Viễn cảnh 2040 - Các xu hướng có thể xảy ra trong tương lai
Theo Báo cáo Quốc gia của Việt Nam, trong tương lai, sẽ có một số yếu tố thúc đẩy sản xuất và xu hướng tiêu dùng ở Việt Nam trong giai đoạn tăng trưởng 2012 - 2040, có thể kể đến như:
- Nhân khẩu học thay đổi sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu lương thực;
- Đô thị hóa khiến nông thôn và thị trường lao động nông thôn có thể bị thắt chặt;
- Nhu cầu của người dân thay đổi ảnh hưởng đến sự thay đổi trong việc tiêu thụ các mặt hàng;
- Lưu ý với các Hiệp định thương mại toàn cầu và khu vực;
- Phương pháp tiếp cận an ninh lương thực và tự cung tự cấp có nhiều chuyển biến.
1. Nhân khẩu học thay đổi sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu lương thực
Việt Nam trong tương lai có thể có sự già hóa trong lực lượng lao động.
Với tỷ lệ sinh giảm nhanh và tuổi thọ trung bình tăng, đất nước đang dần già đi.
Các dự báo cho thấy đến năm 2040 sẽ có ít hơn 32% dân số dưới 25 tuổi, trong khi đó, có đến 20% sẽ trên 60.
Những thay đổi về độ tuổi kết hợp với sự gia tăng di cư từ nông thôn ra thành thị đã bắt đầu ảnh hưởng đến nguồn lao động sẵn có trong lĩnh vực nông nghiệp và có thể trở thành một hạn chế lớn.
Đồng thời, việc di cư đến các khu vực thành thị khi ngày càng nhiều người lao động rời bỏ trang trại của họ để tìm việc làm ở các thành phố sẽ tác động đến nguồn lao động sẵn có cho công việc đồng áng và gây áp lực lên việc cung cấp các dịch vụ đô thị.
Không những thế, những thay đổi về nhân khẩu học của các nước ASEAN khác có thể ảnh hưởng đến phạm vi và hướng xuất khẩu gạo trong tương lai của Việt Nam.
Cụ thể, các dự báo của Liên hợp quốc cho thấy tốc độ tăng dân số chậm lại nhanh chóng ở các nước thành viên ASEAN và hai nước VIP, trong đó chỉ có Philippines tiếp tục có tốc độ tăng.
Các số liệu chi tiết cho thấy có sự chênh lệch lớn về tổng dân số sẽ gây ra những hậu quả lớn đối với an ninh nhu cầu lương thực.
2. Đô thị hóa - Nông thôn và thị trường lao động nông thôn có thể bị thắt chặt
Từ tình trạng dư thừa lao động ở nông thôn kể từ những năm 90, chúng ta có thể mong đợi một thị trường lao động thắt chặt hơn ở khu vực nông thôn vào năm 2040.
Điều này sẽ thúc đẩy đầu tư lớn vào cơ giới hóa trong những năm tới, từ đó dẫn đến năng suất lao động cao hơn.
Tuy nhiên, sự gia tăng định cư ở các khu vực đô thị và sự phát triển song song của ngành công nghiệp cũng sẽ đòi hỏi đất phải được chuyển đổi sang mục đích sử dụng đô thị và công nghiệp.
3. Nhu cầu của người dân thay đổi - Ảnh hưởng đến sự thay đổi trong việc tiêu thụ các mặt hàng
Tốc độ đô thị hóa gia tăng được mô tả ở trên và thu nhập tăng nhờ tốc độ phát triển kinh tế mạnh mẽ sẽ có tác động đáng kể đến các loại hình tiêu dùng thực phẩm ở Việt Nam.
Ví như, người tiêu dùng ở các đô thị lớn có thể ăn ít gạo hơn thực phẩm so với người tiêu dùng nông thôn và tăng mức tiêu thụ các sản phẩm có hàm lượng protein cao hơn như cá và thịt, trái cây và rau quả.
Ngoài ra, cả người tiêu dùng thành thị và nông thôn đều có thể thay đổi chế độ ăn uống vì thu nhập tăng dần.
Điều này sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêu dùng quốc gia đối với các mặt hàng chủ chốt theo thời gian.
Tiêu thụ gạo bình quân đầu người có thể sẽ giảm trong khi các mặt hàng lương thực khác sẽ có nhu cầu lớn hơn.
Thách thức lớn sẽ là đáp ứng nhu cầu nội bộ ngày càng tăng đối với thịt lợn và gia cầm, do sức mua của người tiêu dùng tăng lên đáng kể trong nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng.
4. Hiệp định thương mại toàn cầu và khu vực - Điều kiện khách quan nhưng vẫn cần lưu ý
Với tất cả các nước ASEAN, ngoại trừ Lào là thành viên của WTO, thương mại giữa các thành viên có thể tự do di chuyển với điều kiện tuân thủ các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm hiện có.
Do đó, bất kỳ sự phát triển nào cũng sẽ phụ thuộc vào các Hiệp định toàn cầu hơn nữa trong khuôn khổ WTO hoặc các Hiệp định khu vực cụ thể trong ASEAN.
Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh với các hàng hoá thương mại quốc tế về giá cả, chất lượng sản phẩm và các tiêu chuẩn an toàn.
Ở cấp độ quốc gia, các thương nhân ở Việt Nam vẫn tỏ ra phải vật lộn với các rào cản thương mại tiềm ẩn.
Việc nới lỏng nhanh chóng các rào cản và loại bỏ các khoản trả thêm là điều kiện tiên quyết để đơn giản hóa hoạt động thương mại.
5. Phương pháp tiếp cận an ninh lương thực và tự cung tự cấp
Các quốc gia đang ngày càng có chính sách cởi mở hơn nhiều đối với các hình thức lương thực khác, chẳng hạn như ngô và lúa mì.
Theo đó, Chính phủ Việt Nam vẫn duy trì mối liên kết chính sách chặt chẽ giữa an ninh lương thực quốc gia và khả năng tự cung tự cấp gạo của quốc gia.
Chính sách hiện nay là cách tốt nhất để đảm bảo an ninh lương thực.
Theo dự đoán, sự phát triển của chính sách tự cung tự cấp này trong những năm tới có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển của nông nghiệp Việt Nam.
Báo cáo cũng lưu ý rằng trước đây tự cung tự cấp gạo là một khía cạnh quan trọng đối với Việt Nam do thị trường nội địa chưa phát triển tốt và nhiều người tiêu dùng thích dựa vào sản xuất của chính họ để đảm bảo an ninh lương thực hơn là tiếp cận thị trường bán lẻ tiêu dùng.
Tuy nhiên, hiện nay các thị trường bán lẻ được thiết lập tốt và mối quan tâm của người tiêu dùng ở Việt Nam đang giảm dần.
Các cuộc khảo sát gần đây cho thấy nhiều nông dân trồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long hiện bán sản lượng lúa của họ khi thu hoạch và mua lại nguồn cung cấp gạo từ các nhà cung cấp bán lẻ khi cần.
Đây là tín hiệu khả quan cho thị trường gạo ở Việt Nam.
Các dự đoán về giải pháp chuyển đổi nông nghiệp và đảm bảo an ninh thương thực
Dựa trên các xu hướng trên, báo cáo cũng đưa ra một số giải pháp, nổi bật là:
- Đẩy mạnh mặt hàng gạo và cá đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu;
- Sản xuất cây công nghiệp công nghệ cao tạo cơ hội cho thị trường Việt Nam và người nông dân;
- Thay đổi quy mô trang trại nhằm tạo thêm giá trị cho người nông dân;
- Giải quyết vấn đề môi trường và sức khỏe của ngành chăn nuôi và thủy sản;
- Đối phó với các vấn đề khí hậu;
1. Đẩy mạnh mặt hàng gạo và cá - Đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu
Theo báo cáo, Việt Nam đang ở vị trí rất thuận lợi về an ninh lương thực xét từ khía cạnh lương thực sẵn có.
Nhiều kịch bản khác nhau về GDP, dân số và khẩu phần ăn thay đổi trong tương lai nhưng vẫn cho thấy Việt Nam có thể tiếp tục đáp ứng hầu hết các nhu cầu trong nước và dư thừa sản xuất để xuất khẩu, nhất là về gạo và cá.
Báo cáo cho thấy, an ninh lương thực sẽ duy trì ở mức cao do trình độ công nghệ sẽ ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu quốc gia và quốc tế.
Ví như đầu tư vào giống, phân bón, cơ giới hóa rộng rãi hơn, nâng cao chất lượng sản xuất, kiểm duyệt vệ sinh an toàn thực phẩm,...
2. Sản xuất cây công nghiệp công nghệ cao - Cơ hội cho thị trường Việt Nam và người nông dân
Sự thành công của sản xuất cây công nghiệp trong những năm gần đây, chủ yếu là cao su và cà phê, đã được ghi nhận nhưng vẫn luôn bị đe dọa bởi giá cả thị trường quốc tế không ổn định, diễn biến phức tạp trong đầu tư.
Tuy nhiên, sản lượng cao và năng suất tốt cho thấy Việt Nam có lợi thế cạnh tranh và phát triển dài hạn với các loại cây trồng này.
Đồng thời, việc áp dụng công nghệ cao cần được chú trọng để tăng cơ hội cho thị trường này và tăng thu nhập của người nông dân.
Việc đầu tư lớn vào canh tác các đồn điền cao su và cà phê với các loại cây có chất lượng cao sẽ nâng cao sản lượng cây công nghiệp và bảo vệ triển vọng xuất khẩu của Việt Nam.
Đây cũng là cách để duy trì lợi thế vượt bậc trong tăng trưởng và phát triển khu vực nông thôn trong những năm tới khi đất nước đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ công nghệ và biến đổi khí hậu.
Xuất khẩu của ngành cũng sẽ tiếp tục tăng trưởng khi nông dân đa dạng hóa sang các loại cây trồng có giá trị cao hơn, đồng thời duy trì xuất khẩu gạo đáng kể sang ASEAN và các nước nhập khẩu khác.
3. Thay đổi quy mô các trang trại - Tạo thêm giá trị cho người nông dân
Nông dân sẽ có thể cần phải thay đổi mô hình trồng trọt để đáp ứng với những mô hình tiêu dùng lương thực thay đổi này, nhằm nâng cao giá trị gia tăng và thu nhập từ trang trại.
Cụ thể, các trang trại có thể lớn hơn trung bình so với hiện nay vì canh tác thương mại và sự hỗ trợ của các chính sách.
Với các đơn vị canh tác hiệu quả hơn từ việc dồn điền đổi thửa, thu nhập của người nông dân có thể được cải thiện đáng kể, cho phép mức lương ở nông thôn phù hợp hơn với mức độ thành thị.
Tuy nhiên, cũng có thể sẽ vẫn còn một nhóm lớn những người làm nông lớn tuổi tham gia làm nông nghiệp bán thời gian, những người tiếp tục làm nông nghiệp như một nỗ lực đảm bảo an ninh lương thực.
4. Giải quyết các vấn đề của ngành chăn nuôi và thủy sản - Đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng
Phát triển chăn nuôi đang bị đe dọa bởi các vấn đề sức khỏe động vật, an toàn thực phẩm và vấn đề tác động đến môi trường.
Khi nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi tăng cao, các vấn đề này cần được giải quyết rõ ràng hơn.
Sau một số vụ lùm xùm về an toàn thực phẩm, Việt Nam phải đối mặt với vấn đề nghiêm trọng là người tiêu dùng không tin tưởng vào chất lượng thực phẩm quốc gia, đặc biệt là sản phẩm có nguồn gốc động vật.
Ví như báo chí đưa tin về những lo ngại về các bệnh như SARS, HPAI, PRRS, và dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc kháng sinh trong rau quả và cá.
Đây là những vấn đề cần được xử lý triệt để trong tương lai nếu muốn ngành này phát triển hơn nữa đối với thị trường trong nước và cả xuất khẩu.
Trong khi dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi diễn ra ngày càng nhiều, việc cần thiết là nâng cấp nghiên cứu và năng lực của các dịch vụ thú y và kỹ thuật sẽ giúp cải thiện đáng kể việc xác định và quản lý dịch bệnh sớm và giảm thiệt hại xuống mức có thể chấp nhận được.
5. Đối phó với các vấn đề khí hậu - Vấn đề muôn thuở và luôn là chiến lược hàng đầu
Thiết kế và thực hiện các biện pháp giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu chắc chắn sẽ là chiến lược ở hiện tại và tương lai.
Trong khi nghiên cứu quốc gia đã đánh giá rằng không có quá nhiều tác động tiêu cực đến nguồn cung cấp lương thực đối với Việt Nam đến năm 2040 do biến đổi khí hậu, thì một số mô hình vẫn dự đoán rằng các tác động nghiêm trọng có thể bắt đầu vào khoảng năm 2050.
Đây luôn là vấn đề quan trọng và là chiến lược hàng đầu trong mọi hoạt động, dù cho nông nghiệp hay công nghiệp.
Lời kết
Có thể thấy, ngành nông nghiệp Việt Nam sẽ có những chuyển biến mạnh mẽ trong những năm sắp tới.
Việc nắm bắt các xu hướng và định hướng các hướng đi cho doanh nghiệp là điều cần thiết.
Các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức có thể xem thêm chi tiết tại Báo cáo chi tiết tại đây.