cho sức khỏe. Mọi người vẫn thường nói về nước từ trường như một loại nước “thần thánh” cho sức khỏe.

Đây là loại nước có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe như: thúc đẩy tế bào năng động hơn, tăng năng lượng cơ thể, đào thải độc tố cấp tế bào, chống lão hóa, tăng khả năng miễn dịch của cơ thể, khôi phục sức khỏe cho những người bị các bệnh mãn tính lây nhiễm.

Đi chậm - xe đạp, xe điện trên hành trình xanh hoá các phương tiện giao thông 

Với xu hướng phát triển như hiện nay đặc biệt là trong ngành công nghệ kỹ thuật đã tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng và phục vụ tốt cho đời sống của con người. 

Tuy nhiên, ngày nay, người tiêu dùng lại đặc biệt chú trọng vào những sản phẩm thân thiện với môi trường, trong đó phải kể đến xe đạp, xe điện - những dòng xe có động cơ cũng như ngoại hình đều bắt mắt và đặc biệt “lành tính".  

Dat Bike trở thành một ví dụ điển hình cho là công ty sản xuất xe máy điện của Việt Nam, sáng lập vào năm 2019 bởi ông Nguyễn Bá Cảnh Sơn - một kỹ sư phần mềm tài năng từng đạt nhiều giải quốc gia và quốc tế về lĩnh vực công nghệ. 

Nguyễn Bá Cảnh Sơn, sáng lập, kiêm CEO Dat Bike: Sản xuất xe điện “Made in Việt Nam” với cảm hứng từ Tesla. Nguyễn Bá Cảnh Sơn, sáng lập, kiêm CEO Dat Bike: Sản xuất xe điện “Made in Việt Nam” với cảm hứng từ Tesla.

Sơn nhận thấy hình ảnh xe máy gắn liền với người Việt Nam. 

Lượng xe máy nhiều đến nỗi “cày xới" bầu không khí, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. 

Nếu thị trường xuất hiện xe máy sử dụng nhiên liệu phi hóa thạch với công suất mạnh mẽ ngang xe xăng, người tiêu dùng vừa được đáp ứng nhu cầu, vừa hình thành lối sống xanh hiện đại. 

Dat Bike đặt mục tiêu phá vỡ những rào cản mọi người thường nghĩ về xe máy điện như vận hành yếu, chỉ di chuyển được quãng đường ngắn, phải sạc qua đêm. 

Từ đó, hãng này đưa ra tầm nhìn đầy tham vọng, vươn tới sứ mệnh chuyển đổi 250 triệu xe máy xăng tại Đông Nam Á sang xe điện.

Mục tiêu "xanh hóa" thị trường xe máy không phải là điều dễ thực hiện bởi đối với những loại xe sử dụng công nghệ mới, người dùng thường còn nhiều e ngại. 

Nắm bắt điểm này, Dat Bike vận hành mô hình tự sản xuất, phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng. Mô hình trên giúp hãng này tiếp thu được ý kiến khách hàng, cải thiện được sản phẩm và chất lượng dịch vụ.

Mẫu xe máy đầu tiên của Dat Bike ra mắt thị trường Việt Nam vào năm 2019 có tên là Weaver. Mẫu xe máy đầu tiên của Dat Bike ra mắt thị trường Việt Nam vào năm 2019 có tên là Weaver.

Mặc chậm - Thời trang phải mặc định là thân thiện với môi trường  

null

Một đôi sneaker Rens Original được làm ra từ khoảng 300 gram bã cà phê và 6 chai nhựa tái chế. 

Nếu tính cả phần cao su dưới đế, nguyên liệu tái chế chiếm đến 50% tổng nguyên liệu của sản phẩm.

Theo số liệu của trang thông tin chuyên về thống kê thị trường Statista cập nhật tháng 3.2020, ngành giày dự kiến sẽ mang lại doanh thu 115,3 tỉ USD trong năm 2020 trên toàn thế giới và sẽ chạm mức 135 tỉ USD vào năm 2024. 

Tuy nhiên, sản xuất giày cũng được biết đến là một trong những lĩnh vực gây ô nhiễm môi trường nhất trong ngành công nghiệp thời trang với hơn 700 triệu mét khối CO2 thải ra từ quá trình sản xuất và xử lý nguyên liệu thô mỗi năm. 

Nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng của ngành giày đến môi trường và với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong ngành sản xuất các sản phẩm thời trang bền vững, Khánh và Sơn mong muốn tạo ra một sản phẩm vừa đẹp vừa thân thiện với môi trường.

Năm 2019, Rens Original giới thiệu mẫu giày làm từ bã cà phê và nhựa tái chế lần đầu tiên trên Kickstarter - website gọi vốn cộng đồng lớn nhất thế giới. 

Mô hình phát triển sản phẩm không nhà máy, thân thiện với môi trường và kinh doanh online của hai bạn đã thu hút hơn 5.000 người đăng ký mua. 

Ý tưởng đã "lọt vào mắt xanh" của Tổng Giám đốc Unilever, được giới thiệu với Liên hợp Quốc và thu về hơn nửa triệu đô la Mỹ sau 52 ngày ra mắt. 

Rens trở thành start-up gọi vốn nhanh nhất ở Châu Âu năm 2019 và xuất hiện trên nhiều phương tiện truyền thông châu Âu thời điểm đó.

Hai người châu Á duy nhất trong Forbe 30 under 30 châu Âu 2020. Hai người châu Á duy nhất trong Forbe 30 under 30 châu Âu 2020.

Du lịch chậm - Xu hướng trở về với thiên nhiên 

Những năm trở lại đây, có một khái niệm hoàn toàn mới xuất hiện trong ngành du lịch với tên gọi du lịch chậm. 

Du lịch chậm được hiểu nôm na là những chuyến du lịch trải nghiệm, tham quan một cách thong thả và có thiên hướng về nghỉ dưỡng.

Du lịch chậm là xu hướng mới đang nổ rộ trên thế giới. Du lịch chậm là xu hướng mới đang nổ rộ trên thế giới.

Những năm gần đây, du lịch trải nghiệm đã trở thành khái niệm quen thuộc với khách du lịch hiện đại, đặc biệt là những bạn trẻ mong muốn có một chuyến đi thư giãn nhưng vẫn có những hoạt động giải trí và khám phá nhiều hơn những văn hóa vùng miền khác nhau. 

Đây được đánh giá là sự khác biệt lớn trong phong cách du lịch, vì trước kia nhiều người vẫn quan niệm đi nghỉ dưỡng sẽ chỉ ở trong khu nghỉ dưỡng, thư giãn hoàn toàn.

Còn với xu hướng mới, bên cạnh những phút giây nghỉ ngơi thư giãn trong không gian sang trọng, du khách còn có thể cảm nhận hơi thở của thiên nhiên quanh mình nhờ không gian sát bờ biển, ở trên những ngọn núi hay gần những bìa rừng. 

Thậm chí, nhiều khu nghỉ dưỡng còn tạo cảm giác hài hòa với thiên nhiên khi xây dựng các hạng mục tiện ích như nhà hàng có tầm nhìn bao trọn cảnh trời biển hay công viên nước nằm giữa mảng xanh rộng lớn. 

Cuộc sống ngày càng nhiều áp lực, nhất là bối cảnh dịch Covid-19 buộc nhiều người phải thay đổi thói quen đi du lịch. Bởi thế, xu hướng tìm về với thiên nhiên đang ngày càng được ưa chuộng... Cuộc sống ngày càng nhiều áp lực, nhất là bối cảnh dịch COVID-19 buộc nhiều người phải thay đổi thói quen đi du lịch. Bởi thế, xu hướng tìm về với thiên nhiên đang ngày càng được ưa chuộng...

Sự xen kẽ giữa tiện ích hiện đại, thiết kế sang trọng và không gian xanh của cây cỏ, độ mở của thiên nhiên khiến chuyến nghỉ dưỡng trở nên đáng nhớ hơn rất nhiều.

Đã đến lúc doanh nghiệp “lên dây cót" chạy đua với xu hướng tiêu dùng 

COVID-19 đã ảnh hưởng đến hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống cá nhân người tiêu dùng, buộc doanh nghiệp cũng phải sáng tạo, phải phản ứng nhanh để thích ứng với các xu hướng và cách thức tiêu dùng mới của người dân. 

Theo đó, thay đổi mô hình kinh doanh, từ sản xuất đến phân phối, vận chuyển, tiêu thụ, là giải pháp tốt nhất giúp doanh nghiệp phát triển trong tình hình mới. 

Thói quen mua sắm thay đổi trong tình hình dịch bệnh COVID-19. Thói quen mua sắm thay đổi trong tình hình dịch bệnh COVID-19.

Kết quả khảo sát của công ty Nielsen cũng cho biết, có tới khoảng 80% người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng chi trả nhiều hơn để mua các sản phẩm có nguyên liệu đảm bảo thân thiện với môi trường, có thương hiệu “xanh" và “sạch". 

null

Điều này có nghĩa, khi thu nhập của người dân tăng thì nhu cầu sản phẩm sản xuất từ những nguyên liệu thân thiện với môi trường cũng có xu hướng tăng lên. 

Dù là một xu hướng tiêu dùng mới, tích cực đã được hình thành, song tiêu dùng xanh, sống chậm được đánh giá mới chỉ là những hoạt động đơn lẻ, chưa kết nối với nhau, phạm vi tác động hợp vì vậy mà tính bền vững chưa cao.

Điều này, càng trở thành trở ngại cho các doanh nghiệp, phải làm sao để thích ứng linh hoạt và giải quyết được vấn đề hành vi sản xuất và tiêu dùng. 

Tổng hợp, nguồn: VnExpress, Forbes Vietnam, Báo Đầu Tư