Trends Việt Nam - Cổng thông tin tri thức về xu hướng cho giới kinh doanh đầu tiên tại Việt Nam
Trends Việt Nam là trang tin tức đầu tiên về Xu hướng, Đổi mới, Sáng tạo ở Việt Nam ra đời với mục tiêu cung cấp dữ liệu toàn diện về xu hướng được tổ chức nội dung theo tư duy 6 mũ nhằm giúp các nhà quản trị đưa ra các quyết định sáng suốt từ đó xây dựng các ý tưởng trong đổi mới, phát triển và tăng trưởng doanh nghiệp.
Trong tương lai, Trends Việt Nam sẽ trở thành lựa chọn hàng đầu cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp.
Trends Việt Nam là trang tin tức triển khai hình thức đưa tin tổng hợp, phát triển nội dung một cách chuyên sâu, đa chiều, theo tư duy 6 mũ đầu tiên tại Việt Nam.
Phương pháp tư duy 6 chiếc mũ được Edward de Bono phát kiến năm 1980, sau đó được giới thiệu trong cuốn sách “6 Thinking Hats" năm 1985.
Đây là một phương pháp hiệu quả, giúp bạn đánh giá sự việc từ nhiều góc nhìn để đưa ra quyết định tốt hơn.
Với phương pháp này, người đọc sẽ hiểu rõ hơn mọi ngóc ngách của sự việc, nhận diện được những nguy cơ và cơ hội mà bình thường ta có thể không chú ý đến.
Nếu đánh giá một vấn đề bằng phương pháp "6 chiếc mũ tư duy", chúng ta có thể giải quyết nó dựa trên tất cả các góc nhìn đã đề cập.
Người đọc sẽ kết hợp được cả tham vọng, kỹ năng thực hành, sự nhạy cảm, sáng tạo và khả năng lập kế hoạch dự phòng tốt trong việc ra quyết định và hoạch định.
Điều đặc biệt là sẽ tránh được những xung đột lớn trong khi nhiều người tranh luận về một vấn đề nào đó.
Phương pháp này có thể áp dụng riêng cho một cá nhân hoặc cho cả một nhóm thảo luận.
Ở bài viết này, Trends Việt Nam sẽ tập trung khai thác chuyên sâu về tư duy Mũ Lam, loại hình tư duy theo quá trình, đảm bảo mọi thứ hoạt động đúng hướng đã đề ra.
Độc giả của tư duy Mũ Lam là không giới hạn
Vì tính chất đặc thù là mô tả quá trình, diễn giải nội dung từ nhiều nguồn thông tin, góc nhìn, quan điểm rồi mới đưa ra kết luận nên độc giả Mũ Lam hướng đến là tất cả mọi người.
Mọi độc giả từ lĩnh vực kinh doanh (CEO, chủ doanh nghiệp) đến các nhà đổi mới (copywriter, advertiser, content writer), quản trị nhân sự hay thậm chí là các trendsetter, tất cả đều cần sử dụng phương pháp tư duy Mũ lam để hiểu rõ tường tận nội dung của một vấn đề.
Mũ Lam cung cấp những thông tin thực tiễn một cách tổng quan nhất cho độc giả và doanh nghiệp
Với độc giả là bạn đọc thông thường, những thông tin mà Mũ Lam đem lại sẽ là những bản tổng hợp tin tức hằng ngày, bản tổng quan của những vấn đề đang diễn ra một cách đầy đủ nhất.
Đối với đối tượng độc giả là doanh nghiệp, tư duy Mũ Lam cung cấp phân tích về các case study, giúp doanh nghiệp có thêm tài liệu để nghiên cứu hay các phương pháp, ứng dụng trong quản trị để các nhà lãnh đạo có thể nhanh chóng áp dụng vào thực tiễn.
Ngoài ra, những bài viết phổ biến theo tư duy Mũ Lam dành cho doanh nghiệp còn có thể là những bài tham khảo ý kiến doanh nghiệp, những nghiên cứu về các sự kiện.
Đặc biệt hơn, những người chịu trách nhiệm cho ra đời các nội dung thuộc tư duy Mũ Lam thường là những chuyên gia trong ngành hoặc phóng viên chuyên nghiệp, là những người có chuyên môn nhất định về lĩnh vực mình phụ trách.
Điều này sẽ đảm bảo cung cấp cho người đọc những thông tin được phân tích chính xác và tổng quan nhất.
Tư duy Mũ Lam - Ra đời với mục tiêu là “chủ tọa” của mọi cuộc thảo luận
Khi đội chiếc Mũ Lam, người tư duy sẽ nhìn mọi thứ bằng con mắt bao quát và hướng về “đại cục” nhiều hơn.
Trong một cuộc họp, chiếc Mũ Lam đóng vai trò như một người nhạc trưởng, là chiếc mũ điều phối hoạt động của tất cả các chiếc mũ khác.
Cũng chính vì tính chất này, Mũ Lam còn được gọi là chiếc mũ tổ chức, chiếc mũ của tư duy.
Vai trò của Mũ Lam bao gồm:
- Quản lý, chỉ đạo giám sát, định hướng quá trình tư duy, xác định, chủ đề, mục tiêu của vấn đề, cuộc thảo luận mà chúng ta đang hướng tới.
- Sắp xếp thứ tự của từng chiếc nón trong quá trình tư duy
- Tóm tắt và đưa ra một cái nhìn tổng thể. Nói một cách rõ ràng, đây là cái nón dành cho người lãnh đạo.
Khi đội chiếc nón màu xanh, nghĩa là người đội có quyền quyết định tất cả mà không bị cho là độc quyền hay mang tính áp đặt.
Một cách tổng quan, Mũ Lam sẽ điều khiển, chi phối quá trình, theo dõi từng tiến triển, đồng thời đóng vai trò lãnh đạo, đưa ra kết luận về những nội dung đã được thảo luận, đảm bảo mọi thứ vận hành đúng quy trình đề ra.
Tổ chức nội dung trong Mũ lam
Trong chuyên mục này, trang báo tập trung xây dựng các bài viết có tính tổng quát, thể hiện toàn bộ một quá trình theo hướng chính luận, phân tích chi tiết.
Nhằm đem đến trải nghiệm tìm đọc thuận tiện hơn cho người đọc, Trends Việt Nam đưa ra các chuyên mục phổ biến theo lối tư duy Mũ Lam bao gồm:
Kinh tế, Quản trị, Vĩ mô, Chiến lược, Case study, Công nghệ, Giáo dục, Cẩm nang - Kỹ năng.
Bên cạnh đó, trang tin cũng quy phạm các thể loại bài viết đặc trưng theo mũ này, cụ thể là:
Thông cáo báo chí, Interview, Sự kiện, Listing, Summary, Case study, News, Notifications, Profile, Mistake Log, Perceptions, Problem-solving, Overview, Ký sự, Quy trình/Process, Improvement, General analysis, How-to.
Sự định hình danh mục chủ đề và dạng bài viết được Trends Việt Nam nhìn nhận và đánh giá như một điểm tiên phong đầu tiên trong tư duy xây dựng nội dung báo chí một cách có hệ thống.
Người sử dụng tư duy Mũ Lam là người điều phối hoàn hảo, phối hợp nhuần nhuyễn hệ tư duy 6 mũ
Mũ Lam là chiếc mũ đặt vấn đề, điều khiển tư duy mọi người trong cả cuộc họp, để tất cả phải sử dụng đúng chiếc mũ vào đúng lúc cần thiết, và cuối cùng cũng kết thúc cuộc họp với chiếc Mũ Lam.
Đối với Mũ Lam, thông thường sẽ có hai phương pháp ứng dụng:
Ứng dụng độc lập:
- Chỉ sử dụng duy nhất một chiếc nón trong buổi thảo luận hôm đó, buổi thảo luận hôm sau sẽ dùng chiếc nón khác.
- Cách dùng độc lập có thể hiểu là một cá nhân sử dụng 6 chiếc nón tư duy trong quá trình tư duy.
Ứng dụng theo một chuỗi nhất định:
- Chỉ việc cả nhóm tiến hành cùng lúc đội cùng một chiếc nón và sử dụng lần lượt từng chiếc nón.
- Mỗi người trong một nhóm thảo luận lần lượt đội riêng cho mình một chiếc mũ, chiếc mũ được chọn cho từng cá nhân sẽ được xác định dựa trên tính cách của mỗi cá nhân đó.
Để sử dụng một số câu hỏi để bắt đầu một buổi thảo luận một cách có hệ thống nhất theo tư duy Mũ Lam thì việc đầu tiên là xác định trọng tâm và mục đích thảo luận cho nhóm:
Chúng ta ngồi ở đây để làm gì?
Chúng ta cần tư duy về điều gì?
Mục tiêu cuối cùng là gì?
Sau đó người chủ trì sử dụng tư duy Mũ lam cần sắp xếp trình tự cho các chiếc nón trong suốt buổi thảo luận.
Cuối cùng, người chủ tọa tập hợp mọi ý kiến, tóm tắt nội dung toàn bộ buổi thảo luận, sau đó đưa kết luận và ra kế hoạch trong tương lai.
- Chúng ta đã đạt được gì qua buổi thảo luận?
- Chúng ta có thể bắt đầu hành động chưa?
- Chúng ta có cần thêm thời gian và thông tin để giải quyết vấn đề này?
Một nguyên tắc mà người sử dụng Mũ Lam quản trị cần lưu ý:
“Tại một thời điểm nhất định, mọi người phải đội mũ cùng màu”.
Không có sự đối chọi với các chiếc mũ tư duy khác, tư duy Mũ Lam có thể phối hợp nhuần nhuyễn với những chiếc mũ tư duy khác nhau tùy vào từng tình huống.
Trong trường hợp gặp khó khăn do bế tắc về ý tưởng, người chủ tọa (đang sử dụng mũ xanh lam) có thể linh hoạt điều chỉnh cách tư duy của mọi người trong buổi thảo luận sang hướng mũ xanh lá cây để kích hoạt khả năng sáng tạo.
Còn khi cần lập kế hoạch dự phòng, chủ tọa có thể yêu cầu mọi người đổi hướng sang tư duy mũ đen.
Tư duy Mũ Lam tại Trends Việt Nam - Giúp người đọc và doanh nghiệp nắm được toàn bộ quá trình, giải pháp của vấn đề
Đúng với cái tên “Trends" nghĩa là “Các xu hướng mới", tạp chí Trends Việt Nam mong muốn mang đến những thể loại bài viết mới, đa dạng, mới mẻ đến cho người đọc.
Được xây dựng theo tư duy 6 mũ, website Trends Việt Nam dẫn người đọc “đắm chìm” vào với tư duy 6 mũ với tổ chức tư duy mạch lạc, rõ ràng.
Nhìn nhận một hiện tượng hay vấn đề một cách bao quát là kỹ năng mà bất kỳ ai cũng cần biết ứng dụng.
Hiểu rõ điều này, Trends Việt Nam luôn cung cấp những thông tin được biên tập mạch lạc, theo hướng chính luận sắc sảo nhất một cách có hệ thống đến đa dạng các nhóm độc giả.